Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Ảnh Hưởng Của Thượng Hội Đồng Giám Mục Đối Với Giáo Hội Ở Châu Á

§ BTGH

Trước khi giới thiệu bài phỏng vấn ĐGM Luis Tagle về ảnh hưởng của THĐGM 2008 đối với Giáo Hội ở Châu Á, BTGH xin giới thiệu phần trích bài phỏng vân ĐGM giáo phận Thanh Hoá Giuse Nguyễn-Chí-Linh: Với chủ đề “Lời Chúa trong đời sống và trong sứ mệnh của Gíao Hội”, THĐGM 2008 kéo dài suốt 3 tuần lễ với chương trình làm việc dày đặc, cho thấy tầm quan trọng của Lời Chúa chưa được đặt đúng vị trí không chỉ trong Gáio Hội, mà ngay trong cuộc sống của mỗi Kitô hữu: đọc – suy gẫm – thực hành – rao giảng. Trước thánh lễ cầu nguyện cho các Đẳng Linh Hồn ngày 02.11.2008 tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, trên đường về nước, Ngài đã dành cho Giaoxuvnparis.com một cuộc phỏng vấn.

Gs Trần-văn Cảnh: Đề tài về Lời Chúa, như đã được đề cập trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới có cần được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam khai triển và cô đọng trong một Thư Mục vụ chung cho giáo dân Việt Nam không? Nếu có, nên đặc biệt chú trọng đến khía cạnh nào? đến Lời Chúa trong Đức Tin, Lời Chúa trong đời sống hay Lời Chúa trong sứ mệnh của Giáo Hội?

ĐGM Giuse Nguyễn-Chí- Linh: Một mình tôi không thể trả lời câu hỏi này. Đưa đề tài Thượng Hội Đồng Giám Mục vào một thư mục vụ hay không, đó là thẩm quyền của tập thể Hội Đồng Giám Mục. Tôi chỉ có quyền gợi ý đề nghị. Đó là điều tôi sẽ làm khi có dịp họp mặt đông đủ Hội Đồng Giám mục Việt Nam.

* * *

UCAN (H). Thượng Hội Đồng (THĐ) nầy sẽ có ảnh hưởng nào với Giáo Hội ở Châu Á?

ĐỨC GIÁM MỤC LUIS ANTONIO TAGLE (Đ). Tôi đoán ảnh hưởng nầy và các kết quả sẽ đến trên trên các mức độ khác nhau, tất cả đều mang tính thực hành. Cái đầu tiên là trong lãnh vực các nghiên cứu: một đối thoại thận trọng hơn giữa các nhà chú giải, các nhà thấn học và các mục tử và, tôi muốn nói, cả giáo dân nữa.

Chúng ta nhận thức rằng không có sự tiếp nhận thoả đáng Lời Chúa nào mà lại không có sự làm việc chung nhau giữa các nhóm người khác nhau nầy, bởi vì nghiên cứu khoa học Lời Chúa, suy tư thần học, kinh nghiệm mục vụ và kinh nghiệm trong cuộc sống, tất cả đều góp phần vào việc lắng nghe Lời Chúa. Việc chung vai sát cánh có thể được xúc tiến và tiến triển ra sao, là một điều hết sức hồi hộp đối với tôi. Sẽ hứa hẹn rất nhiều đấy!

Lãnh vực thứ hai mà ảnh hưởng của THĐ có thể cảm nhận được, sẽ là việc phương tự. Ở đây có thách thức: nhìn thấy Lời Chúa có thể được hòa nhập trọn vẹn thế nào không chỉ vào các phụng vụ chính thức, như là Thánh Lễ và các Bí Tích, mà còn vào những gì chúng ta trong Giáo Hội Công giáo gọi là thuộc bí tích.

Chúng ta có rất nhiều kinh cầu nguyện, rất nhiều những nghi thức chúc lành - nhưng chúng có bén rễ sâu trong Lời Chúa chăng? Việc cử hành mà chúng ta đang thực hiện có phải là đáp lại một Lời chăng?

