Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 10/2020
Bài Mới
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Giới truyền thông mất mặt, đảng Dân Chủ thoái trào
- Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo
- Nghi Thức Trừ Tà Trên Đà Gia Tăng, Đặc Biệt Là Sau Những Cuộc Biểu Tình
- Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng và cảnh báo trò gian lận
- ĐTC ban hành tự sắc liên quan đến việc lập các hội dòng giáo phận
- Tòa Thánh kêu gọi bảo vệ tính chất thánh thiêng sự sống con người
- Giáo hội Pháp phản đối lệnh hạn chế cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự
- Giáo hội Pakistan vui mừng vì Arzoo, 13 tuổi, bị bắt cóc và ép theo Hồi giáo, được giải cứu
- ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện là bánh lái hướng dẫn cuộc đời chúng ta
- ĐTC và các giám mục trên thế giới đau buồn về các vụ tấn công ở Vienna
- Một linh mục California đã được huyền chức sau khi không công nhận Đức Thánh Cha Phanxicô
- Ở đất nước nơi từng được xem là Công Giáo nhất hoàn cầu, linh mục nào cử hành thánh lễ là đi tù
- Không khí cuộc bầu cử ngày 03 tháng 11. Các nước Á Châu hướng về Hoa Kỳ hồi hộp theo dõi kết quả
- Đức cha Mandagi kêu gọi giải quyết vấn đề Paqua bằng đối thoại
- HĐGM Bắc Phi mời gọi các tín hữu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
- Các tổ chức tôn giáo Philippines kêu gọi điều tra quốc tế về vi phạm nhân quyền
- ĐHY Schönborn kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân trong các vụ nổ súng ở Vienna
- Sáng kiến lần hạt toàn cầu cầu nguyện cho các thai nhi đã bị phá bỏ
- ĐTC dâng lễ cầu nguyện cho các tín hữu qua đời
- Làn sóng phản đối gia tăng tại Pakistan sau khi Toà án đồng thuận với vụ bắt cóc trẻ vị thành niên Công giáo
- Tuyên bố chung giữa Công giáo và Hồi giáo tại Bỉ bày tỏ mong muốn tôn trọng lẫn nhau
- Tính Thành Hiệu Của Bí Tích Giải Tội Tin Lành
- Thủ đô Vienna của Áo bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
- Nguyên văn lá thư của Tòa Thánh giải thích tuyên bố của Đức Phanxicô về việc sống chung đồng tính
- Tòa Bạch Ốc đã bị bao vây bởi những người chống Tổng thống Trump
- Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cầu nguyện, kêu gọi hòa bình sau nhiều ngày bất ổn
- Biden chào hàng ‘cảm hứng’ đức tin Công Giáo, mặc dù tiếp tục ủng hộ phá thai và đòi hạn chế tự do tôn giáo
- Tòa án Brazil cấm một tổ chức vận động phá thai dùng tên “Công giáo”
- Một ngàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong ngày Hoa Kỳ bầu Tổng thống
- ĐTC bổ nhiệm Đức tổng giám mục Tomasi làm đặc sứ của ngài tại Hội Hiệp sĩ Malta
- Lễ phong chân phước cho cha Michael McGivney, đấng sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus
- Ý Nghĩa Bức Họa Chính Thức Về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Ngọn đuốc cho đời - Vì sao cho đạo
- Lễ Các Thánh Nam Nữ khai mạc tháng cầu cho các đẳng linh hồn tại Vatican
- Về Cội
- Tự Tình “Tháng Mười Một Các Đẳng”
- Phép lạ ngoạn mục, Y khoa không thể giải thích dẫn đến lễ Tuyên Chân Phúc cho Cha McGivney hôm 31/10
- Giáo hội và thế giới cần tình mẫu tử và nữ tính của Đức Mẹ Maria
- Phim mới về Cha Thánh Maximilian Kolbe
- Vị Hồng Y tân cử đang trông coi một Giáo phận chỉ có ba linh mục!
