Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Vatican kêu gọi Israel và Palestine mở lại các cuộc đàm phán trực tiếp vì hòa bình

§ Hồng Thủy

Ngày 30/06/2020 vừa qua, Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã gặp các Đại sứ của Hoa Kỳ và Israel và yêu cầu họ mở lại các cuộc đàm phán trực tiếp với Palestine để đạt được hòa bình.

Vatican yêu cầu Israel và Palestine tái đàm phán sau khi Thủ tướng Israel, ông Benjamín Netanyahu, hoãn việc sáp nhập vào Israel một số vùng lãnh thổ ở Bờ Tây mà Liên Hợp Quốc công nhận là của người Palestine. Quá trình này dự kiến được bắt đầu vào ngày 01/07 nhưng đã bị hoãn lại do sự bất đồng ý kiến trong chính quyền Israel và do áp lực từ cộng đồng quốc tế.

Tòa Thánh lo ngại những hành động đơn phương gây nguy hiểm cho việc tìm kiếm hòa bình

Thông cáo của Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết trong cuộc gặp gỡ, Đức Hồng y Parolin “bày tỏ sự lo ngại của Tòa Thánh về những hành động đơn phương có thể làm tăng thêm nguy hiểm cho việc tìm kiếm hòa bình giữa người Israel và người Palestine cũng như tình hình tế nhị ở vùng Trung Đông.”

Thông cáo viết tiếp: “Như đã tuyên bố vào ngày 20/11/2019 và 20/05/2020, Tòa Thánh khẳng định rằng Quốc gia Israel và Quốc gia Palestine có quyền hiện diện và sống trong hòa bình và an ninh, bên trong các biên giới được quốc tế nhìn nhận.”

Mở lại tiến trình đàm phán trực tiếp

Vì thế, “Tòa Thánh kêu gọi các bên làm mọi điều có thể để mở lại tiến trình đàm phán trực tiếp, trên cơ sở các Giải pháp liên quan của Liên hiệp quốc, và được hỗ trợ bởi các biện pháp có thể tái lập niềm tin lẫn nhau.”

Thông cáo kết thúc với lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa, được cử hành tại vườn Vatican ngày 08/06/2014, với sự hiện diện của các nhà lãnh đạo Israel và Palestine. Ngài cầu nguyện để cả hai quốc gia “có can đảm nói có với sự gặp gỡ và nói không với xung đột: nói có với các cuộc đối thoại và nói không với bạo lực; nói có với các cuộc đàm phán và nói không với sự thù địch; nói có với sự tôn trọng các thỏa thuận và nói không với các hành động khiêu khích; nói có với sự chân thành và nói không với sự hai lòng”. (CSR_5000_2020)

Hồng Thủy - Vatican News

Đọc nhiều nhất Bản in 02.07.2020 14:00