Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Giáo Hội của Ðức Kitô

§ Lm Nguyễn Hữu Thy

Trước hết, khi đề cập đến một đoàn thể thì không hiểu là từng cá nhân lẻ loi của đoàn thể đó, nhưng là sự qui tụ toàn thể mọi thành phần của đoàn thể đó. Cũng vậy, Giáo Hội là bao gồm tất cả mọi tín hữu, tức những người đã được rửa tội nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, nghĩa là những người cùng có chung một đức tin, một phép rửa, một đức ái hay một tình liên đới huynh đệ dưới sự dìu dắt của Ðức Kitô, của các thánh Tông đồ và của các Ðức Giám Mục, các Ðấng Kế Vị các ngài.

Vậy, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là bao gồm toàn thể mọi thành phần Dân Chúa trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tức các Ðức Giám Mục, các Linh mục, các Nam Nữ Tu sĩ, các giáo dân. Và không ai hơn kém hơn ai, vì tuy các thứ bậc và các nhiệm vụ có khác nhau, nhưng chỉ có một Thánh Linh mà thôi, Ðấng thánh hóa mọi người và là nguồn sống của Giáo Hội. Mỗi thành phần, mỗi đấng bậc trong Giáo Hội đều được nhận lãnh những ân điển và những nhiệm vụ khác nhau, tùy theo Thánh Linh trao phó cho. Không ai tự kén chọn cho mình được các ân điển và nhiệm vụ đó được (x. 1cr 12,4-11).

Ðứng đầu hay đại diện cho Giáo Hội Việt Nam là Hàng Giáo Phẩm, tức Hội Ðồng Giám Mục (HÐGM) Việt Nam. Tiếng nói của HÐGM Việt Nam qua các Thư Chung và các Huấn thị là tiếng nói chính thức của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, một tiếng nói được sự hậu thuẩn của Chúa Thánh Linh, vì nó được nói ra nhân danh Ðức Kitô (x. Mt 18,20) và trong sự hiệp thông với Ðấng Kế Vị Thánh Phêrô và với Giáo Hội hoàn vũ. Và cho đến bây giờ tất cả mọi phát biểu có tính cách chung đó của HÐGM Việt Nam đều rất đáng trân trọng. Dĩ nhiên, mỗi thành phần Dân Chúa đều có ý kiến cá nhân riêng tư của mình. Nhưng những ý kiến riêng tư đó không thể gọi là ý kiến hay đường lối chung của HÐGM Việt Nam hay của Giáo Hội Việt Nam được, và cũng không ai có quyền dựa vào đó để phê bình hay kết án Giáo Hội Công Giáo và Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được.

Theo phương diện pháp lý, vì Giáo Hội Công Giáo Việt Nam luôn luôn hiệp thông huynh đệ trọn vẹn với Giáo Hội hoàn vũ và với Ðấng Kế Vị Thánh Phêrô, nên là Giáo Hội của Ðức Kitô.

Nhưng trước hết, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là Giáo Hội của Ðức Kitô, bởi vì Giáo Hội Việt Nam – dù từ hơn 4 thế kỷ qua, luôn bị kỳ thị, bị đàn áp một cách bất công - vẫn một lòng sắt son trung thành với đức tin vào Ðức Kitô, vẫn can trường sống theo tinh thần của Người, là :

Không những Ðức Kitô đã dạy như vậy, nhưng chính Người đã sống như vậy. Cả khi bị treo trên thập giá một cách đau đớn và nhục nhã, Người đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: «Lạy Cha, xin Cha tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm» (Lc 23,43). Tinh thần khoan dung, độ lượng, tha thứ và hòa đồng với mọi người là điểm nhận diện của người môn đệ Ðức Kitô, của người làm con Thiên Chúa.

Quả vậy, là Kitô hữu, chúng ta xác tín rằng Ðức Giêsu Kitô vừa có thiên tính vừa có nhân tính, tức vừa là Thiên Chúa thật và vừa là người thật. Và đó là sự thật minh nhiên, một sự thật mang lại ơn cứu rỗi cho chúng ta.

Nhưng nếu Ðức Kitô là người thật, Người cũng đã được sinh ra trên một lãnh thổ, là công dân của một dân tộc nhất định, có căn cước hẳn hoi. Vâng, Ðức Kitô có một quê hương, có một tổ quốc là xứ Pa-lét-ti-na và dân tộc của Người là dân Do-thái. Và đương nhiên Người cũng có tinh thần dân tộc, có lòng ái quốc như bao người Do-thái khác. Nhất là vào thời quê hương Người đang bị quằn quại dưới ách thống trị độc ác của bọn thực dân Roma ngoại đạo. Và chắc chắn rằng Người cũng mong cho quê hương chóng thoát khỏi cảnh nô lệ ngoại xâm, để được hưởng các quyền con người, nhất là quyền được tự do tôn thờ Thiên Chúa.

