Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Video: Giáo Hội Năm Châu 10/12/2018: Các Giám Mục Hoa Kỳ trước cái chết của cựu tổng thống George H.W. Bush

§ Vietcatholic

- Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào đây

1. Phản ứng của các Giám Mục Hoa Kỳ trước cái chết của cựu tổng thống George H.W. Bush

Cựu tổng thống George H.W. Bush đã qua đời vào hôm thứ Sáu 30 tháng 11. Ông từng là một phi công chiến đấu trong Thế chiến II, giám đốc cơ quan tình báo Mỹ CIA, phó tổng thống cho ông Ronald Reagan, và là tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ. Nhưng trong những năm cuối cùng của đời người, đối với ông, trọng trách quan trọng nhất là làm cha của sáu người con, trong đó có cựu tổng thống George W. Bush, vị tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ.

Tổng thống Bush đã gặp Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Rôma hai lần trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Đức Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và là Tổng Giám mục Galveston-Houston, dâng lời cầu nguyện cho cựu tổng thống và gia đình ông, và ca ngợi tổng thống Bush là “một người dũng cảm, một nhà lãnh đạo tận tâm và một công chức vị tha.”

Gia đình ông Bush nằm trong tổng giáo phận do Đức Hồng Y DiNardo cai quản.

“Sự nghiệp của Tổng thống Bush trong mắt công chúng - từ tiểu bang Lone Star [tức tiểu bang Texas] đến sân khấu toàn cầu - được đánh dấu bởi sự tận tâm chức thủ và danh dự phi thường”, Đức Hồng Y DiNardo viết trong một tuyên bố được đưa ra bởi tổng giáo phận.

Ngài viết tiếp “Đức tin mạnh mẽ của ông dành cho Thiên Chúa, tình yêu chung thủy dành cho Đệ Nhất Phu Nhân Barbara Bush, và tình yêu vô biên của ông đối với giao ước gia đình là một mô hình để mọi người noi theo. Thành phố Houston rất tự hào gọi đó là một trong những điểm sáng nhất của chúng ta. Chúng tôi mãi mãi biết ơn sự hiện diện và dấn thân của tổng thống với cộng đồng chúng tôi và người dân Houston.”

Cuộc hôn nhân của Bush với Barbara, người đã qua đời hồi đầu năm nay, là cuộc hôn nhân dài nhất trong lịch sử các tổng thống Mỹ.

Các giám mục khác cũng đã ra những tuyên bố ca ngợi vị tổng thống thứ 41.

“Một người đàn ông tử tế và khiêm nhường chăm lo phục vụ người khác, Tổng thống George H.W. Bush sẽ được nhớ đến như một người đàn ông đầy tính cách nổi bật, một người chồng và người cha đã làm hết sức mình để làm cho quốc gia này tử tế và hiền lành hơn. Ông đã hướng dẫn đất nước chúng ta trải qua những thời điểm khó khăn với ân sủng, phẩm giá và lòng can đảm,” Đức Cha Nelson Perez, Giám Mục Cleveland viết trong tuyên bố ngày 1 tháng Mười Hai.

Đức Giám Mục Robert Deeley của Portland, Maine, thì viết:

“Tổng thống sẽ được nhớ đến vì sự liêm chính của mình. Một con người đầy đức tin và sự khiêm nhường. Xin cho tổng thống an nghỉ trong Chúa, là Đấng mà ông đã phục vụ trong cuộc đời mình”

Tổng thống Bush đã lãnh đạo Hoa Kỳ từ năm 1988 đến năm 1992. Chứng kiến sự sụp đổ của cộng sản tại Đông Âu và Liên Sô, ông nói, “Nhờ ơn sủng của Thiên Chúa, nước Mỹ đã chiến thắng trong cuộc Chiến Tranh Lạnh.”

Cuối năm 1992, tổng thống Bush đã giải thích thêm luận điểm của mình như sau: “Thánh Y Nhã nói: ‘Hãy làm việc như thể tất cả mọi việc đều phụ thuộc vào chính bạn, và hãy cầu nguyện như thể tất cả đều phụ thuộc vào Thiên Chúa.’ Việc thực hành phương châm đó đã đánh bại chủ nghĩa cộng sản. Cầu nguyện không ngừng và làm việc không mệt mỏi đã chặn đứng cuộc Chiến Tranh Lạnh và làm cho đất nước chúng ta thoát khỏi thảm họa của một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Các tín hữu tin tưởng nơi Thiên Chúa đằng sau Bức màn sắt đã vượt thắng được sự bách hại; và các tín hữu ở phương Tây đã vượt thắng sự thờ ơ. Đó là bí quyết chiến thắng của chúng ta.”

