Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

170 giáo sư ủng hộ lời kêu gọi của Đức Thánh Cha về hòa bình

§ Lm Giuse Vũ Tiến Tặng

VATICAN (zenit.org) - Đáp lại lời kêu gọi trong sứ điệp nhân lần thứ 43 Ngày hòa bình thế giới của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI với chủ đề "Nếu bạn muốn kiến tạo hòa bình, cần bảo vệ thiên nhiên", 170 giáo sư của các trường đại học tại Roma đã gửi cho Đức Thánh Cha một bản tuyên cáo để bày tỏ sự đồng tình cũng như những đề xuất trong việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường.

Những người đệ trình bản tuyên cáo này xuất thân từ các phân khoa thuộc học viện giáo hoàng, giáo sĩ, công giáo và công lập. Ngoài ra, còn có cả các vị đại diện cho các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như: y khoa, luật, kinh tế và đồ án thiết kế tổng hợp.

Các giáo sư một mặt đánh giá cao những từ "bảo vệ" và "kiến tạo" mà Đức Thánh Cha đã sử dụng trong sứ điệp. Cũng vẫn theo lời nhận xét của họ "những từ ấy gợi lên sự chú ý cho các tín hữu cũng như những người có thành tâm thiện chí đối với tính khẩn thiết trong việc dấn thân của tập thể khoa học để ‘cung cấp những giải pháp hợp lý và hài hòa về mối tương quan giữa con người và môi trường’ nhưng cũng để ngăn chặn những nguy cơ tiềm tàng của việc sử dụng không chính đáng nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường so với một sự chung sống hòa bình".

Mặt khác qua bản tuyên cáo, các giáo sư cũng muốn bày tỏ sự dấn thân của mình trong việc "thăng tiến một nền văn hóa mới của sự đồng tồn tại nhân loại được dựa trên tính cách trọng tâm của ngôi vị" mà khoa học và kỹ thuật "có thể đóng góp một động thái mang tính ý thức nhất cho tiến trình phát triển xã hội và kinh tế, chú ý cả đến tính cách lâu bền cũng như bảo vệ hệ sinh thái giữa tính khác biệt của các loài động thực vật, quan tâm đến những đòi hỏi và chờ đợi con người, trong tinh thần canh tân nền văn hóa mang đậm tính ý thức về các quyền và các nghĩa vụ của mỗi người".

Cuối cùng, các giáo sư khẳng định rằng "tiêu chuẩn cao nhất" để giúp các nước nghèo là không được "hạn chế hay kìm hãm sự phát triển" của họ, nhưng cần duy trì sự hợp tác, nhất là làm thế nào để các nước này có thể "tiếp cận được với nền công nghệ phù hợp".

Lm Giuse Vũ Tiến Tặng

Đọc nhiều nhất Bản in 08.02.2010. 11:55