Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Giáo Hội Đi Bằng Đôi Chân Các Linh Mục

§ BTGH

Ngày 19.06.2009, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã đặt năm Linh Mục dưới sự bảo trợ của Thánh Cha Sở Ars, Gioan-Maria Vianney. Đức Hồng Y Claudio Hummes, Dòng Phan-Sinh người Brasil, phụ trách các linh mục trên toàn thế giới [Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ], giải thích những cái được đưa vào cuộc năm nầy, trong cuộc trao đổi dành cho tờ La Croix:

LA CROIX (H). Vì sao Đức Thánh Cha lại ao ước dành một năm cho các linh mục?

ĐHY LAUDIO HUMMES (Đ) Bởi vì GIÁO HỘI ĐI VỚI ĐÔI CHÂN CỦA CÁC LINH MỤC. Họ đi hàng đầu. Nếu họ ngập ngừng, sẩy chân hoặc vấp váp, Giáo Hội sẽ bị chậm lại. Nếu họ sút kém về mặt thiêng liêng, Giáo Hội cũng sẽ bị yếu đi. Do vậy quan trọng là phải cổ vũ một cái nhìn tích cực về linh mục. Không tìm cách che khuất dấu diếm những yếu tố tiêu cực : người ta nói nhiều về tội ấu dục, cũng như vẫn luôn sống trung thành với chức linh mục họ.

(H) Công Đồng Vatican II đã đem vai trò giáo dân ra lại dưới ánh sáng. Làm thế nào để sự ăn khớp giữa giáo dân và linh mục có thể thực hiện?

(Đ) Căng thẳng nầy là bình thường và đem lại hoa trái : nơi nào không có căng thằng, thì không có sự sống! Nhưng giáo dân cần phải tôn trọng hình dáng linh mục : linh mục được đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Kitô, Đầu và mục tử Giáo Hội. Cơ chế nầy [Giáo Hội] không phát minh linh mục. Chính Chúa Kitô ban linh mục cho Giáo Hội và cho nên giồng hình dạng qua Bí tích giống Người như là Đầu Dân Chúa. Vị linh mục đến trong một giáo xứ do Chúa Kitô sai đến, chứ không phải ngài nắm quyền bằng một thứ đảo chính, hoặc do cộng đoàn lựa chọn. Phải đào sâu như thế căn tính linh mục, vốn không phải là căn tính của giáo dân. Giáo dân không thể thay thế linh mục được. Và đồng thời, - như Đức Thánh Cha nhắc nhở điều ấy – giáo dân đồng chịu trách nhiệm về sứ mệnh và về công cuộc truyền giáo : họ không được cho rằng linh mục chịu trách nhiệm một mình về tất cả những việc đó và họ chỉ ở đó để giúp đỡ các linh mục mà thôi. Năm Linh Mục nầy phải cho phép các HĐGM suy tư về các trình trạng căng thẳng nầy, soi sáng các ơn gọi của mỗi người. Không được để giám mục đương đầu một mình với vấn nạn nầy…

(H) Đức Hồng Y có nghĩ rằng chủ đề luật độc thân linh mục, việc truyền chức linh mục cho những người nam đã có gia đình, sẽ trở lại ở bề mặt tiền sân khấu chăng?

(Đ) Đó không phải là chủ đề của Năm nầy. Mục tiêu của chúng ta là cổ vũ và nâng đỡ đa số các linh mục sống trung thành với những gì họ đã dấn thân, cam kết.

(H) Trong thư gửi cho các linh mục, Đức giáo hoàng đã nêu lên ba lời hứa tu trì (Khiết Tịnh – Nghèo Khó – Vâng Lời). Các linh mục triều có phải cũng phải tuân theo một khuôn mẫu tu trì chăng?

(Đ) Đó là một truyền thống có giá trị cho toàn Giáo Hội, được Công Đồng Vatican II lấy lại. Những lời hứa nầy mà các tu sĩ công khai rõ ràng khấn giữ, cũng liên quan đến giáo dân và do vậy, cũng đối với cả các linh mục. Đức Vâng Phục, với người linh mục, trước hết là vâng theo Lời Chúa. Việc đọc Lời Chúa là chủ yếu đối với người linh mục: ngài phải đặt mình dưới ánh sáng của Chúa, nếu không thì trời sẽ khép lại…

(H) Đức Thánh Cha đã đưa Cha Sở Ars ra làm gương mẫu cho tất cả mọi linh mục. Gương sáng của Cha Sở Ars có thể hữu ích cho những điều gì ngày nay?