Thế nhưng, qua bốn bản Phúc Âm, chúng ta có thể khách quan ghi nhận được điều này là Ðức Giêsu chẳng những đã không hề tham gia vào bất cứ phong trào chính trị yêu nước nào lúc bấy giờ, không hề có tư tưởng giải phóng dân tộc và không hề bày tỏ quan điểm về phương diện chính trị. Trái lại, một cách gián tiếp, Người đã có những thái độ ôn hòa đối với quyền hành của chế độ ngoại xâm, hầu có thể tránh cho cả dân tộc của Người khỏi phải rơi vào cảnh diệt chủng khủng khiếp do quân xâm lược tàn ác gây ra (x. Mt 22,15-22; Ga 19,11).

Ðó là một thái độ khôn ngoan và hợp lý. Bởi vì, trước hết Ðức Kitô đã ý thức được một cách rõ ràng sứ mệnh Thiên Sai của Người khi giáng thế làm người, là :

chứ Người không đến trong thế gian như một nhà cách mạng và cải cách về phương diện chính trị, kinh tế hay xã hội.

Cũng vì trung thành với tinh thần và đường lối đó của Ðức Kitô, nên Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ nói chúng và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, không nhận cho mình bất cứ một sứ mệnh chính trị nào, không ủng hộ hay chống đối công khai bất cứ đảng phái chính trị nào; nếu Giáo Hội có chống đối, thì chỉ chống đối những chính sách bất công của các chế độ chính trị mà thôi.

Trái lại, Giáo Hội Việt Nam luôn tìm mọi cách thích ứng với thời thế hầu có thể chu toàn được sứ mệnh Ðức Kitô giao phó, là :

Nếu một đường lối đúng đắn như thế, thì không ai có quyền lên án Giáo Hội Việt Nam một cách bất công là bị «thuần hóa» và Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam là nhu nhược, yếu kém và bị mua chuộc.

Nhưng, đặc biệt chúng ta, những tín hữu Công Giáo Việt Nam, những người con của Mẹ Giáo Hội Việt Nam, cần phải yêu mến, thông cảm và cầu nguyện cho Mẹ Giáo Hội Việt Nam của chúng ta đang luôn phải đối mặt với đủ mọi tình huống và hoàn cảnh cực kỳ khó khăn về mọi phương diện.

Vâng, nếu ai thực sự tiếp cận và hiểu rõ được hoàn cảnh thực tế của Giáo Hội và của Hàng Giáo Phẩm Việt Nam khó khăn và đau thương như thế nào, thì thay vì gay gắt chỉ trích và lên án, sẽ đem lòng thông cảm và yêu mến Giáo Hội Việt Nam hơn.

Ðể kết thúc những dòng này, chúng ta hãy cùng nghe lại lời của Ðức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nhắn gửi đến các Ðại Chủng Sinh tại nhà thờ St. Pantaleon trong dịp Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Köln/Ðức Quốc năm 2005 : «Người chủng sinh trẻ phải luyện tập cho mình một cách đầy đủ ý thức được sự trưởng thành hết sức cần thiết này: Ðó là thầy không nhìn Giáo Hội «từ ngoài vào», nhưng phải thật sự cùng rung cảm với Giáo Hội «từ bên trong" như là «nhà» của mình vậy, bởi vì Giáo Hội là nhà của Ðức Kitô… ».

Ðúng vậy, là con cái của Mẹ Giáo Hội Việt Nam, tất cả mọi tín hữu chúng ta, hãy nhìn Mẹ Giáo Hội Việt Nam từ bên trong, chứ đừng đứng ngoài ngó vào và phê phán như những kẻ bàng quang vãng lai! Dĩ nhiên, mỗi người chúng ta chẳng những có quyền, nhưng còn có bổn phận phải góp ý với HÐGM để xây dựng Mẹ Giáo Hội Việt Nam của chúng ta mỗi ngày mỗi thêm phong phú và hoàn hảo hơn.

Nhưng trong mọi trường hợp, chúng ta đừng bao giờ quên rằng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là Giáo Hội của Ðức Kitô !

Đọc nhiều nhất Bản in 03.05.2007. 09:03