Việc cử hành và Lời Chúa phải luôn đi đôi với nhau và tôi quan tâm ở đây, chẳng hạn, nhìn nhiều hình thức tuần bát nhật mà chúng ta có, và xem xét có bao nhiêu tuần bát nhật thật sự bén rễ sâu vào Lời Chúa?

Tôi biết rằng một trong những lời chỉ trích chúng ta nhận từ các cộng đồng ngoài Kitô-giáo là họ nói cách sống đức tin thiên về tình cảm của chúng ta như được thấy trong phụng vụ nầy, những lời cầu nguyện và những sùng bái, dường như bị tách ra khỏi những gì Lời Chúa nói.

(H). Điều đó có ý nói một sự thay đổi trong văn hoá Công giáo, như một số người nói chăng?

(Đ). Có lẽ tôi sẽ không dùng từ “thay đổi”, mà đúng ra là sẽ nói rằng chúng ta có thể quay lại với một truyền thống trước đây với việc các kinh nguyện được ăn rễ sâu nhiều hơn trong Lời Chúa.

Chẳng hạn, khi bạn nhìn vào các sách của các Giáo Phụ - cầu nguyện với các Thánh tử đạo, suy tư về đời sống các Đấng tử đạo - bạn thấy chúng luôn được hoà nhập trọn vẹn vào những suy tư về các Thánh Vịnh và các Phúc Âm. Nhưng không hiểu điều gì đã xảy đến trong giòng chảy lịch sử để chúng bị tách ra khỏi mối liên kết với Lời Chúa. Tôi không biết nó xảy ra thế nào, nhưng tôi cho rằng hiện nay các sự việc đang thay đổi và chúng ta đang quay lại với một truyên thống trước đây.

THĐ cũng ảnh hưởng đến một lãnh vực thứ ba, lãnh vực mà chúng ta thực hành sứ mệnh của Giáo Hội, không phải trong những khía cạnh hùng vĩ của nó, mà là trong cuộc sống thường nhật.

Tôi thích ý kiến đưa ra ở THĐ rằng có lẽ nói “Lời Chúa trong sứ mệnh của Giáo Hội” là chưa đủ, mà phải nói “sứ mệnh của Giáo Hội trong Lời Chúa” hoặc còn phải nói “sứ mệnh của Giáo Hội là Lời của Chúa”.

Điều đó sẽ mở ra những chân trời mới cho những hoạt động của chúng ta vì công lý và hoà bình, những hoạt động của chung ta vì người nghèo, vì đời sống gia đình, công cuộc giáo duc của Giáo Hội, cũng như hoạt động của chúng ta với người bệnh tật đau yếu, với các phụ nữ và những người vô gia cư - tất cả những người nầy. Chúng ta phải tự hỏi: có phải tất cả mọi hoạt động hiện tại của chúng ta đều được đặt vào bên trong chân trời Lời Chúa? Tôi cho rằng khi chúng ta đặt mọi sự trong viễn cảnh ấy, thì mọi hoạt động của chúng ta cho công lý và hoà bình, tất cả moi hoạt động từ thiện của chúng ta, sẽ ngày càng được hiểu hơn như là một cách sống thực hành Lời Chúa.

Ngày nay, chúng ta thường nghe nói rằng hoạt động của chúng ta trong các lãnh vực nầy không khác biệt với những loại dịch vụ xã hội của các tổ chức phi chính phủ. Vì thế trong tương lai, khi họ đưa ra câu hỏi, “Đâu là tính chất phân biệt sự dấn thân Công giáo trong tất cả điều nầy?” - thì chúng ta sẽ có thể nói rằng đó là một sự dấn thân đức tin nỗi lên từ một cam kết với Lời Chúa. Lời Chúa rèn luyện chúng ta, thúc đẩy chúng ta, giục giã chúng ta. Nơi đây mọi người thấy được linh đạo và sứ mệnh đi cùng nhau thực sự như thế nào.