Sách Online
Ủy Ban Thần Học Quốc Tế: Tính hỗ tương giữa Đức Tin Và Các Bí Tích, 11
§ Vũ Văn An
3.2. Tính hỗ tương giữa đức tin và bí tích Thêm sức
a) Nền tảng Kinh Thánh và Lịch sử
95. [Nền tảng Kinh Thánh].
Giống như bí tích rửa tội, bí tích thêm sức cũng có nền tảng trong Kinh thánh. Thần khí này, như chúng ta đã nói, đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời và sứ mệnh của Chúa Giêsu (xem § 83). Thần khí này cũng chiếm một vị trí nổi bật trong đời sống Kitô hữu. Các môn đệ sẽ được mặc “quyền năng từ trên cao” (Lc 24: 46-49; Cv 1: 4-5, 8) trước khi họ trở thành các nhân chứng của Đấng Phục sinh. Theo Công vụ, Thánh Thần ngự xuống trên các môn đệ (Cv 2: 1-11) và nhiều người khác, kể cả người ngoại giáo (Cv 10:45), những người đã loan báo và làm chứng cho Chúa Kitô và Tin mừng (Cv 2:43; 5 : 12; 6: 8; 14: 3; 15:12; xem Rm 15:13). Đấng Bảo trợ đã được hứa ban (Ga 14:16; 15:26; 16: 7) giúp các môn đệ tiến bộ trong đời sống đức tin của họ và làm chứng cho nó trước thế giới. Trong một số đoạn, đã có sự phân biệt giữa việc lãnh nhận bí tích rửa tội và việc tuôn đổ Thánh Thần sau đó, liên kết với sự can thiệp của các tông đồ qua việc đặt tay lên các Kitô hữu vốn đã sống đức tin của họ (Cv 8: 14-17; 19: 5-6; Dt 6: 2). Chúng ta có thể phân biệt thời khắc Phục Sinh với Lễ Ngũ Tuần thế nào, thì trong đời sống của Kitô hữu, những người vốn được lồng vào nhiệm cục bí tích, cũng có hai khoảnh khắc riêng biệt nhưng được nối kết qua lại với nhau: phép rửa, làm nổi bật cấu hình Phục sinh và phép thêm sức, trực tiếp nhắc đến lễ Ngũ tuần nhiều hơn, do việc lãnh nhận Chúa Thánh Thần, để đuợc tháp nhập hoàn toàn vào sứ mệnh giáo hội. Trong khai tâm Kitô giáo người lớn, cả hai khía cạnh đều diễn ra trong một cử hành chung đơn nhất.
96. [Nền tảng lịch sử]. Từ thời cổ xưa, một loạt các nghi thức sau khi rửa tội đã được công nhận, không phải lúc nào cũng được phân biệt rõ ràng với chính phép rửa tội, chẳng hạn như đặt tay, xức dầu bằng dầu thánh và làm dấu thánh giá [109]. Giáo hội luôn chủ trương rằng những nghi thức sau rửa tội này là một phần của khai tâm Kitô giáo trọn vẹn. Với thời gian và sự gia tăng số các Kitô hữu, Đông phương đã duy trì tính thống nhất liên tiếp của phép rửa, phép xức dầu thánh (chrismation) và phép Thánh Thể đầu hết, do linh mục trao ban, mặc dù chỉ có giám mục mới có trách nhiệm làm phép dầu. Tuy nhiên, ở Tây phương, việc xức dầu bằng dầu thánh được dành riêng cho giám mục [110], là vị, trong nhiều thế kỷ, cho đến khi Đức Piô X can thiệp vào năm 1910 [111], đã cử hành trong chuyến viếng thăm của ngài, trước khi rước lễ lần đầu. Ngay từ đầu thế kỷ thứ IV, tại Công đồng Elvira (khoảng năm 302), sự khác biệt và khoảng cách về thời gian giữa phép rửa tội và phép thêm sức được công nhận [112].