2. Lãnh tụ Hồi Giáo cực đoan ở Pakistan bị bắt vì tội khủng bố

Khadim Hussain Rizvi, Lãnh tụ Hồi giáo cực đoan của đảng phái chính thống Tehreek-e-Labaik Pakistan gọi tắt là TlP, đã bị bắt, bị cáo buộc tội khủng bố và bạo loạn.

Bộ trưởng Thông Tin Pakistan là Fawad Chaudhry, cho biết như trên vào ngày 1 tháng 12.

Cảnh sát Pakistan đã bắt lãnh tụ Khadim Hussain Rizvi vào ngày 23 tháng 11 về tôi đã cùng với các thành viên khác của đảng gây thù hận khắp nước theo sau vụ Toà Án Tối cao của Pakistan tha bổng cô Asia Bibi, một người Thiên Chúa Giáo, về tội mà Hồi Giáo quá khích gọi là phạm thánh (Blasphemy).

Bộ trưởng Chaudhry giải thích rằng việc bắt giữ và truy tố Khadim Hussain Rizvi vì đảng này đã tổ chức các cuộc biểu tình bạo loạn.

Được biết sau khi bản án tha bổng Asia Bibi được công bố, đảng trường Rizvi và các lãnh tụ Hồi giáo quá khích khác đã kêu gọi dân chúng nổi dậy,chống lại quân đội, ám sát các thẩm phán Tòa án Tối cao và gán cho Thủ tướng Imran Khan là “con trai của người Do Thái”.

Tất cả những hành động này, Bộ trưởng cho biết, có thể dẫn đến án chung thân”.

Trong nhiều ngày, những người quá khích đã chặn các con đường trong thành phố chính Pakistan, tạo ra các cuộc biểu tình ngồi lì và diễu hành, ngăn cản việc lưu thông xe cộ và phương tiện vận tải, đốt lốp xe và xe máy. Theo ước tính của chính phủ, các nghi phạm đã “trực tiếp tham gia vào việc phá hủy tài sản của Nhà nước, ước lượng 50 triệu rupee khoảng hơn 320,000 Mỹ Kim

Bộ Trưởng Chaudhry cho biết tổng cộng có trên 3000 người biểu tình bị giam giữ. Trong số những người bị bắt, ông nói thêm “nếu bị tòa án tìm thấy có tội, họ sẽ phải ở tù”.

Để tránh những cuộc biểu tình lan ra khắp nước, chính quyền Pakistan đã đạt được thoả thuận tạm thời với đảng TIP bằng cách chính quyền cho sửa lại bản án dành cho Asia Bibi là không cho Asia Bibi được quyền rời khỏi đất nước Pakistan. Hiện nay Asia Bibi đang sống tại một nơi bí mật.

Cuối cùng, Bộ trưởng Chaudhry tuyên bố rằng “chính phủ không phản đối các cuộc biểu tình để bảo vệ quyền lợi của người dân, nhưng nhà nước chống lại các cuộc biểu tình vượt quá giới hạn của Hiến pháp và pháp luật”.

3. Ðức Thánh Cha tiếp kiến Học Viện Quốc tế Dòng Tên.

Sáng ngày 3 tháng 12 năm 2018, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các bề trên và các tu sinh dòng Tên thuộc Học Viện quốc tế của dòng ở Roma, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Học Viện do Cha Pedro Arruppe, Bề trên Tổng quyền.

Học viện tòa lạc cạnh nhà thờ Chúa Giêsu ở trung tâm Roma và trong số 60 người hiện diện cũng có một số thầy Việt Nam.

Trong bài huấn dụ, Ðức Thánh Cha nhắc lại lời thánh Phanxicô Xavie: “Tôi xin anh em, trong mọi sự hãy hoàn toàn tín thác nơi Thiên Chúa” (Lettera 90 từ Kagoshima). Như thế không có nghịch cảnh nào mà chúng ta không thể được chuẩn bị.”

Ðức Thánh Cha cũng nói rằng: “Các thầy sống trong nhà nơi thánh Ignatio đã sống, đã viết Hiến Pháp dòng và gửi các bạn đồng hành đầu tiên đi truyền giáo trên thế giới. Các thày được xây dựng trên nguồn cội của dòng. Ðó là ơn trong những năm ở Roma này, ơn được ở nguồn cội của dòng. Các thầy là một vườn ươm mang thế giới đến Roma và mang Roma cho thế giới, mang Dòng vào trong con tim của Giáo Hội và mang Giáo Hội vào con tim của Dòng”.

