Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Báo Australia: Cuộc viếng thăm của ĐGH nhắc nhở ta về ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời

§ Phụng Nghi

Sydney (Courier Mail) - Các vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo chắc chắn sẽ hy vọng rằng sinh lực và nhiệt tình tạo nên suốt tuần lễ qua trong những Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ khuyến khích những người xa rời đức tin trở về với bầy chiên.

Và có thể rằng, những người chưa bao giờ có kinh nghiệm về tôn giáo, lúc này đây có lẽ cảm thấy sự thúc đẩy muốn đi thăm dò những vấn đề tâm linh để tìm ra một con đường đẫn đến an nhiên tự tại.

Đồng thời, một nhà thần học ham với sách vở, xa lạ, ít được biết tới, lại nổi trội lên, chỉ trong thời gian mấy ngày, trở thành một vị Giáo hoàng của đại chúng, một con người nhân hậu làm ta xúc động, một con người khiêm tốn tạo niềm vui.

Trên đường đi ngài phải đương đầu với cái di sản kinh hoàng về chuyện giáo sĩ lạm dụng tình dục, bằng phương cách xin lỗi công khai và gặp gỡ với các nạn nhân.

Cử chỉ của ngài sẽ không xóa đi được nỗi đau đớn của những người phải gánh chịu, nhưng hành động của ngài lại là điều quan trọng và có sức mạnh tượng trưng.

Nhiều người trong chúng ta chỉ biết loáng thoáng được ý nghĩa của Ngày Giới Trẻ Thế Giới trước khi những ngày đó bắt đầu – ấy là một biến cố đặt trọng tâm ở Sydney và có vẻ là nguồn gốc tạo ra không gì hơn là phiền phức và bất tiện cho nhiều cư dân của thành phố này, những người chỉ bo bo lo sống cho lợi ích của riêng mình.

Nhưng vào lúc Bênêđictô XVI rời khỏi Australia, một tuần lễ dài pha trộn những lễ nghi ngoạn mục của Đức giáo hoàng, những cảnh tượng hùng vĩ, khối lượng khổng lồ những nhiệt tình chân thực, thái độ hớn hở và xưng tụng đức tin của những người hành hương đến từ khắp thế giới, tất cả đã làm nên những chuyện thần kỳ.

Chỉ có những kẻ rã rời ngấy chán nhất mới không được hứng khởi lên, ít nhất ở một mức độ nào đó.

Chuyện những gì thực sự còn tồn tại lâu bền tác động do chuyến viếng thăm của Đức giáo hoàng, là điều hãy còn để chờ coi cho biết. Nhưng ít nhất, dù sao cuộc thăm viếng này, trong một thời gian, cũng nhắc nhở chúng ta biết cuộc sống sẽ biến đổi ra sao khi thiện chí và lòng quảng đại trong tinh thần thay thế cho tính ích kỷ, tính cảnh giác của những người công dân chúng ta, những người lấy việc theo đuổi tìm kiếm của cải làm các nguyên tắc chỉ đạo.

Nhà cầm quyền đã cảm thấy nhu cầu phải thông qua các đạo luật coi việc quấy rối khách hành hương là bất hợp pháp, những đạo luật cuối cùng không những là điều sai lạc về mặt luật pháp mà cũng chẳng cần thiết nữa.

Chế giễu các tín đồ và công khai chống báng một số niềm tin của người Công giáo, có thể là trò đùa hay ho đối với một số người.

Nhưng cuối cùng thì, lại còn hơn là chuyện thô lỗ nữa, nếu lấy làm trò vui khi trêu chọc hàng bao nhiêu ngàn người Công giáo trẻ trung, hào hứng và sung sướng, tràn ngập phố phường chúng ta và trên những màn ảnh lớn trong những ngày vừa qua.

Mọi người đều có quyền giữ, hoặc không giữ, niềm tin cá nhân hoặc tín lý của mình. Và hầu hết mọi người trong chúng ta đều không muốn cho ai dạy bảo mình đâu là con đường đúng ta phải đi. Chúng ta muốn tự mình chọn lựa lấy.

Nhưng đồng thời, hầu hết mọi người chúng ta – đặc biệt là trong những thời gian thử thách này, khi tỷ lệ lãi xuất lên cao và bất ổn về kinh tế - lại có thể có được một khích lệ ngắn và sâu sắc làm ta thuần tuý phấn khởi và tích cực hơn lên.

Cuộc viếng thăm của Đức giáo hoàng thật đắt giá, người ta ước tính phải chi phí tới 160 triệu mỹ kim, nhưng theo những người đứng đầu về thương mại tại địa phương, thì số tiền tương đương hay nhiều hơn thế đã được người hành hương để lại. Nhưng cũng còn để lại nữa sẽ là một luồng ánh sáng ấm áp và lạc quan còn kéo dài, có lẽ thế, tốt đẹp cho cuộc sống hơn là chuyện kiếm được hay chi phí bao nhiêu tiền bạc.

Phụng Nghi

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 23.07.2008. 00:20