Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Tham dự hàm thụ

§ Vũ Văn An

1. Ở lại tái thiết xứ sở

Hơn 5,000 bạn trẻ Iraq sẽ gặp nhau tại Kirkuk để cầu nguyện cho WYD tại Sydney. Theo tin Hãng Asianews ngày 11 tháng Bẩy, Đức Tổng Giám Mục nghi lễ Can-đê của Kirkuk là Đức Cha Sako gọi cuộc họp mặt các bạn trẻ Iraq tại Kirkuk vì không thể tới Sydney được là “một biến cố có ý nghĩa lịch sử”. Ngài nhấn mạnh rằng “thách đố thực sự là ở lại Iraq để tái thiết xứ sở”.

Theo bản tin này, sẽ không có bạn trẻ Iraq nào tới WYD tại Sydney vì không bạn trẻ nào từng đặt kế hoạch qua Sydney đã được cấp chiếu khán để vào Úc. Dù không dấu nổi “nỗi thất vọng sâu xa”, Đức tổng giám mục Louis Sako, Tổng giám mục Kirkuk, tỏ ra không ngã lòng. “Song song với WYD, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc gặp mặt cho hơn 5,000 bạn trẻ” thuộc các giáo phận miền Bắc Iraq, “để cùng cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng”. Vị giáo chủ thuộc giáo phái Can-đê nhấn mạnh đến ý nghĩa “lịch sử’ của cuộc gặp mặt này mà chính ngài miêu tả như một “phép lạ” giữa một tình thế còn đậm nét tranh chấp và bạo lực. Đức tổng giám mục Sako nhấn mạnh rằng “thách đố thực sự là tái thiết Iraq”, duy trì “truyền thống Kitô giáo từng tạo nên thành phần yếu tính cho văn hóa nước này”. Bất chấp các đau khổ và khó khăn, cộng đồng này cương quyết “tiếp tục tích cực và hợp tác với cộng đồng Hồi Giáo để đem lại một nền hòa bình vững chắc và lâu bền”

Được hỏi thái độ các bạn trẻ ra sao, khi bị từ khước cấp chiếu khán để tham dự WYD? Đức cha Sako cho hay: dĩ nhiên là thất vọng, nhưng đau khổ luôn mang lại dấu chỉ hy vọng, vì trong ngày WYD, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc gặp mặt cho hơn 5,000 người trẻ của các giáo phận miền bắc xứ sở, tức các giáo phận Kirkuk, Amadiya và Erbil. Đây là một biến cố lịch sử, vì nó cho thấy rõ ý muốn của người trẻ muốn làm chứng cho đức tin của mình, bất chấp các khó khăn và đau khổ họ đang gặp phải; cộng đồng Kitô giáo vẫn sinh động, và chứng tá do các bạn trẻ mang đến là kết quả của một phép lạ thực sự.

Được hỏi trong cuộc gặp mặt này sẽ có những biến cố gì, Đức cha Sako cho hay: “trong hai ngày 17 và 18 tháng Bẩy, sẽ có những buổi cầu nguyện, học giáo lý, suy niệm để chứng tỏ sự gần gũi của cộng đồng Kitô giáo Iraq với giới trẻ và Đức Giáo Hoàng. Đức Thánh Cha luôn tỏ lòng quan tâm đặc biệt tới tình thế của chúng tôi và dù chúng tôi không thể gần gũi Ngài trên phương diện thể lý, thì tinh thần và trái tim chúng tôi vẫn có mặt tại Sydney. Lẽ dĩ nhiên, quả là buồn khi để mất dịp may hiếm có được gặp gỡ các thực tại khác, các nền văn hóa khác và các cảm nghiệm khác từng được niềm tin vào Chúa Kitô liên kết, nhưng điều quan trọng và có ý nghĩa là phải chứng tỏ được rằng giáo hội địa phương vẫn sinh động, cương quyết làm việc để cổ vũ hòa bình và phát triển. Chính vì thế, chúng tôi muốn gửi một sứ điệp tới Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và tới giới trẻ sẽ tham dự WYD để long trọng tuyên bố rằng chúng tôi đang ở đó, ở giữa họ".

2. Bản sắc Maronite

Can-đê là một nghi lễ trong hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo La Mã, mà ta quen gọi là Giáo Hội Công Giáo Đông Phương. Giáo hội Maronite cũng là một trong các Giáo Hội vừa kể, nhưng may mắn hơn nhiều, vì không những có dịp tham dự WYD08 tại Sydney mà còn tham dự một cách hết sức nổi bật nữa.