(H). Ngài đang nói về sự tái khám phá một nền tảng Kinh Thánh cho các hoạt động mà Giáo Hội thực hiện?

(Đ). Đúng vậy. Nhưng tôi phải nhấn mạnh rằng đó không phải là một nền tảng Kinh Thánh. Trong truyền thống Công giáo, Lời Chúa đầu tiên và trước nhất là Ngôi Vị Chúa Giêsu hoá thành nhục thể.

Tât nhiên, đúng thật là Lời Giêsu nầy, lời giáo huấn của Người, con người của Người có thể được tìm thấy trong các văn bản, trong các Sách Thánh, nhưng cũng được tìm thấy trong toàn bộ đời sống của Giáo Hội, trong cái được gọi truyền thống.

(H). Trong THĐ Ngài đã nói về Thiên Chúa nói với và nói qua người nghèo.

(Đ). À, khi tôi nói điều ấy trong đại sảnh THĐ, thực sự tôi có ý nhắc lại với tất cả chúng ta rằng, đúng vậy, chúng ta phải lắng nghe Lời Chúa đang nói. Đó là điều hiển nhiên và bởi vì điều đó, Giáo Hội - được nhìn như đầy tờ trung thành của Lời Chúa – cho Lời Chúa mượn tiếng nói của mình. Vì thế khi lắng nghe Lời Chúa, chúng ta trở thánh tiếng nói của Chúa. Nhưng tôi cũng đã nhắc cộng đồng nhớ lại rằng trong Kinh Thánh, Thiên Chúa lắng nghe! Chúa không chỉ có nói mà thôi. Và rất thường xuyên Chúa nói một lời sau khi đã lắng nghe.

Tât nhiên, các nhà chú giải Kinh Thánh, các chuyên gia sẽ có thể nói rằng đây là ngôn ngữ theo thuyết hình người (nhân dạng), nhưng tôi cho rằng nó nhắm vào mầu nhiệm Thiên Chúa sâu thẳm. Bởi vì khi Thiên Chúa lắng nghe tiếng kêu than của người nghèo, khi Thiên Chúa nghe tiếng khóc than của những kẻ cầu xin Người xót thương, Thiên Chúa thường chịu một thứ thay đổi nào đó. Chẳng hạn, trong sách tiên tri Ôsê, Thiên Chúa đã nổi giận và sẵn sàng hủy diệt Dân Israel, nhưng lắng nghe hồi ức riêng của Chúa và cảnh ngộ của người nghèo, Thiên Chúa thay đổi bằng cách nầy hay cách khác: ”Tại sao Ta sẽ hủy diệt các ngươi? Làm sao Ta hủy diệt các ngươi?”

Vì thế tôi muốn một cách nào đó nhắc nhở cộng đoàn rằng chúng ta không chỉ đang lắng nghe Lời Chúa sao cho chúng ta có thể cho Chúa mượn tiếng nói của chúng ta, chúng ta cũng phải học biết cách mà Thiên Chúa lắng nghe. Thiên Chúa lắng nghe ngừơi công chính, người thấp cổ bé miệng.

Nay đó là một thái độ rất linh thánh, mà tôi cho rằng linh đạo của Giáo Hội không được quên, không được bỏ. Đặc biệt là ở Châu Á, nơi Giáo Hội chỉ là một thiểu số nhỏ bé, và thưỡng cũng chẳng có tiếng nói. Chúng ta có thể nghe được những gì những người thấp cổ bé miệng đang nói chăng? Trước hết và trên hết giữa các Kitô hữu, nhưng cũng cả ở trong châu lục mênh mông nầy, nơi chúng ta được nghe Công Đồng Vatican II nói rằng có sự hiện diện của chân lý, cũng nằm ngoài ranh giới Gáio Hội Công Giáo. Chúng ta có thể nghe được chăng?

