Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Hàng trăm gia đình Kitô giáo Iraq trốn chạy bạo lực

§ John Bosco Nguyễn Hoàng Thương

Mosul (AsiaNews) - Mosul đang trải qua "tình trạng khẩn cấp về nhân đạo" thực sự khi chỉ trong vòng một ngày, hôm 25/02/2010, "hàng trăm gia đình Kitô giáo" rời bỏ thành phố tìm nơi ẩn náu, để lại phía sau nhà cửa, tài sản, các hoạt động thương mại của họ: tình hình "thật bi thảm". Đức Giám Mục Emil Shimoun Nona, Tổng Giám Mục Công Giáo nghi lễ Canđê của Mosul, xác nhận về cuộc di cư của các tín hữu từ thành phố này. Trong khi đó, Đức Cha Louis Sako, Tổng Giám Mục của Kirkuk, sẽ phát động "một cuộc tuần hành và ăn chay", để gây xúc cộng cho đồng quốc tế về "cuộc thảm sát Kitô hữu Iraq" và chấm dứt tình trạng bạo lực trong nước.

Đức Tổng Giám Mục của Mosul ưu tư có nhiều gia đình, "hàng trăm", trong một ngày, rời khỏi thành phố. Đức Giám Mục Nona nói đến "sự bất tận của Đường Thập Giá" và lên án "sự thay đổi trong phương pháp" hoạt động của các băng nhóm vũ trang. Ngài nhắc rằng: "Trong quá khứ, chúng tôi nói với các Kitô hữu đóng kín cửa trong nhà. Nhưng giờ thì thậm chí họ bị tấn công ngay trong nhà riêng của mình". Ngài đề cập đến vụ sát hại hôm 23 tháng Hai: các tay biệt kích đột nhập vào nhà của Aishwa Marosi, một Kitô hữu 59 tuổi, sát hại người đàn ông và 2 con trai. Vợ ông và người con gái đã chứng kiến vụ sát hại, nhưng được bọn tội phạm tha cho.

Đức Giám Mục Nona khẳng định nguy cơ "Mosul sẽ hoàn toàn vắng bóng các Kitô hữu", những người đang chạy về phía đồng bằng Nineveh và những nơi khác được xem là an toàn hơn. Ngài cho hay: "Hôm qua tôi đến thăm một số gia đình, tôi đã cố gắng để mang đến sự an ủi, nhưng tình hình thật bi thảm. Người dân bỏ chạy mà không cần mang theo bất cứ thứ gì với họ". Đây là lý do tại sao các Tổng Giáo Phận địa phương đưa ra phản ứng khẩn cấp ban đầu, nhằm cố gắng cung cấp "những tiếp tế và cứu trợ thiết yếu", nhưng sự nguy hiểm của "một cuộc khủng hoảng nhân đạo là có thực".

Đức Tổng Giám Mục của Mosul có kế hoạch đi đến Baghdad để gặp các chính trị gia và chính phủ trung ương, để yêu cầu sự can thiệp của họ. Ngài cho hay rất khó để duy trì sự hiện diện của các Kitô hữu, và có khả năng là cuộc tổng tuyển cử - theo dự kiến vào ngày 07 Tháng Ba - sẽ không ai bỏ phiếu. Việc giữ các Kitô hữu Iraq ở Đồng Bằng Nineveh, nạn nhân của một cuộc tranh giành quyền lực giữa người Ả Rập và người Kurd, dường như là một khả năng xảy ra ngày càng cụ thể, mặc dù các nhà lãnh đạo Giáo Hội luôn luôn phản đối "việc quy vào hạng thấp kém này". Cho đến nay, các phe phái xung khắc nhau đã dùng lý do tôn giáo và các băng nhóm vũ trang để lôi kéo các Kitô hữu vào cuộc xung đột. Đức Cha Nona kết luận: "Về điều này, giờ chúng tôi cần tìm kiếm ‘một phản ứng chính trị’ đối với những cuộc xung đột, cuộc tranh giành quyền lực".

Đức Tổng Giám mục Louis Sako, Tổng Giám Mục của Kirkuk, trong vài ngày tới, phát động "một cuộc tuần hành và ăn chay", để gây xúc cộng cho đồng quốc tế về "cuộc thảm sát Kitô hữu Iraq" và chấm dứt tình trạng bạo lực trong nước. Các chính sách nhằm làm cho Mosul vắng bóng Kitô hữu phải được chấm dứt, các cuộc đàm phán với chính quyền trung ương và nghị viện địa phương đã bắt đầu để tăng cường "hiểu biết về sự thống nhất quốc gia" có nghĩa là làm mất đi các cuộc xung đột giữa những khác biệt mang tính sắc tộc, tôn giáo và những ảnh hưởng nước ngoài trong một Iraq tan vỡ. Đức Giám Mục khẳng định thiện chí của cộng đoàn Kitô hữu để "tham gia vào đời sống chính trị của đất nước", trong khi có một hiểm họa ngày càng cụ thể khi họ bị xem là "công dân hạng hai".

Cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào ngày 07 tháng Ba sẽ gây ra một sự leo thang bạo lực lớn hơn. Các bên xung đột - người Sunni, Shiite, Kurd - không thiếu phương pháp hoặc sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát lãnh thổ. Baghdad, cũng như Mosul và Kirkuk, đang bị lôi cuối vì tiềm năng dầu mỏ phong phú. Bạo lực giáo phái ở Mosul, dường như không có mối liên kết với al-Qaeda, nhưng đúng hơn là sự thâm nhập vào quân đội và cảnh sát của "những quyền lực lớn" liên kết với các đảng chính trị, các giáo phái tôn giáo, hoặc các sắc tộc. Chúng là dấu hiệu rõ ràng về sự thất bại trong việc tạo ra một nhà nước đơn nhất, "Cộng hòa Iraq" đã được đề cập trong Hiến pháp, nhưng không bao giờ sinh ra bởi những chia rẽ nội bộ. Thêm vào đó những áp lực bên ngoài từ các nước lân cận như Iran: nguồn tin từ Baghdad xác nhận rằng "Tehran có cả hai tay trong giới chính trị nội bộ của Iraq" và là một ảnh hưởng động chạm đến kinh tế, chính trị và tôn giáo.

Đức Cha Sako nhấn mạnh: "Những chia rẽ thuộc về nhà nước, tổ quốc và giáo phái là một thực tế hiển nhiên. Kitô hữu không phải là những người quan tâm đến các trò chơi quyền lực, bá quyền kinh tế, nhưng cần tạo ra một nhà nước, trong đó các nhóm sắc tộc khác nhau có thể sống với nhau một cách hòa bình". Để đạt được mục tiêu, trước hết phải bắt đầu với "sự hiệp nhất của cộng đoàn Kitô giáo và các vị lãnh đạo Giáo Hội, những người phải đem sức mạnh hiệp nhất của mình lên bàn đàm phán với chính quyền trung ương và các lực lượng chính trị của đất nước ".

John Bosco Nguyễn Hoàng Thương

Đọc nhiều nhất Bản in 27.02.2010. 04:05