Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Lên Đường Với Đức Ki-Tô

§ Lm Giuse Trương Đình Hiền

Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ. (Lc 24, 15).

Người Châu Phi có câu ngạn ngữ : "Khi ta nhớ đến một người nào, thì người ấy sống lại, hiện diện ở giữa ta". Đối với niềm tin Kitô giáo, việc tưởng niệm Chúa Kitô chết và sống lại chính là hành vi nền tảng. "Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy". Và một khi Cộng đoàn Dân Chúa họp nhau tưởng niệm Chúa Ki-tô thì Ngài có mặt ở đó. Đó chính là điểm khác biệt căn cốt giữa phụng vụ của Giáo Hội và việc thờ phượng của các tôn giáo khác : chúng ta qui tụ, cầu nguyện, tôn thờ, lắng nghe, được sai đi…với một Đấng đang sống, đang hiện diện (Cf. PV số 7).

1. Nhận ra và gặp gỡ Đức Kitô phục sinh :

Để giúp ta cảm nhận sâu sắc điều nầy, Cha Võ Tá Khánh tức thi sĩ Trăng Thập Tự đã có những suy niệm thâm thuý sau :

Tôi rất thích bước chân thoăn thoắt của hai người thanh niên đó. Họ vừa đi vừa chạy, không thể chần chừ thêm một phút nào nữa. Nỗi vui nầy phải nói ngay với mọi người. Chân hối hả, lòng rộn ràng, họ giành nhau nói đủ mọi ý tưởng về Thầy.

Vâng, làm sao mà ngăn được khi niềm vui cứ tràn trào ra mãi, khi Thầy đã sống lại, khi Thầy đã gặp họ. Họ đã nhận ra Ngài. Ở đàu kia đường, trong quán trọ. Họp vui hết cở nói; thoăn thoắt bước chân…

Nhưng họ đâu có ngờ rằng ngay lúc nầy đây Ngài cũng đang đồng hành bên họ. Tựa như trong lượt đi hồi trưa, Ngài đi ben cạnh mà họ đâu có hay. Mà nào có phải mãi giữa dường

Ngài mới đến. Ngài đã đứng với họ nghay ở khởi điểm, khi họ chưa lên dường. Mấy phụ nữ đã cho họ hay là mồ trống, thiên thần hiện ra quả quyết là Ngài đã sống lại. Ngài ở đó, giữa họ chứ đâu. Nhưng họ chưa nhận ra, họ chưa tin nên họ vãn buồn rầu thất vọng ra đi. Còn bây giờ thì khác hẳn. Họ đã gặp Ngài ở đầu đường, rồi từ đầu dường đó họ nôn nả trở về trong hân hoan để báo tin Ngài đã sống lại. Nhưng cả lần nầy, Ngài cũng lại đến trước họ, để dợi họ. Khi họ vừa về đến nơi chưa kịp nói gì, thì người ta đã cho biết Ngài đã đến "Thực thế, Chúa đã sống lại và đã hiện ra với Si-mon" A thế hả ? Thầy đi rồi ư ?

Nào Thầy có đi xa đâu. Thầy đang đứng ở đó. Vì họ đang nói thế thì Ngài đã đứng giữa họ. Ủa Thầy ! Họ bàng hoàng kinh ngạc. Thầy sao mà lẹ vậy !Chỗ nào cũng có Thầy hết trơn vậy !

Vâng, Đức Kitô đã sống lại và Người có mặt ở khắp mọi nơi, mọi đầu dường, mọi đích điểm, đồng hành với ta trên mọi ngỏ ngách. Từ thành phố đến đồng quê. Từ quán trọ đến gia đình. Từ bên trong, từ bên ngoài. Đâu dâu cũng có Ngài; Đức Kitô phục sinh. Trước khi ta ra đi, Ngài đã ở đó. Đang khi ta rảo bước, Ngài có ngay bên. Trước khi ta đến nơi, Ngài đã đứng đợi. Và sau khi ta nghỉ mệt, Ngài lại đến thăm; lúc nào cũng có Ngài, Đức Kitô phục sinh.