(H). Như vậy Thiên Chúa đang nói qua các tôn giáo khác?

(Đ). Vatican II đã không đặt nó cách nầy, không minh nhiên như thế, nhưng Vatican II thừa nhận rằng có những yếu tố chân lý hiện diện ở đó và cả những hạt giống Lời Chúa nữa. Vì thế nêu chúng ta có ý triển khai rộng luận chứng nầy và rút ra kết luận của nó, thì chúng ta sẽ có thể nói, đúng vậy, Giáo Hội cũng nên lằng nghe một cách kính trọng như Giáo Hội công bố những gì Giáo Hội đã nhận lãnh từ Thiên Chúa trong Kinh Thánh và Thánh truyền. Vấn đề đặt ra là: chúng ta cũng có biết lắng nghe chăng?

(H). Ngài khuyên đọc Kinh Thánh với thái độ cầu nguyện, nhất là Lectio Divina, như là một cách thực hành mới. Tại sao?

(Đ). Thực ra đây là mợt thực hành đã rất cũ xưa, hiện diện trong các cộng đoàn dòng tu. Bạn phối hợp nghiên cứu với một cuộc gặp gỡ với Chúa là Đấng đang nói.

THĐ đề nghị rằng thực hành nầy phải được phục hồi và giới thiệu với các tín hữu Công Gáio khắp mọi nơi. Chúng tôi giới thiệu nó [Lectio Divina] vì chúng tôi thấy hai điều trong thực hành nầy:

Thứ nhất, nó đem lại một bước tiếp cận quân bình với Kinh Thánh đến nỗi những người – không phải do lỗi của họ - không có được hiểu biết có tính khoa học và hàn lâm về Kinh Thánh, cũng không bị bỏ sót. Họ cũng sẽ có thể tìm thấy ở đó một cách gặp gỡ Thiên Chúa và sứ điệp của Chúa qua cầu nguyện. Kế đến, chúng tôi thầy ở nhiều vùng miền trên thế giới, Lời Chúa có thể quy tụ một cộng đoàn, có thể biến đổi những cộng đoàn và những gia đình đến nỗi nhiều cộng đoàn trong các cộng đoàn Kitô giáo bé nhỏ đang lớn mạnh trên con đường bước theo Chúa Kitô.

Phần lớn sự canh tân các gia đình xảy ra khi các cộng đoàn được tập trung về Lời Chúa – và chẳng cần phải thúc đầy họ đâu. Khi họ được Lời Chúa rèn luyện, họ trở nên tiên tri trong các vùng họ sinh sống, họ khám phá ra những gì Thiên Chúa yêu thích và khinh ghét và hiểu đươc rằng Thiên Chúa không hề vui mừng trong bất công. Vì vậy Lời Chúa rèn luyện một cộng đồng, cũng biến đổi cộng đồng đó thành một cộng đồng xúc tiến và khuyến khích công lý và hoà bình.

(H). THĐ có thoát khỏi những sức ép như ta nhìn thấy bề ngoài chăng?

(Đ). Tôi có thể nói rằng đã có một sức ép rất có tính sáng tạo xảy ra. Tôi có thể thấy ngay cả việc sử dụng một số từ để ám chỉ Lời Chúa, để ám chỉ linh ứng, cũng có thể gây ra một lo sợ, bất an nào đó trong những người đến từ nền văn hoá khác biệt nhau. Nhưng điều quan trọng là chúng tôi có thể chấp nhận cuộc đối thoại nầy và lắng nghe nhau sao cho truyền thống Công giáo có thể được làm cho nên phong phú bằng sự đóng góp của những nền văn hoá khác biệt nhau. Một sức ép có tính sáng tạo nữa đến từ một sự đa dạng của các kinh nghiệm mục vụ. Sự đa dạng của các thực tế mục vụ, tất nhiên, đem đến với nó những vấn đề mới: chẳng hạn, trong THĐ năm 2005, chúng tôi đã tập chú vào Bí Tích Thánh Thể như là gốc và đỉnh của đời sống Kitô giáo.

