Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Ấn Độ: Các trung tâm tĩnh tâm hoan nghênh quyết định kiểm tra các hoạt động tĩnh tâm của các giám mục

§ UCAN

THIRUVANANTHAPURAM, Ấn Độ (UCAN 21-12-2007) – Một số cha giảng phòng ở Kerala đã hoan nghênh việc các giám mục khu vực quyết định đề ra chỉ dẫn nhằm đảm bảo cho các trung tâm tĩnh tâm đặc sủng không xa rời giáo huấn Công giáo.

“Chúng tôi hoan nghênh quyết định đề ra chỉ dẫn cho các trung tâm tĩnh tâm đặc sủng”, theo linh mục Augustine Vallooran, người hướng dẫn các cuộc tĩnh tâm bằng tiếng Anh tại Trung tâm Tĩnh tâm Divine, một trong các trung tâm tĩnh tâm lớn nhất châu Á.

Vị linh mục dòng Vinh Sơn nói với UCA News hôm 19-12 rằng quyết định của các giám mục sẽ giúp xua tan những lo âu của các giám mục về các trung tâm tĩnh tâm trong bang miền nam Ấn Độ này, nơi phong trào đặc sủng bắt đầu cách đây khoảng 30 năm.

Vào cuối cuộc họp thường niên của Hội đồng Giám mục Công giáo Kerala, được tổ chức từ ngày 12-13/12, một viên chức đã thông báo kế hoạch phát hành chỉ dẫn của các giám mục vốn sẽ áp dụng trong tất cả các trung tâm tĩnh tâm Công giáo ở Kerala trong ba tháng tới.

“Điều này tốt cho tất cả”, theo linh mục John Kakkat của Trung tâm Tĩnh tâm Chittoor, trực thuộc tổng giáo phận Syro-Malabar Ernakulam-Angamaly.

Hội đồng này có tất cả 31 giám mục đến từ ba nghi lễ tạo thành Giáo hội Công giáo ở Kerala. Nghi lễ Latin, do các thừa sai châu Âu truyền bá vào thế kỷ 16, có 11 giáo phận. Hai Giáo hội Đông phương theo phụng vụ Syria là Syro-Malabar có 15 giáo phận và Syro-Malankara có năm giáo phận.

Sau khi thông báo quyết định này, linh mục Stephen Alathara, trợ lý thư ký hội đồng, nói với UCA News rằng các giám mục đã thành lập một ủy ban nghiên cứu cách hoạt động của các trung tâm tĩnh tâm hiện nay. Ngài nói phần lớn trong số khoảng 1.000 trung tâm tĩnh tâm Công giáo hoạt động mà không được các giới chức Giáo hội biết đến và lời giảng của các trung tâm này đôi khi xa rời giáo huấn đích thực của Công giáo. Bang này có khoảng sáu triệu Kitô hữu trong số 31 triệu dân.

Cha Alathara nói tranh cãi liên quan đến một trung tâm tĩnh tâm đã khiến cho các giám mục chú ý đến các trung tâm này. “Cần có sự quản lý”, ngài nói thêm.

Linh mục Paul Thelakat, người phát ngôn của Giáo hội Syro-Malabar và là cha giảng phòng, cho biết các giám mục lo một số trung tâm đặc sủng đang “gieo mầm mống phong trào Thánh Linh” nơi người Công giáo. “Có vẻ như” nhiều trung tâm giảng “một loại Phúc Âm sức khỏe và giàu có” vốn đẩy mạnh một “linh đạo khách hàng” và có nhiều trường hợp xa rời giáo huấn đích thực của Công giáo, ngài nói.

Giảng phòng như thế đôi khi phủ nhận “lý tính trong các vấn đề đức tin, nhấn mạnh thái quá những điều kỳ lạ và chữa lành, dẫn đến mê tín”, và đôi khi những người giảng phòng như thế giải thích Kinh Thánh nằm ngoài bối cảnh, ngài nói.

Cha Thelakat ước tính khoảng 15% người Công giáo trong những năm gần đây đã gia nhập các Giáo hội Pentecostal (Ngũ tuần). Các giám mục của Kerala, sợ giáo dân có thể xem phong trào đặc sủng giống như phong trào Thánh Linh, muốn “hướng dẫn và chỉ đạo các trung tâm này theo tinh thần đích thực của truyền thống lâu đời của Giáo hội”, ngài nói.

Một lãnh đạo phong trào đặc sủng Công giáo đề nghị các giám mục không nên đề ra hướng dẫn kiểm soát các trung tâm như thế. Thomas Devaprasad, một nhà báo chuyển sang làm lãnh đạo phong trào đặc sủng, nói với UCA News rằng “kiểm soát khắt khe sẽ làm mất đi tinh thần của phong trào đặc sủng”. Ông hoan nghênh kế hoạch này, nhưng những hướng dẫn chỉ đạo phải “mang tính tích cực, không nên tiêu cực”.

Devaprasad còn cho biết ông phản đối việc các giám mục “thể chế hóa phong trào đặc sủng”. Ông cảnh báo nếu can thiệp vào việc quản lý và các hoạt động hàng ngày, sẽ dẫn tới giải tán các trung tâm này. Ông nói các trung tâm tĩnh tâm ở Kerala hoạt động mà không cần “bất kỳ sự trợ giúp tài chính nào” từ các giáo phận, và quy định hướng dẫn chỉ đạo sẽ gây cản trở cho các trung tâm này nếu quy định này có ý quản lý tiền quỹ của trung tâm.

UCAN

Đọc nhiều nhất Bản in 25.12.2007. 13:28