Ðức Thánh Cha cũng nhắn nhủ các tu sinh dòng Tên hãy tăng trưởng, ăn rễ sâu hơn. Ngài cảnh giác rằng “trong tiến trình tăng trưởng này thường có khủng hoảng, nhưng các thầy đừng sợ. Cũng như không có hoa trái nếu không cắt tỉa, không có chiến thắng nếu không có chiến đấu. Cần chiến đấu không ngừng chống lại tinh thần thế tục. Ðối với tôi tinh thần này là nguy hiểm lớn nhất trong thời nay, tinh thần thế tục mang lại thái độ giáo sĩ trị.. Tăng trưởng là hành động chống lại cái tôi của mình, và nhờ đó có thể mang lại nhiều hoa trái”.

Sau cùng, Ðức Thánh Cha nhắc nhở các tu sinh cần trưởng thành, và sinh nhiều hoa trái, làm cho đất được thêm nhiều hạt giống mới. Ðây là điều có liên hệ tới sứ vụ, chăm sóc thế giới mà Thiên Chúa yêu thương.

Về điểm này, Ðức Thánh Cha nhắc lại lời thánh Phaolô 6 đã nói về dòng Tên nhân dịp Tổng hội thứ 32 của dòng hồi năm 1974: “Bất cứ nơi nào trong Giáo Hội, kể cả trong các lãnh vực khó khăn và cam go nhất, nơi các ngã tư của các ý thức hệ, trong các chiến hào xã hội, nơi đã và đang có sự đối chiếu giữa những đòi hỏi cấp thiết của con người và sứ điệp ngàn đời của Tin Mừng, thì nơi đó đã và đang có các tu sĩ dòng Tên”. Ðức Thánh Cha bình luận rằng: “Tôi nghĩ những lời này trong sứ điệp là điều sâu xa nhất của một vị Giáo Hoàng nói với Dòng Tên”.

4. Diễn từ của Ðức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa Thánh tại Hội nghị Cop-24.

Ðức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, bày tỏ xác tín thế giới có thể giải quyết vấn đề hâm nóng trái đất và ngài kêu gọi quan tâm hơn tới chiều kích luân lý đạo đức trong các nỗ lực này.

Ðức Hồng Y Parolin bày tỏ lập trường trên đây trong bài tham luận hôm 3 tháng 12 năm 2018 tại khóa họp thứ 24 của Hội Nghị do Liên Hiệp Quốc triệu tập trong khuôn khổ hiệp ước về sự thay đổi khí hậu, đang tiến hành tại thành phố Katowice, Ba Lan, từ ngày 3 đến 14 tháng 12 năm 2018. Khóa họp này được gọi tắt là Cop-24 và có mục đích khai triển chương trình hành động, đề ra các chỉ dẫn, qui luật, cơ cấu hành động để áp dụng Hiệp định đã ký kết tại Paris.

Ðức Hồng Y Quốc vụ khanh khẳng định rằng: “Ðối với Tòa Thánh, điều quan trọng là chương trình hành động này phải được xây trên 3 cột trụ: thứ I là có nền tảng luân lý đạo đức rõ ràng; thứ II là quyết tâm đạt tới 3 mục tiêu có liên hệ mật thiết với nhau, đó là: thăng tiến phẩm giá con người, thoa dịu nghèo đói và cổ võ sự phát triển toàn diện con người, giảm bớt ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu bằng những biện pháp làm dịu bớt và thích ứng. Cột trụ thứ III quan tâm đáp ứng các nhu cầu trong hiện tại và tương lai.

Ðức Hồng Y Parolin nói rằng “trong việc áp dụng 3 cột trụ vừa nói, Tòa Thánh muốn đề nghị một số điểm: trước tiên là khuyến khích các nước đang trên đường phát triển nắm vai trò hàng đầu; thăng tiến việc tiêu thụ và những kiểu mẫu sảm xuất bền vững (sustainable), đẩy mạnh giáo dục trong sự bền vững, tăng cường các nguồn tài chánh..”

Ðức Hồng Y Quốc vụ khanh cũng xác tín rằng “Một sự áp dụng đúng đắn Hiệp định Paris về sự thay đổi khí hậu sẽ hữu hiệu hơn nhiều, nếu tạo được nhiều công ăn việc làm. Một sự chuyển tiếp đúng đắn của các công nhân và kiến tạo công việc làm xứng đáng thật là điều quan trọng và phải được phối hợp với sự quan tâm cần có đối với những khía cạnh như tôn trọng các quyền căn bản của con người, bảo vệ về mặt xã hội và loại trừ nghèo đói, đặc biệt chú ý đến những người dễ bị tổn thương nhất vì những tình trạng khí hậu thái quá”.