b) Đức tin và Bí tích Thêm sức
97. Trong nghi thức Thêm sức, các tuyên hứa từ bỏ và việc tuyên xưng đức tin lúc rửa tội được lặp lại. Điều này đánh dấu tính liên tục của chúng với bí tích rửa tội cũng như sự cần thiết của nó phải diễn ra trước. Tính đặc biệt của phép thêm sức nằm ở yếu tố kép liên quan đến đức tin. Trước hết, một sự gắn bó trọn vẹn hơn và một “sức mạnh đặc biệt” của Chúa Thánh Thần (LG 11), như nghi thức đã cho thấy: “N., hãy nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần” [113]. Thứ hai, phép thêm sức ngụ ý “một mối liên kết gần gũi hơn với Giáo Hội” (LG 11). Như vậy, tính giáo hội của đức tin được tái khẳng định. Do đó, đức tin rửa tội được củng cố theo nhiều hướng. Đó là một đức tin được bố trí nhiều hơn để làm nhân chứng công khai cho đức tin giáo hội; đó là một đức tin mạnh mẽ hơn và được xác minh thuộc về giáo hội; đó là một đức tin tích cực hơn, vì phù hợp hơn nhờ ơn Chúa Thánh Thần, tiếp theo sau lần lãnh nhận Chúa Thánh Thần đầu tiên trong phép rửa tội. Những khía cạnh này biểu thị một sự trưởng thành của đức tin so với đức tin thoạt đầu cần cho bí tích rửa tội. Không có những chuẩn bị đức tin này, bí tích có nguy cơ chỉ là một nghi thức trống rỗng.
98. Sự hiện diện của giám mục, thừa tác viên “nguyên thủy” của phép thêm sức (LG 26), nói lên một cách nhấn mạnh bản chất giáo hội của bí tích này. Việc kết hợp với Giáo hội được thêm vào việc kết hợp với Chúa Thánh Thần. Việc tham dự vào phép Thêm sức là dấu hiệu và phương tiện của việc hiệp thông giáo hội. Phép thêm sức được cử hành bởi giám mục địa phương cổ vũ sự hợp nhất thiêng liêng giữa giám mục và Giáo hội địa phương. Người lãnh nhận phép thêm sức được tháp nhập vào Giáo hội, góp phần xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô (xem Êph 4:12; 1 Cr 12). Ngoài ra, nó củng cố đời sống Kitô hữu của họ, vốn đã bắt đầu với phép rửa tội. Nhờ ơn phúc mới của Chúa Thánh Thần, họ được trang bị tốt hơn để trở thành nhân chứng sống động cho đức tin đã nhận lãnh, giống như điều đã xảy ra trong Lễ Ngũ Tuần.
c) Các vấn đề hiện nay
99. Vị trí hiện nay của Bí tích Thêm sức ở Tây phương là do hoàn cảnh lịch sử và mục vụ hơn là các lý do thần học đúng nghĩa hay các lý do xuất phát từ tính chuyên biệt của bí tích. Trong khai tâm Kitô giáo người lớn, nhịp điệu nguyên thủy và nhất quán hơn về thần học được duy trì: Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể. Mặc dù bí tích Thêm sức cung cấp khả thể tiếp tục giáo huấn trong đức tin, được lồng vào Giáo hội và bản thân hóa quyết định mà cha mẹ và các người đỡ đầu đã đảm nhận nhân danh đứa trẻ, người ta không thể chờ mong nó giải quyết được các khó khăn của thừa tác vụ giới trẻ cũng như sự bất mãn của người trẻ, từng được rửa tội lúc ấy, đối với giáo hội định chế và đức tin. Bất chấp các nỗ lực đáng khen và sự kiện đôi khi nó ngụ ý việc tái khám phá một đức tin trưởng thành hơn, nhưng với việc chuyển sang một thống thuộc có ý thức và trưởng thành hơn, trong không ít trường hợp, người trẻ trải nghiệm việc cử hành phép thêm sức như là chiếc chìa khóa dẫn họ vào việc tốt nghiệp đại học: một khi đã lấy được bằng cấp, họ thấy không cần phải quay trở lại lớp học nữa. Nhiều người khác chỉ đơn giản hiểu phép thêm sức như một điều kiện cho các bước tiếp theo, chẳng hạn như hôn nhân, mà không hề nắm được những gì của riêng bí tích này, bị làm mờ nhạt trong cảm quan của nhiều tín hữu.