(Đ) Cha Sở Ars đã sống trong một thế giới hết sức khó khăn với đức tin. Sau Cách Mạng Pháp, những nền tảng Giáo Hội bị thử thách nặng nề và thực hành đạo trở nên hiếm hoi. Đối mặt với những khó khăn nầy, Thánh Gioan-Maria Vianney đã chọn cách quan tâm lo lắng cho mỗi người, không bỏ sót ai. Ngài không bao giờ coi thế giới nầy như ma qủy, trái lại, ngài truyền giáo cho nó một cách vui vẻ. Ngày nay, cũng thế, các linh mục không nên coi nền văn hoá mới nầy như ma qủy và tiếc nuối một thế giới không còn nữa hoặc mơ về một tương lai không hiện hữu. Phải nhớ rằng nền văn hoá nầy cần được rao giảng Tin Mừng

(H) Đâu là những sự phong phú của thế giới ngày nay mà linh mục có thể cậy dựa vào?

(Đ) Những tiến bộ khoa học – tôi nghĩ tới di truyền học – cho phép hiểu biết rõ hơn về cuộc tạo dựng, từ đó sẽ có thái độ kính trọng, đi từ môi trường học đến sự thờ phương; những tiến bộ của y học, cho phép giảm nhẹ đau đớn, là cái cho ta một tự do mới để đương đầu bí ẩn sự dữ và số phận vĩng cửu của chúng ta; những tiến bộ công nghệ cho phép một nền văn hoá mạng: không làm nô lệ cho nó, nó có thể giúp phục vụ Lời Chúa, cho phép những người yêu Chân Lý chia sẻ việc tìm tòi của họ…Mọi nguồn phong phú mới đều vừa là một cám dỗ và một cơ hội tuyệt với để phục vụ Đấng Tạo Hoá.

(H) Tại sao lại nhấn mạnh đến Bí Tích Hoà Giải, mà Đức Thánh Cha muốn đem nó đặt vào giữa thừa tác vụ linh mục?

(Đ) Cha Sở Ars là một linh mục giải tội vĩ đại: có lúc ngài ngồi toà suốt 16 tiếng đồng hồ, kể cả vào mùa đông, trong khi các nhà thờ thuở ấy không hề được sưởi ấm…Giáo dân ra khỏi toà giải tội thấy mình được hạnh phúc. Ngày nay người ta sẽ nói rằng toà giải tội với ngài là một dụng cụ tiếp thị tuyệt vời, vì những ai đã xưng tội rồi, liền mách bảo cho những người khác về hạnh phúc và niềm vui họ cảm nhận được…Bí tích nầy cho phép Cha Sở Ars mang cho mọi người sự bình an.

Đó chính là toàn bộ ý nghĩa của bí tích nầy: bình an tâm hồn, với Chúa và với anh chị em. Thế giới cần đến hoà bình. Về bình diện nầy, linh mục đóng vai trò chủ yếu, không chỉ đối với tín hữu Công giáo, mà còn cả với toàn thể xã hội. Nhiệm vụ xã hội của linh mục, khi ngài chú tâm đến những kẻ bất hạnh nhất, hành động của ngài với những người nghèo đói, rất quan trọng. Người ta có cảm tưởng một sự chia rẽ giữa hai thế hệ linh mục: những vị cao niên nhất sau Công Đồng Vatican II, muốn cởi mở với thế giới và những linh mục trẻ muốn một dấn thân mang tính bản sắc hơn…Hiện tượng nầy tôi thấy đúng ra có tính chất Châu Âu hơn. Phải chống lại cám dỗ những khu sống chui lũi (ghetto), kháng chiến, thường thể hiện qua sự sợ hãi. Linh mục được sai vào thế giới và ngài phải đi vào thế giới một cách vui vẻ phấn khởi.

(H) Với những thống kê con số các ơn gọi, liệu Đạo Công giáo có một tương lai ở Châu Âu chăng?

(Đ) Có chứ. Đối với Giáo Hội hoàn vũ, Châu Âu vẫn là một tượng đài hết sức quan trọng. Châu Âu là Kitô giáo một cách sâu sắc xét vê mặt văn hóa . Nó vẫn còn có khả năng dưỡng nuôi bằng nguồn phong phú nầy phần thế giới còn lại. Ở Châu Á, người ta nói đến sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng nếu tình về con số tuyệt đối, thì sự hiện diện Công giáo vẫn chỉ là thiểu số. Nam Mỹ, ngược lại, là một châu lục Công giáo.

Đã hẳn, Giáo Hội chịu sự cạnh tranh của các giáo phái. Chính vì thế Hội Nghị Liên HĐGM Nam Mỹ lần thứ 5 nầy tổ chức ở Sparecida., đã nhấn mạnh về truyền giáo. Nếu không, người ta nhường sân chơi cho các giáo phái mặc sức tung hoành.

Ghi lại : Dominique QUINIO, Isabelle de GAULMYN và Frédéric MOUNIER
La Croix, số ngày 30.06.2009

BTGH chuyển ngữ

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 11.07.2009. 06:35