Sau cùng, Ðức Hồng Y Parolin nhắc lại đường hướng chung để giải quyết vấn đề như Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong Thông điệp Laudato sì hồi năm 2015 về việc bảo vệ căn nhà chung của chúng ta, đó là: “Những chiến lược để giải quyết đòi một lối tiếp cận bao gồm nhiều khía cạnh để bài trừ nghèo đói, tái lập phẩm giá cho những người bị loại trừ, và đồng thời bảo vệ thiên nhiên”. Cần có một sự thay đổi não trạng, qui trọng tâm vào một số giá trị nòng cốt có khả năng nêu cao chiều kích luân lý đạo đức và nhân bản của sự thay đổi khí hậu”.

Tham dự khóa họp Cop-24 hiện nay tại Katowice có khoảng 20 ngàn người trong đó có phái đoàn Tòa Thánh do Ðức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York.

Trong diễn văn khai mạc, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres, người Bồ đào nha, báo động rằng các nước vẫn còn làm quá ít để giảm bớt tình trạng hâm nóng trái đất, theo đường hướng đã được đề ra trong Hiệp định ở Paris.

5. Giáo hội Pakistan cầu mong “Năm 2019 sẽ là năm hòa bình”.

Ngày 01 tháng 12 năm 2018 trong lễ khai mạc chủ đề mục vụ của năm 2019 tại nhà thờ Chính tòa thánh Giuse ở Rawalpindi; Ðức cha Joseph Arshad, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pakistan và Giám mục Islamabad-Rawalpindi loan báo năm 2019 sẽ là “Năm Hòa bình và Hy vọng”.

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pakistan nhắc lại năm 2018 đã được dành riêng cho Thánh Thể và kết thúc bằng một buổi cử hành ở Lahore vào ngày 25 tháng 11 năm 2018. Theo những con số được Giáo Hội công bố, năm nay có ít nhất 50 nghìn người đã được Rước Lễ lần đầu. Trong buổi lễ khai mạc cho chủ đề của năm 2019, Ðức cha Arshad nói: “Tất cả chúng ta tiếp tục cùng nhau tạo nên một con đường hòa bình mới, chúng ta hãy thắp sáng những ngọn nến của hòa bình và hy vọng giữa bóng tối của hận thù và nỗi thống khổ trong cuộc sống của chúng ta. Cầu xin Chúa toàn năng ban cho tất cả mọi người sức mạnh để phá vỡ các bức tường chia rẽ nhân loại và giúp chúng ta củng cố mối tương quan tình yêu hổ tương và sự hiểu biết lẫn nhau”.

Cha Bonnie Mendes, cựu điều phối viên khu vực của Caritas châu Á khẳng định: “Năm 2018 là một năm tốt hơn đối với những người thuộc về tôn giáo thiểu số thường bị thử thách nghiêm trọng bởi luật phân biệt đối xử và loại trừ xã hội. Sau nhiều năm chờ đợi chúng tôi đã được chúc lành với hai món quà: sự tha bổng cho Asia Bibi và một Hồng Y mới. Tuy nhiên, thật không may, cộng đoàn Kitô giáo vẫn chưa có thể trở thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ “.

Cha đề cập đến việc giải thoát cho người mẹ Kitô giáo, người đã trải qua chín năm tù vì một tội mà bà chưa bao giờ phạm đó là tội phỉ báng chống lại tôn giáo Hồi giáo. Cha Mendes cũng nhắc lại việc Ðức cha Joseph Coutts, Tổng giám mục Karachi được thăng Hồng Y vào tháng sáu năm ngoái. Cha nhấn mạnh Ðức Hồng Y là một trong những người đã cầu nguyện và nỗ lực nhiều nhất cho việc tha bổng cho người phụ nữ.

Một tín hữu Công Giáo, ông Khalid Shahzad ca ngợi sáng kiến mới nhất của chính phủ, đó là việc mở một hành lang ở biên giới với Ấn Ðộ để cho phép những người hành hương Sikh đến Gurdwara của Kartapur. Khalid Shahzad nói “Ðiều tương tự cũng nên làm với các Kitô hữu, trái lại họ không công nhận nhà nước Israel và hộ chiếu của chúng tôi là hợp lệ đối với tất cả các nước, ngoại trừ Israel”. Cuối cùng, Khalid Shahzad kết luận: “Bảo vệ dân tộc thiểu số là thách thức lớn nhất của thủ tướng Imran Khan. Trong 100 ngày đầu tiên nắm quyền, ông đã không thể hiện nhiều quyết tâm trong việc chấp nhận các câu hỏi của chúng tôi, chẳng hạn như tỷ lệ 5% trong các trường học và cải thiện điều kiện xã hội của chúng tôi”.

