Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Những Ngôn Ngữ Bị Mai Một

§ Tú Nạc

Những ngôn ngữ bị mai một – những tử ngữ - là những ngôn ngữ mà người ta không còn dùng chúng nữa.

Đó là bản ghi âm của một thứ ngôn ngữ Bắc Phi. Nó bao gồm phần đầu của một bài hát ru. Một bài hát để ru mỗi lúc em bé ngủ. Khi bạn nghe, ngôn ngữ này chứa đựng những tiếng lách cách. Ngôn ngữ này còn tồn tại đến thập niên 1930. Nhưng không một ai còn dùng nó để nói nữa. Nó bị mai một, nó trở thành một tử ngữ.

Ngày nay, có hơn sáu ngàn ngôn ngữ được nói trên thế giới. Một ước đoán có từ hai đến ba ngàn ngôn ngữ trong số đó có thể bị mai một vào mười hoặc hai mươi năm tới đây.

Một số người có thể lấy làm ngạc nhiên về số lượng ngôn ngữ khổng lồ hiện nay đang nói. Và một số người khác có thể nghĩ rằng một số ngôn ngữ nếu có biến mất thì cũng chẳng lấy gì làm quan trọng. Thậm chí một số người còn nghĩ rằng cuộc sống sẽ DỄ HƠN nếu ngôn ngữ ít hơn.

Ngày nay, duy nhất bốn ngôn ngữ mỗi thứ được được hơn năm trăm triệu người sử dụng. Nhiều ngôn ngữ có hàng triệu người nói, nhưng nhiều ngôn ngữ khác mỗi thứ được dùng với số lượng ít hơn năm trăm người. Đó có phải là vấn đề cần đặt ra không? Chúng ta có nên bận tâm về tương lai của những thứ ngôn ngữ này không?

Hãy tưởng tượng ngôn ngữ của bạn chỉ một thiểu số người nói. Có thể lắm chứ! Bạn sẽ biết cách nào nếu trong tình trạng nguy hiểm khi nó hoàn toàn biến mất?

Chẳng hạn ba mươi người ở Cameroon nói một thứ tiếng gọi là Twendi. Nửa triệu người ở xứ Wales nói tiếng Welsh. Những số này rất nhỏ – nhất là so sánh với nhiều triệu người nói tiếng Anh, chẳng hạn. Chúng ta có hể nói rằng những ngôn ngữ này đang đứng bên bờ vực thẳm không?

Một số điều có thể giúp chúng ta nhận ra một ngôn ngữ nào đó đang ở trong tình trạng đe dọa. Hiển nhiên, số lượng người sử dụng nó là một chứng cứ quan trọng. Nhưng còn có những vấn đề khác cũng cần để xem xét. Nếu các trường học không dạy ngôn ngữ, điều này có thể dẫn đến cái chết của nó. Nếu những tạp chí, nhật báo, truyền hình và truyền thanh không dùng nó, điều này cũng có thể giúp nó tử vong. Nếu những chính phủ không thể hiện sự quan tâm đến nó đang trong tình trạng phức tạp, có thể có vấn đề. Nếu không có sự quan tâm đáng kể, hoặc hỗ trợ, một ngôn ngữ, rồi nó có thể bị đe dọa.

Vậy chúng ta hãy trở lại với những câu hỏi ban đầu: nếu một ngôn ngữ bị mai một nó có vấn đề gì? Một số người nói rằng nó chẳng có vấn đề gì cả. Ý tưởng này cho rằng nó sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với những phương tiện truyền thông thế giới nếu chỉ có một thiểu số ngôn ngữ được nói. Có lẽ sẽ có ít xung đột giữa các nhóm người nếu tất cả họ cùng nói một ngôn ngữ. Những thuận lợi trong đời sống xã hội, chính trị và kinh tế của nhiều quốc gia tưởng tượng thật dễ dàng.

Nhìn chung, nhiều người có thể tán đồng với ý tưởng này. Nhưng những người đó có thể không ủng hộ ý tưởng này nếu một khi ngôn ngữ của họ có nguy cơ dẫn đến tử vong. Thứ ngôn ngữ mà họ gắn bó mật thiết với gia đình, bạn bè và những người trong cộng đồng của họ. Đây là thứ ngôn ngữ mà nó đã hình thành sự hiểu biết đầu tiên của họ về con người và môi trường tự nhiên. Và đây là những ngôn ngữ mà đã cưu mang những truyền thống và nền văn hóa của họ. Những trải nghiệm nhân loại phong phú chứa đựng trong những giai thoại và âm thanh của nó sẽ vĩnh viễn mất đi. Vì thế, người ta không thể sẵn sàng từ bỏ ngôn ngữ của riêng mình – thậm chí để cải thiện những phương tiện truyền thông thế giới.

Ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp hàng ngày. Ngôn ngữ là kho báu chất chứa đời sống và cảm xúc con người. Ngôn ngữ cũng có thể liên kết với tôn giáo – kinh Quaran A Rập cổ xưa, tiếng Phạn cho những bài viết Hindu, và v. v… Truyền thống Ki-tô giáo không phai nhạt một ngôn ngữ cá biệt. Trong thực tế kể về một sự kiện gợi ý rằng Thiên Chúa đánh giá cao về sự khác nhau của ngôn ngữ.

Kinh Thánh kể rằng sự kiện này đã diễn ra vào một thời gian ngắn sau khi Chúa Giê-su tử nạn, phục sinh và về trời. Sự việc này đã cách đây gần hai ngàn năm. Adam Navis kể về câu chuyện ấy

Những môn đệ của Chúa Giê-su tất cả tập trung tai một nơi. Dột nhiên, một âm thanh từ trời. Nó như một luồng gió mạnh. Nó bao phủ toàn ngôi nhà nơi mà họ đang ngồi. Họ trông thấy một cài gì đó trông giống như một ngọn lửa hay lưỡi lửa. Ngọn lửa này đã phân tán, tách biệt họ rời hẳn nhau. Trong số họ tất cả đều được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần. Họ bắt đầu nói những thứ tiếng mà trước đây họ chưa bao giờ biết. Chính Chúa Thánh Thần đã ban cho họ năng lực để thực hiện điều này.

Người ta từ nhiều miền quê thăm viếng thành phố này cho những nghi lễ tôn giáo đặc biệt. Khi họ nghe tiếng đồn này, họ đến không ngớt để chứng kiến tất cả những gì đã được nói về. Họ vô cùng sửng sốt khi những ngôn ngữ của chính họ đang được nói bởi các môn đệ của Chúa Giê-su. “thế này là thế nào?” Họ hỏi. “Tất cả những người này đền từ những vùng hẻo lánh, xa xôi. Lúc đó, chúng tôi nghe họ nói bằng ngôn ngữ của chính chúng tôi! Họ nói những điều kỳ diệu về Thiên Chúa bằng ngôn ngữ của chúng tôi!”

Một người đàn ông gọi là Phê-rô là một trong những môn đệ gần gũi với chúa Giê-su. Ông đã đứng lên và nói với dân chúng ý nghĩa của phép lạ này là gì. Thông điệp của Thánh Phê-rô ngày đó vẫn là niềm tin căn bản cho những Ki-tô hữu hôm nay. Ông nói rằng Thiên Chúa đã gửi Đức Giê-su Ki-tô xuống thế gian – vì tội lỗi loài người chúa Giê-su đã phải chịu chết. Nhưng rồi Thiên Chúa đã cho Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết – và giờ đây Chúa Giê-su hằng sống! Thiên Chúa đã tạo Chúa Giê-su là Chúa của muôn loài. Thánh Phê-rô nói rằng bất cứ ai thuộc bất kỳ tiếng nói nào đều có thể đặt đức tin của mình vào Chúa Giê-su. Bất cứ ai yêu cầu đến sự trợ giúp của Danh Thánh Người sẽ được Người cứu vớt. Những Ki-tô hữu tin rằng khi hành động sai trái vào một lúc nào đó, nên tất cả chúng ta cần được cứu vớt từ những việc làm sai trái đó – tội lỗi của chúng ta. Bởi thông điệp của Thánh Phê-rô, vào khoảng ba ngàn người quay lại với Chúa Giê-su vào ngày hôm đó bằng đức tin của họ. Họ là những ngừi đầu tiên thực hiện điều đó chưa từng thấy. Từ đó về sau, hàng triệu người từ các dân tộc và ngôn ngữ đã thực hiện y như vậy.

Cái chết của những ngôn ngữ gây ra sự lo lắng bởi vì chúng trực tiếp đi đến căn nguyên của kinh nghiệm con người – thậm chí những trải nghiệm con người về Thiên Chúa.

Khi một ngôn ngữ bị mai một, một cách hiểu thế giới này cũng bị mai một. Và thường, một ngôn ngữ bị mai một khi một cộng đồng và nghi thức truyền thống của cuộc sống cũng bị mai một. Nhưng đôi khi, một ngôn ngữ bị đe dọa, người ta có thể khôi phục nó qua nhựng việc làm vất vả, công phu.

Jos. Tú Nạc, NMS

Đọc nhiều nhất Bản in 07.08.2010. 21:25