Tuy nhiên ở đây, trong THĐ nầy, rõ ràng là nhiều cộng đoàn không có các Thánh Lễ Chúa Nhật đều đặn, do sự sụt giảm ơn gọi vân vân. Và vì thế chúng tôi bắt đầu nhìn thấy rằng lý tưởng của cộng đoàn Giáo Hội bén rễ sâu trong Thánh Thể không xảy đến như là một việc xảy ra bình thường trong nhiều cộng đoàn ngay lúc nầy. Thực tế những gì họ có thường xuyên hơn, chính là việc cử hành Lời Chúa.

(H). Một số giám mục và nhà thần học quy tình hình nầy cho “việc Tin Lành Hoá Giáo Hội Công giáo”.

(Đ). Chính xác! Họ nói thế nầy: ”Điều gì đang xảy đên với chúng ta xét về mặ Giáo Hội?”. Rồi có câu hỏi là về phần bạn phải nhìn các tu sĩ ấy - một số trong họ là nữ tu – và giáo dân chủ trì các buổi cử hành Lời Chúa vào các ngày Chúa Nhật như thế nào?

Họ là những người trên thực tế [công việc họ làm] đang quy tụ những cộng đoàn nầy lại với nhau. Dĩ nhiên những cộng đòan đó là Công giáo và khi có được một Thánh Lễ trọn vẹn, tôi chắc chắn rằng họ sẽ tụ họp lại để tham dự đông như thế. Nhưng chúng ta phải đối mặt với thực tế đó ở những nơi sự bất bình thường đang trở thành bình thường hơn và những gì được cho là thông thường đang trở thành đặc biệt.

Vì vậy THĐ nầy đã được nêu lên một đề xuất ở đây, rằng nên công khai công nhận những người lãnh đạo các buổi suy tôn Lời Chúa ấy.

Điều được nêu ra ấy là các cộng đoàn không có Thánh Lễ Chúa Nhật trong những thời gian lâu dài. Tôi đã nghĩ rằng đó chính là một hiện tượng ở Châu Á, ở Nam Mỹ và ở Châu Phi, nhưng rồi khi tôi lắng nghe ở trong THĐ, tôi nghe từ một số giám mục Châu Âu rằng đó cũng là một vấn nạn của Châu Âu.

(H). Cá nhân Ngài đã rút ra được những gì từ THĐ nầy?

(Đ). Tôi đã thật sự bị đánh động bởi những chứng từ của các giám mục và giáo dân đến từ những quốc gia ở đó các Kitô hữu đang bị quấy rối và bách hại vì họ mang Lời Chúa. Điều nầy nói cho tôi hay rằng Lời Chúa vẫn tồn tại, bởi vì không ai sẵn sàng chịu chết vì một điều gì đã chết. Bạn sẽ chết và chịu đau khổ vì bị bách hại một cách vui mừng, chỉ duy nhất cho một sự gì đó còn sống hoặc đúng hơn cho một ai đó còn đang sống. Tôi sẽ đem cái đó về nhà với tôi.

(H). Có những đề nghị nào của THĐ nầy Ngài thật sự canh cánh bên lòng chăng?

(Đ). Từ chỗ nghe và suy gẫm tất cả những điều nầy, dường như có một thứ động viên được phục hồi cho các mục tử gíông như tôi rà soát lại mức dộ cam kết với Lời Chúa. Có phải chúng ta đang đối xử với Lời Chúa như một văn bản? Lời Chúa đã trở thành một tử ngữ chăng? Nó có thật sự gợi ra từ chung ta một cam kết sống động vì nó là một thực tại sống động không?