Nếu hôm qua tôi đã tin
là vì Ngài đã sống lại.
Nếu hôm nay tôi đang theo Ngài,
là vì Ngài đang ở bên tôi.
Và nếu mai đây tôi ra đi,
là vì Ngài đang đứng đợi.
Ôi Đấng Phục sinh !
Khắp nơi
mọi thời
trẻ mãi.
Thì anh em hãy ra đi trong Đức Kitô phục sinh
Khi anh em khốn cùng,
Thì Ngài đang ở đó.
Khi anh em thất vọng,
Ngài vẫn ở bên.
Khi anh em hân hoan
Ngài vẫn không vắng mặt.
Đức Kitô phục sinh sẽ đến gặp ta
miễn sao ta chưa quên hẳn Ngài.
Còn nói đến Ngài như hai lử khách.
Còn nhớ đến anh em Ngài như Tôma
Miễn sao ta còn vướng vất
một vết tích nào đó về Ngài trong ký ức
Thì Ngài vẫn còn đến gặp ta
Thì Ngài còn đến đồng bàn với ta.
Lúc nầy đây anh em đang được gặp Ngài.
Ta hãy vui lên.
Ta hãy nhốn nháo lên.
Còn chờ gì nữa.
Và hãy chạy lung tung mà nói với mọi người :
Đức Ki-tô đã sống lại.

2. Rao giảng Đức Kitô phục sinh :

Sau khi đã đón nhận Tin Mừng Phục sinh, các Tông đồ đã ra đi và loan báo sứ điệp tuyệt vời nầy cho thế giới. Lời gioảng đầu tiên của Phê-rô, Gioan, Gia-cô-bê, An-rê, Phao-lô…cốt lỏi chỉ là : Đức Kitô mà những người đồng hương Do thái đã giết, nay đã sống lại. Tin Mừng, nhất là sách Công vụ Sứ đồ đã tường thuật cho chúng ta "Lời giảng nguyên thuỷ" nầy.

Như vậy, sứ điệp mà mỗi người chúng ta sống và chuyển tải cho anh chị em của chúng ta hôm nay đó cũng chính là sứ điệp phục sinh. Làm sao cho sứ điệp này chi phối mọi nẽo đường phục vụ và sống. Làm sao cho sứ điệp đó, niềm vui đó, sức sống đó lan toả, chi phối đời sống cộng đoàn cũng như cuộc sống mỗi người. Làm sao để gương mặt, lời nói, cách ứng xử của chúng ta luôn phản ảnh niềm vui phục sinh. Chúng ta có thể xác tín như ĐHY F.X Nguyễn Văn Thuận rằng : "Trong tự điển của người Kitô hữu, không có từ buồn".

Chúng ta có thể tóm kết những ý tưởng trên bằng những lời cầu nguyện của Mẹ Tê-rê-xa Calcutta :

Lạy Chúa,
Chúa đã chịu chết và sống lại,
xin dạy chúng con biết chiến đấu
trong cuộc chiến mỗi ngày
để được sống dồi dào hơn.
(…)
Ước gì từ nay,
không có gì có thể làm cho chúng con
khổ đau và khóc lóc
chỉ vì quên đi niềm vui ngày Chúa phục sinh.
Chúa là mặt trời tỏa sáng tình yêu Cha,
là hy vọng hạnh phúc bất diệt,
là ngọn lửa tình yêu nồng nàn;
Xin lấy niềm vui của Người
mà làm cho chúng con nên mạnh mẽ
và trở thành mối dây yêu thương,
bình an và hiệp nhất giữa chúng con. Amen.

(LKĐNTNK trang 37-38)

Đọc nhiều nhất Bản in 01.05.2007. 22:16