6. Hội Nghị về chuyển nhượng các nơi thờ phượng và quản lý tài sản văn hóa

Ngày nay chúng ta đang phải đối diện với một hiện trạng đáng buồn là nhiều nơi thờ tự và nhiều tài sản của Giáo Hội đành phải bán đi vì sự sút giảm các tín hữu ở nhiều nơi.

Chính vì thế Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa đã tổ chức tại Đại Học Gregoriô ở Rôma một hội nghị quốc tế với tên khá dài “Thiên Chúa Không Còn Cư Ngụ Tại Đây? Sự Chuyển Nhượng Các Nơi Thờ Phượng và Việc Quản Lý Tổng Thể Tài Sản Văn Hóa Của Giáo Hội” trong 2 ngày 29 và 30 tháng 11 năm 2018.

Ngày đầu tiên được dành cho các vấn đề nghiêm trọng và cấp bách của việc chuyển nhượng các nhà thờ và sử dụng mới về chúng.

Vào ngày thứ hai, Hội Nghị lưu tâm đến việc quản lý và cổ vũ di sản văn hóa của giáo hội như một hoạt động mục vụ giáo phận.

Trong khi các buổi sáng của hội nghị được dành cho mọi người, thì các buổi chiều đã được dành riêng để trao đổi giữa các đại biểu của các Hội Hội Đồng Giám Mục Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương về các vấn đề quan tâm chung. Các nước này đang phải đối đầu với các điều kiện xã hội tương tự và chia sẻ các vấn đề tương tự như nhau trong việc quản lý di sản văn hóa.

7. Sứ Điệp Đức Thánh Cha gửi Hội Nghị về chuyển nhượng các nơi thờ phượng và quản lý tài sản văn hóa

Nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã gửi tới Hội Nghị một thông điệp như sau:

Gửi Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.

Tôi thân ái chào mừng các tham dự viên hội nghị, do Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa tổ chức với sự phối hợp cjủa Hội Đồng Giám Mục Ý và Đại học Giáo hoàng Gregorian, về việc chuyển nhượng các nhà thờ và việc giáo hội tái sử dụng chúng và về việc quản lý các tài sản văn hóa có tính tổng thể trong mục vụ thông thường, và tôi bày tỏ lòng biết ơn của tôi với các diễn giả và người tổ chức danh tiếng của sáng kiến này.

Thánh Phaolô VI, vị mục tử rất mẫn cảm với các giá trị văn hóa, khi nói chuyện với các tham dự viên một hội nghị của các nhà văn khố giáo hội, đã nói rằng chăm sóc các tài liệu cũng tương đương với việc thờ phượng Chúa Kitô, làm cho Giáo Hội có ý nghĩa, bằng các trình thuật về chính mình và cho những người sắp tìm hiểu câu chuyện “Chúa sống” trong thế giới (xem Bài diễn văn với các nhà văn khố Giáo hội, ngày 26 tháng 9 năm 1963: Giáo Huấn, I [1963], 615). Ngôn từ chính xác này có thể mở rộng một cách tự nhiên ra tất cả các tài sản văn hóa của Giáo Hội.

Ngoài ra, thánh Gioan Phaolô II, vị đã đặc biệt chú ý đến sự liên quan mục vụ của nghệ thuật và văn hóa, từng nói: “Trong việc đưa ra các dự án mục vụ của họ, các Giáo hội đặc thù phải sử dụng đúng đắn các tài sản văn hóa của họ. Thực vậy, họ có khả năng độc đáo giúp người ta nhận thức rõ hơn các giá trị tinh thần và, nhờ chứng kiến, theo các cách khác nhau, sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử của con người và trong đời sống của Giáo Hội, có thể chuẩn bị trái tim để đón nhận sự mới lạ của Tin Mừng» (Diễn Văn cho Hội Nghị Toàn thể của Ủy ban Giáo hoàng về Di sản Văn hóa của Giáo hội, ngày 31 tháng 3 năm 2000: Giáo Huấn XXIII [2000], 505).

