Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

TRUNG QUỐC: Đức Hồng y Zen và giới quan sát bằng tỏ hy họng và nghi ngờ về quan hệ Trung Quốc-Tòa Thánh trong năm 2008

§ UCAN

HỒNG KÔNG (UCAN 1-2-2008) – Đức giám mục Hồng Kông và giới quan sát Giáo hội tại Trung Quốc đã bày tỏ sự lạc quan thận trọng về sự tiến triển trong quan hệ Trung Quốc-Tòa Thánh trong năm Mậu Tý.

Đức Hồng y Joseph Zen Ze-kiun (Giuse Trần Nhật Quân) của Hồng Kông hy vọng Trung Quốc và Tòa Thánh sẽ sớm tiến hành các cuộc đàm phán về vấn đề này, và ngài tự hỏi các cuộc đàm phán như thế lại mất quá nhiều thời gian để trở thành hiện thực khi “thời điểm và điều kiện đã chín muồi”.

Gần đây UCA News đã hỏi Đức Hồng y và các nhà quan sát Giáo hội tại Trung Quốc về triển vọng trong quan hệ Trung Quốc-Tòa Thánh năm nay.

Đức Hồng y Zen hy vọng bức thư Đức Thánh cha Bênêđictô XVI gửi cho người Công giáo Trung Quốc đại lục năm 2007 “sẽ ảnh hưởng đến Giáo hội Trung Quốc sau này”. Nhưng ngài không thấy có nhiều ảnh hưởng trong tương lai gần”.

Ngài nói: “Tình hình trong Giáo hội Trung Quốc rất xấu. Người Công giáo đại lục khó có thể thực hiện đầy đủ những chỉ dẫn của tông thư trong một thời gian ngắn. Việc này cần thêm thời gian và cầu nguyện nhiều hơn”.

Vị giám chức 76 tuổi còn hy vọng tất cả người Công giáo đại lục sẽ tuân theo các nguyên tắc của Giáo hội được nhấn mạnh trong tông thư, do Vatican phát hành ngày 30-6-2007. Đây là tông thư đầu tiên Đức Thánh cha Bênêđictô viết cho người Công giáo trong một quốc gia đặc biệt sau khi lên ngôi giáo hoàng hồi tháng 4-2005.

Đức Hồng y Zen còn cho biết ngài hy vọng “tất cả các giám mục đại lục hiệp thông với Đức Thánh cha” có thể bày tỏ lòng trung thành của mình đối với Đức giáo chủ bằng hành động.

Anthony Lam Sui-ki, nhà quan sát lâu năm của Trung tâm Nghiên cứu Thánh linh của giáo phận Hồng Kông, bày tỏ sự lạc quan thận trọng rằng quan hệ Trung Quốc-Tòa Thánh sẽ cải thiện trong năm 2008. Tuy nhiên, có thể có nhiều nhân tố khác nhau gây trở ngại cho sự tiến triển này, chẳng hạn như việc chính phủ Trung Quốc quyết định “có những hành động không cần thiết để phòng ngừa bất trắc” trước và trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh từ ngày 8-24/8.

Trong khi lễ kỷ niệm Ngày Giới trẻ Thế giới được tổ chức từ ngày 15-20/7 tại Sydney, Úc, đang đến gần, ông cũng không biết “liệu chính phủ Trung Quốc có cho phép các bạn trẻ Công giáo đại lục tham dự” sự kiện quốc tế này của Giáo hội không.

Ông Lam tin rằng vì Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo chuẩn bị sắp mãn nhiệm, họ sẽ cảm thấy ít bị hạn chế về việc đưa ra các chính sách mới. Trong đó có thể có chính sách đẩy mạnh quá trình bình thường hóa quan hệ với Tòa Thánh nếu họ muốn, ông nói.

Theo ông, năm nay kỷ niệm 30 năm thực hiện chính sách mở cửa của Trung Quốc, vốn “sẽ là cơ hội tốt” để đánh giá chính sách tôn giáo đã phát triển như thế nào kể từ đó.

Ông Lam thừa nhận mặc dù Trung Quốc đã có được sự phát triển kinh tế và xã hội nhanh chóng trong ba thập niên qua, nhưng “người ta nhận thấy chính sách tôn giáo” vẫn mang tính bảo thủ giống như “hồi thập niên 1950”.

Tuy nhiên, ông cho biết Trung Quốc và Vatican đã tiến hành các cuộc họp kín và thân mật trong những năm gần đây. Ông hy vọng các cuộc họp như thế có thể dần dần công khai hơn và được tổ chức giữa các cấp cao của hai bên trong năm 2008.

Theo một bản tin đăng hôm 5-12 trên tờ South China Morning Post, tờ nhật báo ở Hồng Kông, Tòa Thánh đã cử một phái đoàn cấp cao sang Bắc Kinh hồi tháng 11. Bản tin trích lời của “một nguồn tin am hiểu” nói rằng trong phái đoàn có Đức Tổng Giám mục Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vatican Pietro Parolin, được coi là viên chức cấp cao nhất của Vatican từng viếng thăm Trung Quốc.

Kwun Ping-hung, quan sát viên ở Hồng Kông chỉ đạo nghiên cứu Giáo hội tại Trung Quốc, tin rằng cả hai bên đã có những nhượng bộ trong quá trình bầu chọn và phong chức giám mục cho 5 giám mục thuộc cộng đồng Giáo hội được chính phủ công nhận trong năm 2007.

Tuy nhiên, ông cảm thấy những nhượng bộ như thế không phải là cơ sở vững chắc cho việc cải thiện hoàn toàn quan hệ Trung Quốc-Tòa Thánh.

Theo ông Kwun, Đức Thánh cha đã giải thích rõ các nguyên tắc của Giáo hội trong tông thư của ngài. Chuyên gia về Giáo hội Trung Quốc cho biết, mặc dù các thông lệ trong “hệ thống Giáo hội hiện nay ở Trung Quốc” khác với những điều Đức Thánh cha đã nêu rõ, nhưng “Bắc kinh vẫn không chính chức và công khai bình luận tông thư”.

Việc cả hai bên duy trì đối thoại sau đó là dấu hiện tích cực nữa, theo ông Kwun, một người ngoài Công giáo.

Theo ông, “duy trì tiến triển chậm như hiện nay có thể sẽ là lựa chọn chung của cả hai bên trong tương lai”.

UCAN

Đọc nhiều nhất Bản in 03.02.2008. 21:03