Theo tin Hãng CNA ngày 11 tháng Bẩy, tại phân bộ Mount Saint Mary của Trường Đại Học Công Giáo ở Strathfield, Nghị Hội Công Giáo Maronite 2008 đã được khai mạc vào ngày Thứ Năm hôm qua, có sự tham dự của Đức Hồng Y Thượng Phụ Nasrallah Pierre Sfeir và đại biểu giới trẻ của các giáo phận Li Băng. Nghị hội này đem lại cho giới trẻ cơ hội để suy niệm về bản sắc văn hóa Maronite của họ.

Người Công giáo Maronites luôn hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và thừa hưởng truyền thống tâm linh của họ qua gương sáng của Thánh Maron. Nghị hội Maronite sẽ kết thúc vào Chúa nhật ngày 13 tháng Bẩy, với một Thánh Lễ kết thúc do Đức hồng Y Sfeir chủ tế tại Vận Động Trường Parramatta, mà tin trước đây cho hay sẽ có đến 10,000 người tham dự.

Trước đó, ngày 7 tháng Bẩy, tại Adelaide, Đức Hồng Y đã được thủ hiến bang Nam Úc là Mike Rann và bộ trưởng Đa Văn Hóa Michael Atkinson tiếp đón chính thức. Người dân Nam Úc coi ngài là một nhân vật quan trọng trong các vấn đề tôn giáo và chính trị tại Trung Đông và được thế giới biết đến như người kiến tạo hoà bình tại miền đất quá nhiễu nhương này. Ông Rann phát biểu rằng: “Thượng phụ Sfeir đóng vai chủ chốt trong cuộc đối thoại Kitô giáo và Hồi giáo; và người ta không thể nào đánh giá quá mức các đóng góp của ngài từ ngày được tuyển chọn và nhậm chức năm 1986. Đức Hồng Y Sfeir gần đây đã viếng thăm Hoa Kỳ và Pháp nơi ngài được các Tổng thống Bush và Sarkozy nồng hậu đón tiếp. Điều ấy cho thấy ngài được kính trọng sâu xa khắp thế giới”.

Cũng nên biết: Giáo hội Công giáo Maronite có khoảng 12 triệu tín hữu khắp thế giới, riêng tại Úc có 250,000 tín hữu Maronites.

3. Dửng dưng là vấn đề

Hãng CWNews ngày 11 tháng Bẩy đưa tin về cuộc tông du xa nhất của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tới Úc. Mà xa thật: 16 tiếng đồng hồ trên máy bay, trên một hành trình dài 8,245 dặm. Chính vì thế, giáo hội Úc và nhân viên Tòa Thánh đã lo liệu để Ngài thư giãn ba ngày tại Trung Tâm Kenthurst của tu hội Opus Dei, trước khi chính thức được giới trẻ thế giới chào mừng tại Barangaroo. Khi đáp xuống phi trường quân sự Richmond vào sáng sớm ngày 13 tháng Bẩy, Ngài sẽ được Thủ Tướng Kevin Rudd và Đức Hồng Y George Pell chào mừng vắn tắt, rồi sau đó Ngài được hộ tống về Kenthurst, ngoại ô Sydney.

Nhân dịp này, Hãng CWNews cho hay: Đức hồng y Pell, người đứng ra tổ chức các lễ lạc mừng WYD, nói với Đài Phát Thanh Vatican rằng hy vọng Đức Giáo Hoàng sẽ gặp “ít thù nghịch” hơn là trong chuyến viếng thăm Mỹ hồi tháng Tư vừa qua, nhưng ngài cũng công nhận rằng người ta sẽ “ít hứng thú” với cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. “Đối với chúng tôi, dửng dưng là vấn đề”.

Điều đang gây tranh cãi suốt tuần lễ dẫn tới WYD là việc có những luật lệ cho phép cảnh sát quyền được bắt giam những người có các hành động hay cử chỉ gây phiền nhiễu cho các tham dự viên WYD.

4. Viện cớ

Ai cũng biết các luật lệ ấy vốn có sẵn trong các đạo luật của Úc hay của Tiểu Bang NWS. Mặt khác, Giáo hội Công giáo Úc không hề lên tiếng yêu cầu ban hành những luật lệ như thế. Cả Đức Hồng y George Pell lẫn Bộ trưởng Kristina Keneally đã lên tiếng minh xác điểm ấy. Nên nếu người ta vẫn vin vào đó mà công kích Giáo Hội, thì quả tình người ta đã làm điều được báo The Age ngày hôm nay, 12 tháng Bẩy, chạy hàng tít: An excuse to bash the Catholic Church (Một cái cớ để đánh phá Giáo Hội Công Giáo). Bài báo ấy là của Greg Craven, một luật gia hàng đầu về luật hiến pháp và là phó viện trưởng Viện Đại Học Công Giáo Úc.