Bản thân tôi đã cố gắng dành một biểu thức xã hội rõ rệt hơn cho khoa thẩm mỹ thần học, chẳng hạn bằng cách khẳng định, trong thông điệp Laudato si', rằng «chú ý đến vẻ đẹp và yêu mến vẻ đẹp này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi chủ nghĩa thực dụng» (số 215 ); cũng như bắng cách nhắc nhớ, trong bài phát biểu trước các Viện Giáo Hoàng hàn lâm, tầm quan trọng trong công trình của các kiến trúc sư và nghệ sĩ trong việc tái tạo phẩm chất và tái sinh các vùng ngoại vi đô thị và nói chung, trong việc tạo ra các bối cảnh đô thị nhằm bảo vệ phẩm giá của con người (Xem Thông Điệp gửi các tham dự viên trong phiên công khai XXI của các Giáo hoàng hàn lâm viện, ngày 6 tháng 12 năm 2016).

Do đó, theo tư tưởng của Huấn Quyền Giáo hội, chúng ta gần như có thể khai triển chi tiết một ngôn từ thần học về các của cải văn hóa, bằng cách coi chúng chiếm giữ một vị trí trong phụng vụ thánh, trong việc truyền bá tin mừng và trong việc thực hành bác ái. Thực thế, trước nhất, chúng là một phần trong số những “đồ vật” (res) hiện là (hoặc đã từng là) các dụng cụ thờ phượng, “những dấu chỉ thánh thiêng” theo cách nói của nhà thần học Romano Guardini (Tinh thần Phụng vụ, I Santi Segni, Brescia 1930, 113-204), “res ad sacrum cultum pertinent”, theo định nghĩa của Hiến Chế Sacrosanctum Concilium (số 122). Trong môi trường xung quanh và các đối tượng dành cho việc thờ phượng, cảm thức chung của các tín hữu nhận ra sự vĩnh cửu của một dấu chân định mệnh không biến mất ngay cả sau khi định mệnh của họ đã không còn.

Ngoài ra, các của cải văn hóa của giáo hội là nhân chứng đức tin của cộng đồng từng tạo ra chúng trong suốt nhiều thế kỷ, và vì lý do này, tự chúng là các công cụ truyền giảng tin mừng cộng với các công cụ thông thường của việc công bố, rao giảng và giáo lý. Nhưng sự hùng hồn độc đáo này của ngài có thể được duy trì ngay cả khi chúng không còn được sử dụng trong sinh hoạt bình thường của dân Thiên Chúa, đặc biệt là thông qua một cuộc triển lãm bảo tàng đầy đủ mà không coi chúng chỉ là tài liệu về lịch sử nghệ thuật, nhưng trả lại cho chúng một cuộc sống gần như mới để chúng có thể tiếp tục thực thi một sứ mệnh giáo hội.

Cuối cùng, các tài sản văn hóa được sử dụng cho các hoạt động bác ái của cộng đồng giáo hội. Điều này thấy rõ, chẳng hạn, trong trình thuật cuộc Khổ Nạn của vị tử đạo Rôma là Thánh Lôrensô, trong đó, người ta kể lại rằng “khi nhận được lệnh trao nộp các kho tàng của Giáo Hội, ngài đã đùa cợt trình bầy với bạo chúa các người nghèo, những người đã được ăn và mặc bằng các của cải đã được hiến tặng dưới hình thức bố thí» (Martyrologium Romanum, editio altera, Typis Vaticanis 2004, 444) Và ngành ảnh tượng thánh thường giải thích truyền thống này bằng cách trình bầy Thánh Lôrensô trong các hành vi bán các đồ vật thờ phượng quý giá và phân phối tiền bán được cho người nghèo. Điều này cấu thành một giáo huấn liên tục của giáo hội, một giáo huấn, dù khắc ghi nhiệm vụ bảo vệ và bảo tồn các của cải của Giáo hội, và đặc biệt là các của cải văn hóa, tuyên bố rằng chúng không có giá trị tuyệt đối, nhưng trong trường hợp cần thiết, chúng phải phục vụ sự thiện tốt hơn của con người và đặc biệt là phục vụ người nghèo.

Như thế, Hội nghị của ngài được cử hành rất thích hợp trong những ngày này. Việc hiểu ra rằng nhiều nhà thờ, cần thiết cho đến vài năm trước đây, bây giờ không còn cần thiết nữa, do thiếu tín hữu và giáo sĩ, hay do sự phân bố dân số khác đi nơi các thành phố và vùng nông thôn, nên được Giáo Hội nhìn một cách không lo ngại, nhưng như một dấu chỉ thời đại mời gọi chúng ta suy nghĩ và buộc chúng ta phải thích nghi. Đây là điều mà Tông Huấn Evangelii Gaudium phần nào đã quả quyết khi, tuy vẫn coi thời gian ưu việt hơn không gian, đã tuyên bố rằng “thời gian cai trị không gian, chiếu sáng nó và biến nó thành các mắt xích trong một chuỗi dây chuyền không ngừng phát triển, không có đường trở lui» 223).

