Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Hậu quả cuộc bầu cử 2020: Những ảnh hưởng với các chính sách Công Giáo

§ Trần Mạnh Trác

Cho tới nay, kết quả kiểm phiếu cho thấy đảng Cộng hòa sẽ giữ quyền kiểm soát Thượng viện với một tỷ số thoải mái như trước, và đảng Dân chủ sẽ giữ đa số ở Hạ viện với một lợi thế giảm đi đáng kể vì mất nhiều ghế dân biểu ở khắp nơi.

Giả thử ứng viên Tổng thống Dân chủ Joe Biden sẽ kiểm soát toà Bạch Cung, những ưu tư cuả Công Giáo về các chính sách công cộng sẽ ra sao?

Về Tư pháp:

Một tổng thống Biden sẽ cần có sự chấp thuận của Thượng viện để bổ nhiệm các thành viên nội các và thẩm phán liên bang.

Các nhà lãnh đạo Cộng hòa ở Thượng viện có thể trì hoãn một số thành viên nội các, và có thể đấu tranh mạnh mẽ chống lại những ứng viên tư pháp ‘quá khích’ để duy trì nguyên vẹn những thành quả mà Tổng thống Trump đã đạt được, gồm có 200 bổ nhiệm vào tòa án liên bang và ba thẩm phán vào Tối cao pháp viện.

Nếu một ghế của Tòa án Tối cao nữa bị bỏ trống, thì cuộc chiến với ứng cử viên có khuynh hướng cấp tiến sẽ rất căng thẳng và có thể xa vào vòng bế tắc. Thông thường ứng viên đó phải rút lui, hoặc Tổng thống có thể đế cử một ứng viên ôn hoà hơn.

Về Lập pháp:

Sẽ tiếp tục là một chính quyền chia rẽ giống như dưới thời cuả ông Trump, sẽ vẫn có những rào cản lập pháp về một loạt các biện pháp, như các gói hỗ trợ và kích thích để ứng phó với đại dịch COVID.

Đối với cả hai bên, việc tài trợ để cứu trợ COVID đợt 2 tuy là một ưu tiên nhạy cảm nhưng các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội đã đặt thêm vào việc thúc đẩy các biện pháp ủng hộ phá thai trong bất kỳ biện pháp cứu trợ nào, và do đó vẫn bị trì hoãn cho tới nay.

Việc tài trợ cho các nhóm phá thai qua sự cứu trợ COVID đã được tranh luận ngay từ đầu đại dịch. Vào tháng 3, Đạo luật CARES được thông qua với sự ủng hộ lưỡng đảng với những biện pháp ngăn cấm Planned Parenthood không được nhận các khoản vay khẩn cấp dành cho doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, các chi nhánh Planned Parenthood vẫn có thể tiếp cận 80 triệu đô la trong khoản vay PPP.

Với một đa số ở Hạ viện nhỏ hơn, người ta hy vọng bà Pelosi sẽ phải nhượng bộ và đợt cứu trợ COVID thứ 2 này sẽ không còn những đòi hỏi phá thai nữa.

Đạo luật CARES cũng bao gồm các biện pháp bảo vệ của Tu chính án Hyde. Tu chính án Hyde đã được ban hành hàng năm kể từ năm 1976 như một phần đính kèm với các dự luật chi tiêu y tế, và cấm liên bang tài trợ cho các ca phá thai tự chọn ở Medicaid.

Chủ tịch Hạ viện Nacy Pelosi đã từng tuyên bố bà sẽ tìm cách bãi bỏ Tu chính án Hyde. Ông Joe Biden, khi tranh cử tổng thống, cũng nói rằng ông sẽ bãi bỏ Hyde.

Tuy nhiên, với một đa số Dân chủ ít hơn, việc bà Pelosi có thể thực hiện lời hứa cuả mình trở nên khó hơn, ít ra là trong 2 năm tới.

Ông Biden, và đảng Dân chủ cũng ủng hộ một dự luật gọi là Luật Bình đẳng, để bảo vệ các khuynh hướng tình dục và giới tính và ngăn chặn sự phân biệt đối xử trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các phòng vệ sinh công cộng, giáo dục, tài trợ liên bang, việc làm, nhà ở, tín dụng và bồi thẩm đoàn. Những người phản đối dự luật - gồm có các giám mục Hoa Kỳ - đã cảnh báo luật này sẽ hủy bỏ các biện pháp bảo vệ tự do tôn giáo và có thể được sử dụng để buộc các bác sĩ thực hiện một số ca phá thai. Nó đã từng được Hạ viện thông qua một lần, và đã bị Thượng viện ngăn chặn vào năm ngoái, vậy thì sau này nó vẫn có thể bị ngăn chặn thêm nữa nếu đảng Cộng hòa còn giữ Thượng viện.

Về các dự luật phò sinh

Các dự luật ủng hộ sự sống — chẳng hạn như luật cấm phá thai 20 tuần và luật bảo vệ những trẻ sơ sinh sống sót sau khi phá thai — sẽ chẳng đi đến đâu trong Hạ viện do Đảng Dân chủ lãnh đạo. Và tại Thượng viện, các thành viên ủng hộ sự sống cũng đành phải bó tay vì họ không có đủ túc số 60 ghế cần thiết để chấm dứt một filibuster mà thúc đẩy một đạo luật từ Thượng viện.

Trước đây các thành viên phò sự sống trong Hạ viện đã cố gắng để buộc một cuộc bỏ phiếu về luật bảo vệ thai nhi bị phá thai mà còn sống (Born-Alive Abortion Survivors Protection Act,) tức là ra hình phạt cho các bác sĩ hoặc chuyên gia đã không cung cấp việc chăm sóc cần thiết cho những trẻ sơ sinh còn sống sót sau khi bị phá thai.

Tuy nhiên, “discharge petition” (kiến nghị thông qua) chỉ nhận được 205 chữ ký – tức là thiếu mất 13 chữ ký để có số 218 cần thiết. Trong số những dân biểu ký tên có 3 dân biểu Dân chủ, nhưng tiếc thay hai người trong số này đã thua trong cuộc bầu cử vừa qua.

Trần Mạnh Trác

Đọc nhiều nhất Bản in 04.11.2020 15:56