Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Văn hoá Trứng Phục sinh

§ Giuse Nguyễn Thụ Nhân

Xác định ngày Lễ Phục sinh hàng năm

Công đồng Nicea năm 325 đã quyết định lấy ngày chủ nhật để cử hành lễ Phục sinh thống nhất trong toàn giáo hội. Vì phải là ngày chủ nhật trong tuần, nên ngày lễ Phục sinh không trùng nhau qua các năm. Ngày cử hành lễ là ngày sau ngày xuân phân (21.3) đến trước ngày 25.4. Tuy nhiên, công đồng không để lại cách tính như thế nào. Có lẽ việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, một thành phố nổi danh vì có nhiều nhà thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ chức lễ Phục Sinh vào chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3.

Trong suốt thời trung cổ, cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh xảy ra vào chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. Giáo hội Công giáo La Mã dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ chuyển sang phương pháp Alexandria. Từ thế kỷ XVI, sau khi có lịch Grêgorien ban hành vào năm 1582, lễ phục sinh của Công giáo lại hơi khác với ngày Lễ Phục sinh của Chính Thống giáo

Tại sao lại lấy trứng làm biểu tương cho Lễ Phục sinh?

Theo quan niệm đã có từ lâu thì trứng tượng trưng cho nhiều đặc tính. Nó nói lên sự tái tạo, sung mãn, đổi mới và sống lại. Trứng luôn mang mầm sống. Mầm sống ấy làm sống lại cơ thể sống. Chúa Giêsu được coi như mầm sống và sau cái chết đã sống lại và hiện diện trong mỗi người chúng ta. Vì thế, ngày Phục sinh với nhiều nước châu Âu, tập tục trứng Phục sinh vẫn còn được duy trì cho đến nay.

Từ những quả trứng Phục sinh đơn giản ban đầu

Thế kỷ VIII, người ta đã thấy những quả trứng Phục sinh ban đầu dùng để tặng nhau nhân ngày lễ này. Trứng sau khi luộc chín, được nhuộm màu và vẽ lên những hình những hình vẽ tuỳ ý. Tuy nhiên, tục này mới xuất hiện chưa trở nên phổ biến. Từ thế kỷ XII, hầu như các nước châu Âu theo Thiên Chúa giáo (kể cả Công giáo và Chính Thống giáo) đều lấy trứng là một biểu tượng cho ngày Lễ mừng Chúa sống lại.

Ngày lễ Phục sinh tại Paris vào thế kỷ thứ XIII, các linh mục và các sinh viên đại học và thanh niên nhóm họp với nhau nơi các công trường, tạo thành đoàn diễn hành có kèn có trống rồi vô nhà thờ để hát, xong họ tản mác khắp mọi nơi trên các đường phố để tìm trứng Phục sinh.

Hiện nay, những hình thức của quả trứng đã có nhiều thay đổi. Ngoài những quả trứng thật được tô vẽ và nhuộm màu như xưa, còn có thêm những quả trứng khác như trứng sôcôla cho trẻ em. Sôcôla được làm nóng lên khỏang 50 độ rồi cho vào khuôn đúc. Sau đó lấy ra và vẽ hình tùy ý. Các hãng làm sôcôla hiện nay đã sản xuất ra trứng sôcôla với nhiều kích cỡ và nhiều màu sắc cũng như hình vẽ nhằm phục vụ khách hàng. Ngoài ra còn co thêm những trò chơi trứng. Trẻ em nhân gnày lễ Phục sinh sẽ dẫn các em đến những khu vườn hoặc những khu rừng dành cho lễ hội. Trứng được giấu trong các bụi cây, dưới những đám cỏ… để cho trẻ em đi tìm. Ngoài ra còn có những quả trứng bằng nhựa dẻo, trong đó có một quà tặng như giá trị của một quyển sách, một món hàng ở siêu thị…

Đến những quả trứng đắt tiền

EasterEggs.jpg

Vài hình ảnh về trứng của nhà chế tạo Fabergé

Từ thời Phục Hưng (Renaissance), trứng gà được thay thế bằng trứng bằng vàng trong các triều đình vua chúa châu Âu. Trứng được trang trí bằng kim loại quý, các loại đá quý và ngay cả các bức tranh của các họa sĩ danh tiếng, Tuyệt hảo là những cái trứng nổi tiếng của nhà chế tạo Fabergé làm theo đơn đạt hàng triều đình Nga hoàng vào cuối thế kỷ thứ XIX. Suốt từ 1895 đến 1917. Nga hoàng Alexandre III và sau đó là Nicolas II đã đặt trứng Phục sinh để tặng cho hoàng hậu và Nicolas còn đặt thêm một quả để tặng cho mẹ. Tổng cộng Fabergé đã chế tạo được bằng phương pháp thủ công 66 quả trứng. Mỗi quả trứng là một tuyệt tác nghệ thuật.. Một trong số đó là quả trứng Mùa đông do Nicholas II tặng cho mẹ của ông - Maria. Được gắn 3.000 viên kim cương, quả trứng này đã được bán với giá 5,6 triệu USD vào năm 1994 và được bán lại tám năm sau với giá 9,6 triệu USD. Quả trứng Đăng quang chứa bản sao chính xác chiếc xe ngựa của Nga hoàng cùng bánh xe quay của nó. Quả trứng mô tả thu nhỏ đường xe lửa xuyên Siberia. Nó được chế tác vào năm 1900 để kỷ niệm sự kiện hoàn thành việc xây dựng tuyến đường này.

Sau cách mạng Nga năm 1917, một số quả trứng của hoàng gia lại bị lưu lạc sang tay nhiều nhà sưu tầm nước ngoài. Trong bản tin của đài BBC ngày 5.2.2004, có 8 quả trứng không còn tìm thấy nữa và một nhà tỷ phú Nga hiện nay là Victor Vekselberg đã mua lại được 9 quả trứng và những món sưu tầm khác từ New York với giá 90 triệu đô la để mang lại về Nga trong thời kỳ "hậu cộng sản ".

Được biết, điện Kremli ở Nga còn giữ được 10 quả trứng của nhà chế tạo Fabergé.

Giuse Nguyễn Thụ Nhân

Đọc nhiều nhất Bản in 22.03.2008. 00:15