Tôi phải nói là tôi đã hoàn toàn bị cuốn hút một cách cảm động với đề nghị nói rằng người nghèo không chỉ được coi như những chiếc bình chứa đựng Lời Chúa, mà còn là những tác nhân tích cực rao truyền Lời Chúa. Trên thưc tế, tôi đã dự tính cổ vũ Giáo Hội hãy mở ra cho những cách giải thích Lời Chúa tươi mới từ viễn cảnh người nghèo. Tôi đã xem xét để nói điều ấy bởi vì chúng tôi đã quen nghe những lối giải thích các văn bản Kinh Thánh và cả những lời giảng dạy về Giáo Hội từ những người đã nghiên cứu - những cách giải thích mang tính hàn lâm. Chúng tôi cũng quen với cách giải thích của huấn quyền và chúng tôi làm quen với lối giải thích từ những vị Thánh. Nhưng một lối giải thích quan trọng - ít nhất đối với tôi, do bởi kinh nghiệm mục vụ của tôi - đến từ người nghèo. Người nghèo có sự khôn ngoan của họ và họ có một cách đọc và hiểu Lời Chúa tươi mới và đầy uy lực. Thời khắc họ chia sẻ Lời Chúa tôi bối rối và tự nhủ tại sao trước đây tôi lại không nhìn thấy điều đó chứ? Bởi vậy tôi ý thức rằng chúng tôi mang những thế giới riêng, những viễn cảnh riêng của chúng tôi khi đọc Sách Thánh và điều đó là bình thường.

Tôi cũng ý thức chúng tôi sẽ được rao giảng Tin Mừng biết dường nào bởi những kẻ mà chúng tôi vẫn nghĩ họ là những người mong mỏi Tin Vui. Bởi vì họ chờ mong Tun Vui, cho nên khi Tin Vui đến, họ đón nhận nó theo ngôn từ riêng của họ và khi họ diễn đạt nó, quả thật, một thế giới mơi cũng được khai mở cho chúng ta.

Đức Giám Mục Luis Antonio Gokim Tagle

ĐGM Luis Antonio Gokim Tagle sinh ở Manila ngày 21.06. 1957. Thụ phong LM ngày 27.02.1982, linh hướng chủng viện giáo phận Imus 1982 – 1983 và bề trên từ 1083 – 1985. Tiến sĩ Thần Học ở Đại học Công giáo Hoa Kỳ năm 1991 và được tái bổ nhiệm bề trên chủng viện, đại diện giám mục cho các tu sĩ, thành viên Ban Tư Vấn và Hội Đồng Linh Mục, cố vấn HĐGM Phi Luật Tân trong Uỷ ban. về Tín Lý Đưc Tin và Uỷ Ban phụ trách các chủng viện. Năm 1998 là chuyên gia tại THĐGM bất thường về Châu Á ở Roma và trở thành chủ tịch ủy ban Tín Lý Đức Tin của HĐGM Phi Luật Tân. Tháng 09.2001, theo yêu cầu của Thánh Bộ đặc trách Giáo Sĩ, Ngài tham gia một loạt hội nghị ghi hình về chủ đề đào tạo các linh mục. Ngày 12.12.200, Ngài được bổ nhiệm Giám Mục giáo phận Imus, có dân số Công giáo là 2.210.000 trong 46 giáo xứ. Ngài đi khắp nước để đáp lại nhiều lời mời giảng thuyết. Tại THĐGM diễn ra ở Roma năm 2005, Ngài được bầu làm ủy viên Hội Đồng hậu – THĐ và trợ tá cho ĐHY Angelo Scola, tổng báo cáo viên THĐ ấy. Là một nhà thần học sáng chói, tràn ngập hy vọng và rất được kính trọng, Ngài rất ý thức về tầm quan trọng của hội nhập văn hoá. Thầy Rick Riccioli, Dòng Phan Sinh ở Toronto, gọi Ngài là Vị Giáo Hòang tương lai.

BTGH chuyển ngữ

Đọc nhiều nhất Bản in 18.11.2008. 09:23