Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

ĐGH Benecitô XVI: cầu nguyện là khí giới đầu tiên chống lại sự dữ

§ ĐÔ Nguyễn Quang Sách

VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng XVI nói sự cầu nguyện bảo đảm sự cởi mở đối với những kẻ khác, và không có cầu nguyện, người ta có nguy cơ khép kín.

Đức Giáo Hoàng khẳng định như vậy ngày thứ Tư (6/2/08), trong vương cung Thánh Sabina trên Đồi Aventine của Rome, khi ngài chủ sự một cử hành Thánh Thể trong lúc làm phép và xức tro.

Trước Thánh Lễ có một khoảng cầu ngyện trong Nhà Thờ Thánh Anselmo kề bên, sau đó những kẻ hiện diện đi kiệu tới vương cung Thánh Sabina.

Trong bài giảng của ngài, Đức Thánh Cha suy niệm về những chủ đề cầu nguyện và đau khổ, cũng như hy vọng.

“Mùa Chay, chính vì mời dân chúng cầu nguyện, sám hối và ăn chay, biểu thị một thời điểm quan phòng để hồi sinh và tăng cường niềm hy vọng chúng ta”.

Đức Thánh Cha khẳng định sự cầu nguyện “là ‘khí giới ‘ đầu tiên và và hàng đầu giúp ‘đối mặt trận chiến chống thần dữ,”. Ngài khẳng định rằng “không có yếu tố cầu nguyện, cái ‘Tôi’ con người rốt cuộc đóng kín mình và lương tâm, vọng lại tiếng nói của Chúa, có nguy cơ giống như một tấm kính của chính mình. Cũng một cách, sự đối thoại nội tâm trở nên một sự độc thoại khơi lên nhiều hinh thức tự chữa mình.”

Động cơ của thế giới

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp: “Như vậy sự cầu nguyện là một bảo đảm của sự cởi mở đối với những kẻ khác. Những kẻ tự giải thoát cho Chúa và cho những nhu cầu của Người, thì cởi mở với những kẻ khác, cho những anh em và chị em đến gỏ cửa lòng mình và xin được nghe, xin sự chú ý, sự tha thứ, và thỉnh thoảng xin sự sửa mình, nhưng luôn trong tình bác ái huynh đệ.

“Sự cầu nguyện không bao giờ tập trung vào mình nhưng luôn luôn tập trung vào những kẻ khác. […] Sự cầu nguyện thật là động cơ của thế giới, bởi vì nó giữ chúng ta cởi mở đối với Chúa. Vì lẽ này, không có cầu nguyện thì không có hy vọng, chỉ có ảo tưởng mà thôi.

Trên thực tế, không phải sự hiện diện của Chúa làm con người ra xa lạ, nhưng sự vắng Chúa. Không có Chúa thật, Cha Chúa Giêsu Kitô, hy vọng trở thành một ảo tưởng làm chúng ta trốn tránh sự thật.”

Đức Giáo Hoàng cũng nói rằng “sự ăn chay và bố thí, liên kết hài hoà với sự cầu nguyện, có thể được xem như ‘những nơi’ để họ thực hiện sự hy vọng Kitô hữu.

“Nhờ hành động kết hợp của sự cầu nguyện, ăn chay và bố thí, mùa Chay […] đào tạo các Kitô hữu nên những người nam và nữ của hy vọng, theo gương các thánh”.

Về chủ đề đau khổ, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhắc lại rằng Chúa Kitô “đã chịu đau khổ vì chân lý và công lý, mang vào lịch sử nhân loại tin mừng đau khổ, là mặt khác của tin mừng tình yêu. Chúa không thể chịu đau khổ, nhưng Người có khả năng và muốn tỏ sự đồng cảm.” ‘

“Niềm hy vọng đem sức sống cho chúng ta càng lớn, thì khả năng chúng ta chịu đau khổ vì tình yêu chân lý và lòng nhân hậu càng lớn, vì cống hiến vui vẻ những khó nhọc nhõ và lớn của sự sống hằng ngày, và làm cho chúng nên thành phần của sự ‘đồng cảm’ của Chúa kitô,’ ngài nói.

Sau khi nhắc lại kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức của Đức Trinh Nữ Maria đang được cử hành tại Lộ Đức, Đức Giáo Hoàng kết thúc bằng sự mời dân chúng “suy gẫm về mầu nhiệm sự tham gia của Đức Maria trong những đau khổ của nhân loại.”

ĐÔ Nguyễn Quang Sách

Đọc nhiều nhất Bản in 09.02.2008. 10:28