Sự suy tư trên, được khởi xướng từ lâu ở bình diện kỹ thuật trong lĩnh vực học thuật và chuyên nghiệp, đã được một số hội đồng giám mục đề cập đến. Sự đóng góp của hội nghị này chắc chắn làm cho mọi người ý thức được phạm vi của vấn đề, mà cả chia sẻ kinh nghiệm hợp nhân đức, nhờ sự hiện diện của các đại biểu của các Hội Đồng Giám Mục Châu Âu và một số nước Bắc Mỹ và Châu Đại Dương.

Hội Nghị chắc chắn sẽ đưa ra các đề nghị và chỉ ra các đường hướng hành động, nhưng các quyết định cụ thể và cuối cùng sẽ là của các giám mục. Tôi mạnh mẽ đề nghị rằng mỗi quyết định phải là kết quả của một sự suy nghĩ có tính hợp xướng được thực thi trong cộng đồng Kitô hữu và trong đối thoại với cộng đồng dân sự. Việc chuyển nhượng không phải là giải pháp đầu tiên và duy nhất ta nghĩ đến, và cũng không bao giờ nên được thi hành khiến gây tai tiếng nơi các tín hữu. Nếu cần, nên bao gồm nó một cách kịp thời trong việc lập chương trình mục vụ thông thường, được chuẩn bị bằng các buổi thông tin đầy đủ và được sự chia sẻ của càng nhiều người càng tốt.

Trong sách Maccabees 1, chúng ta đọc rằng, một khi Giê-ru-sa-lem đã được giải phóng và đền thờ từng bị các dân ngoại giáo phạm thánh đã được tái thiết, những nhà giải phóng, có nhiệm vụ quyết định số phận các viên đá của bàn thờ cũ đã bị phá hủy, thích đặt chúng ở một nơi “cho đến khi một vị tiên tri cho họ biết phải hành động ra sao” (4: 46). Ngoài ra, việc xây dựng một nhà thờ hoặc điểm đến mới của nó không phải là những hoạt động có thể được hành xử chỉ bằng quan điểm kinh tế hay kỹ thuật, nhưng phải được đánh giá phù hợp với tinh thần tiên tri: thực thế, chứng từ đức tin của Giáo Hội được chuyển tải qua chúng; vì Giáo Hội là người tiếp nhận và đánh giá sự hiện diện của Chúa trong lịch sử.

Thưa hiền huynh, trong khi chúc Hội Nghị đạt được các thành quả tốt nhất, tôi xin thân ái ban phép lành Tòa Thánh của tôi trên ngài, trên các cộng tác viên, trên các diễn giả và mọi người tham dự.

Từ Điện Vatican, ngày 29 tháng 11 năm 2018.

8. Câu chuyện về một chủng sinh thuộc Giáo Hội hầm trú Trung Quốc

Wang Jie, là tên hư cấu của một thầy trợ tế thuộc Giáo hội hầm trú Trung Quốc. Thầy đã trải qua nhiều năm học tập ở châu Âu, và vì lý do an ninh không thể sử dụng tên thật của thầy, vì chính quyền Trung Quốc có thể không cho phép thầy trở lại Trung Quốc nếu họ biết thầy đang chuẩn bị trở thành một linh mục.Thầy đã chia sẻ câu chuyện của thầy với cơ quan truyền thông Catholic News Agency gọi tắt la CNA.

Thầy Wang sinh ra ở Trung Quốc “trong một khu vực mà hầu hết mọi người là ngoại giáo.” Không ai trong số các thành viên trong gia đình thầy là Công Giáo, và trên thực tế chính cha mẹ thầy cũng chưa bao giờ nghe đến từ 'Cơ đốc giáo.'

Nhưng một ngày nọ, mẹ thầy bị ốm. Gia đình tìm đến một trung tâm y tế mà trên nóc nhà có một cây thánh giá. Đó là một nhà thờ và một vị nữ tu đã tiếp nhận chúng tôi.

Sau khi mẹ thầy bình phục, cha mẹ thầy trở lại cảm ơn vị nữ tu đã chăm sóc cho mẹ thầy.