d) Đề xuất mục vụ: Đức tin cần cho bí tích thêm sức
100. Tầm quan trọng của phép rửa đã được duy trì vững vàng với nhiều kiên trì, cũng như khía cạnh thần học của nó. Việc hoãn chịu phép thêm sức, nơi nó bị trì hoãn trong một thời gian dài, hoặc thậm chí không được ban phát, đã gây khó khăn cho việc đánh giá vị trí của nó trong việc khai tâm Kitô giáo, như một bí tích của Chúa Thánh Thần và của Giáo hội, những yếu tố căn bản trong việc khai tâm Kitô giáo. Một Giáo hội truyền giáo được tạo thành từ các Kitô hữu đã được thêm sức, những người, với quyền lực của Chúa Thánh Thần, lãnh trách nhiệm hoàn toàn đối với đức tin của mình. Hợp luận lý ra, Kitô hữu nào cũng muốn trở thành bí tích của Chúa Kitô. Đó là lý do tại sao họ được tháp nhập hoàn toàn vào Giáo hội và cầu xin ơn Chúa Thánh Thần qua dầu thánh và việc đặt tay, nếu nó không được lãnh nhận cùng với phép rửa tội. Chúa Kitô lãnh nhận phép xức dầu của Chúa Thánh Thần khi Người ra khỏi nước thế nào, thì Kitô hữu, người vốn đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, cũng hoàn tất hành trình đức tin của họ trong Chúa Thánh Thần như vậy, sau khi được củng cố bởi phép thêm sức [114].
101. Trong khai tâm Kitô giáo người lớn, đức tin cần thiết cho phép thêm sức trùng khớp với đức tin cần thiết cho phép rửa tội. Trong trường hợp trì hoãn việc lãnh nhận cả hai bí tích, đức tin rửa tội sẽ chín mùi theo nhiều hướng. Sự tiến bộ sẽ được thực hiện trong việc đích thân biến thành của mình đức tin của giáo hội và trong cảm thức thuộc về. Điều này ngụ ý một kiến thức tốt hơn, một khả năng lớn hơn trong việc giải trình đức tin giáo hội và một cuộc sống phù hợp với nó một cách thỏa đáng. Cũng có nẻo đường liên hệ bản thân với Thiên Chúa Ba Ngôi, đặc biệt qua cầu nguyện. Một cách dứt khoát hơn, đức tin sẽ định hình lịch sử đời mình, sau khi đã thực hiện cuộc hành trình theo chân Chúa Kitô trong Giáo hội. Phép thêm sức hàm ngụ mong ước và quyết định tiếp tục đi trên nẻo đường này; nhờ việc biện phân do Chúa Thánh Thần soi sáng, họ tìm được con đường thích đáng để theo Chúa Giêsu và làm chứng cho Người. Chìa khóa đạt điều này là mối liên hệ bản thân sâu sắc với Chúa nhận được nhờ cầu nguyện, một mối liên hệ dẫn họ đến việc làm chứng, thuộc về giáo hội và chuyên chăm thực hành bí tích. Nhiệm cục bí tích không đóng lại với lễ Phục sinh, nhưng bao gồm Lễ Ngũ tuần thế nào, thì việc khai tâm Kitô giáo cũng không đóng lại với phép rửa tội như vậy. Nếu đã có một giai đoạn chờ đợi và chuẩn bị để lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần, được dẫn đầu bằng việc cầu nguyện (xem Cv 1:14), thì việc dạy giáo lý thỏa đáng để lãnh nhận phép thêm sức, mà không quên các yếu tố khác, - tín lý, luân lý-, mang đến cơ hội để thâm hậu và bản thân hóa mối liên hệ với Chúa qua cầu nguyện.
Kỳ sau: 3.3. Tính hỗ tương giữa đức tin và bí tích Thánh Thể
Đọc nhiều nhất Bản in 24.05.2020 15:01