Theo giáo sư Craven, để bắt đầu, ta phải nhận rằng các luật lệ trên khá có vấn đề. Các nhà phê bình luật lệ và nhân quyền quả có lý khi cho rằng những hạn từ như “phiền nhiễu” chẳng hạn thật khó mà có nghĩa chính xác khi xử lý những vấn đề thuộc quyền tự do đi lại và ăn nói.

Tuy nhiên một số lái buôn kỳ thị Công Giáo (Catholophobe) đã hoảng hốt thái quá đến độ không còn lý lẽ. Điều làm ta lo âu không hẳn là các chỉ trích đối với các luật lệ kia, các chỉ trích vốn nằm trong khuôn khổ tranh luận. Mà là quyết tâm của họ trong việc dán các thiếu sót của nó lên người Công giáo và chính cả Đạo Công giáo nữa.

Thực ra, chẳng có chi là “Công Giáo” liên quan tới các luật lệ đó. Trước nhất, cả Giáo hội Công giáo lẫn các nhà tổ chức WYD không một ai đã yêu cầu có các quy định trên. Các quy định ấy là món quà nhưng không của Chính Phủ Tiểu Bang. Chính phủ này ban hành các quy định ấy để đương đầu với các biến cố đông người, đầy thách thức ở Sydney, trong các bối cảnh bất thường. Đối với chính phủ, việc phối hợp giữa đám đông lớn và tiềm năng có những cuộc phản đối đòi phải có các luật lệ để kiểm soát. Dĩ nhiên, nguyên điều đó mà thôi thì không đủ để biến chúng thành đúng đắn hay hợp lý. Các luật lệ kiểm soát đám đông xưa nay vốn quá nặng tay và quá rộng rãi. Nhưng việc ấy có ăn uống chi đến Giáo hội Công giáo!

Giống như đối với các biến cố lớn khác, phần đông người ta chấp nhận việc trên. Thế thì tại sao lại có cả hàng tiểu đoàn những nhà tranh đấu và duy tự do công dân sẵn sàng lên án niềm tin Công giáo như một tổ hợp cực hữu chuyên đàn áp?

Câu trả lời đáng buồn chính là: ở Úc, thiên kiến tôn giáo đang sống và đang sống rất mạnh. Trước đây, người ta có thể tấn công người Công Giáo, coi họ như cánh quân thứ năm của ông Giáo Hoàng gây sấm sét giết chóc. Nhưng cũng giống như các thứ bài Do Thái vô lối, loại kỳ thị này nay chẳng còn bao nhiêu thời thượng hay hợp pháp nữa.

Bởi vậy, những kẻ có vấn đề với người Công giáo, hay với tôn giáo nói chung, cần phải tìm cho được nơi an toàn hơn để chơi trò chơi của mình. Song song với việc trước tác ra hàng loạt các tác phẩm chán ngấy về vô thần và can dự vào hàng loạt các chế diễu đùa cợt đối với các quan điểm tôn giáo và luân lý, thì việc đặt Giáo Hội Công Giáo vào ghế bị can nhân quyền là tiện lợi hơn cả.

Thực vậy, người Công giáo luôn luôn là các mục tiêu đặc thù cho những người cực đoan vô tôn giáo. Một số giáo hội khác đã bắt tay cầu hòa với chủ nghĩa thế tục đang thịnh hành. Các giáo hội này bảo họ: hãy để chúng tôi tin vào Chúa, và thờ phượng trong im lặng, và chúng tôi sẽ không tìm cách phiền hà các anh trong các vấn đề như luân lý và phục sinh.

Giáo Hội Công giáo không làm thế, nhưng nhất quyết đứng án ngữ cái phương thức duy vật chủ nghĩa đang thu hút người ta kia. Không lạ gì, những kẻ bôi lọ đã chẳng quan tâm chi đến chân lý quanh việc ban hành luật lệ chung quanh WYD.

Có lẽ các bách quân đội trưởng tự xưng về nhân quyền kia nên suy nghĩ xem những thứ quyền gì đang bị lâm nguy ở đây. Hiển nhiên, là các quyền tự do đi lại và phát biểu bị các luật lệ kia chi phối, và nếu các luật lệ này đi quá trớn, thì hiển nhiên đó một vấn đề có thực và đáng quan ngại.

Nhưng còn quyền tự do tôn giáo, một trong những quyền căn bản nhất thì sao? Quyền chính đáng được phản đối và phát biểu luôn phải sống chung với quyền tự do chính đáng về tôn giáo và điều ấy có nghĩa là người phản đối phải tôn trọng quyền của khách hành hương WYD, với cùng một mức độ như nhà nước phải nhìn nhận quyền của người phản đối.

Vũ Văn An

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 12.07.2008. 07:42