“Vị nữ tu nói với gia đình chúng tôi về đức tin, về Chúa Giêsu. Cha mẹ tôi rất chú ý đến câu chuyện và sau một thời gian cha mẹ tôi đã theo đạo. Thầy kể lại. “Chúng tôi xem đó như là một phép lạ và Chúa đã dẫn chúng tôi đến nhà thờ. “

Theo một nghĩa nào đó, việc theo đạo chỉ là tự nhiên vì cha mẹ thầy đã thực thi công việc từ bi bác ái từ lâu, cố gắng giúp đỡ người khác bằng mọi cách có thể.

Toàn bộ gia đình Thầy Wang đã chịu phép rửa tội khi thầy mới lên tám tuổi. Gia đình thầy gia nhập Giáo Hội Công Giáo hầm trú. Họ không thể thực hành đức tin của họ các công khai, vì chính phủ chỉ công nhận “Giáo hội yêu nước” tức giáo hội quốc doanh do Đảng Cộng sản kiểm soát.

Khi mẹ của thầy Wang mang thai lần nữa, họ phải đối mặt với một thử thách lớn. Chính sách một con, có hiệu lực vào thời điểm đó, cấm các gia đình không có con thứ hai. Nhưng là người Công Giáo, cha mẹ thầy từ chối phá thai. Họ tìm cách tránh hình phạt nặng nề mà chính quyền Cộng sản áp đặt đối với các gia đình có nhiều hơn một đứa trẻ. Thầy kể:

“Khi em gái tôi sinh ra, chúng tôi biết một gia đình mới sinh con, và chúng tôi xin gia đình đó cho đăng ký em chúng tôi như thể họ sinh đôi. Thực tế, chị tôi không có cùng họ với tôi mà mang tên họ của gia đình khác.

Cuối cùng, cha mẹ tôi quen biết một linh mục bề trên của một chủng viện. Cha bề trên cho biết cứ mỗi ba bốn tháng, các chủng sinh phải di chuyển chỗ ở để tránh bị chính quyền phát hiện. Thầy kể:

“Cha mẹ tôi cho cha bề trên mượn nhà của chúng tôi làm chủng viện, các thầy sống ở tầng trệt, gia đình tôi sống ở tầng trên,

Trong 10 năm, các chủng sinh không thể sống liên tục ở đây mà nay đây mai đó.Vì xúc động bởi tấm gương của các chủng sinh, Wang cảm thấy ơn gọi vào chủng viện. Sau cùng thầy Wang đã quyết định nhập chủng viện sau khi cùng với một chủng sinh đi dậy giáo lý

Thầy kể tiếp: “Khi trở về nhà, tôi cảm thấy như có một cái gì thiêu đốt trong trái tim tôi. Tôi nói với cha mẹ tôi: “Con muốn trở thành một linh mục.Con đã có hạt giống ơn gọi trong trái tim con”

Thầy kể tiếp “Bây giờ tôi là một thầy trợ tế và không lời nào có thể diễn tả niềm vui sâu sắc trong trái tim tôi.”

Thầy Wang nói dù đang học ở châu Âu, nhưng mong muốn của thầy là quay trở lại Trung Quốc càng sớm càng tốt để rao giảng Tin Mừng.

Cuộc sống của một người Công Giáo Trung Quốc rất khó khăn. Thánh lễ được cử hành trong gia đình, và mọi người phải cẩn thận không nói về đức tin của họ một cách công khai, bởi vì chính quyền có thể lắng nghe. Tuy nhiên, sống với nguy cơ bị bắt giữ bất cứ lúc nào cũng không quan ngại. Thầy Wang nói, “ Muốn có Chân lý, phải làm bất cứ cái gì dù phải trả giá đắt”.

Một trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất mà thầy phải đối mặt, đó là là khi thầy về lại Trung Quốc mà chính quyền biết thầy là một chủng sinh. Thầy kể:

“Khi xuống phi trường, tay cầm hộ chiếu xếp hàng đi vào, tôi bắt đầu cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria: 'Mẹ ơi, Mẹ giúp con. Mẹ ơi, Mẹ giúp con”. Tất cả mọi sự đều diễn ra êm xuôi mặc dù nguy hiểm là có thật. Chúa luôn giúp tôi, “.

Về thoả hiệp gần đây giữa Tòa Thánh và chính phủ Trung Quốc khởi xướng việc hội nhập giữa Giáo Hội hầm trú với Giáo Hội Yêu Nước, các chủng sinh nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất. Có người nói điều này là tốt, những cũng có người không tin như vậy”

Vietcatholic Network

Tags: Video

Đọc nhiều nhất Bản in 10.12.2018 13:10