Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Đức Giáo Hoàng với thần học về thân xác (Phần 3)

§ Anthony Lê

Qua Phần 2 vừa rồi, chúng ta tìm về “tiếng gọi” sâu lắng của con tim khi hướng về thời “tiền sử”. Qua đó, chúng ta khám phá ra được kinh nghiệm trần tục về thân xác của chúng ta như là người nam và người nữ trước khi phạm vào đều mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị gọi là sự tỉnh nội nguyên thủy, sự hiệp thông nguyên thủy và sự trần truồng nguyên thủy. Điều mà giờ đây chúng ta cảm nghiệm được sau khi đã phạm tội chính là về một vài khía cạnh “tiêu cực” về hình ảnh “tích cực” từ những kinh nghiệm nguyên thủy (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 4 tháng 2 năm 1981).

Thông qua ý nghĩa về hôn nhân của thân xác, người nam và người nữ đầu tiên đã cảm nhận được tình yêu. Họ nhận thức ra được sự hiện diện của họ, và tất cả việc tạo dựng, chính là món quà tặng và tình yêu thương mà Thiên Chúa, chính là người mang đến cho họ. Trong lúc hãy còn ngây thơ chưa biết gì, sự trần trồng của họ đã nói lên rằng: họ được mời gọi để sẽ chia tình yêu này, bằng cách là “quà tặng” cho nhau. Trong việc hiệp thông với tình yêu Thiên Chúa, tình yêu của họ sẽ tái tạo lại mầu nhiệm của sự sáng tạo (hay còn gọi là sự sáng tạo tiền định). Trước khi phạm tội, thì đó chính là một sự ham muốn nhục dục đa cảm-để yêu hết mình như Chúa Giêsu, để biết cho đi và lãnh nhận (qua hôn nhân).

Tất cả những việc sáng tạo đó được Thiên Chúa tạo dựng nên cho chính họ, để qua đó, họ được mời gọi để có quyền thống trị trên tất cả tạo vật (theo Sách Sáng Thế, đoạn 1 câu 28). Tuy nhiên, con người trần tục lại được tạo dựng nên “cho chính riêng bản thân mình,” (theo Gaudium et Spes số 24). Do đó, con người không có thể bị trị hay thống lĩnh bởi những người khác-mà chỉ biết cho đi và lãnh nhận từ nhau, điều mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị gọi là “sự tự do về món quà tặng của Thiên Chúa.” Qua sự tự do này, họ nhìn nhận và biết về nhau “với sự an bình, tin tưởng xuất phát từ nội tâm để có được sự thân mật gần gũi trọn vẹn với nhau.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 2 tháng 1 năm 1980). Vì họ sống trọn cho nhau với nhân phẩm của riêng họ là những con người, do đó “sự trần trụi của mình và vợ mình là chẳng có gì là xấu xa cả.” (theo Sách Sáng Thế đoạn 2 câu 25).

Tội Nguyên Tổ và Nguồn Gốc của Ô Nhục

Sự ô nhục chỉ xảy ra khi họ chối từ đi Tình Yêu như là khởi nguồn của việc sáng thế. Con rắn đã dụ dỗ họ tin rằng Thiên Chúa muốn dấu diếm đi điều gì đó từ nơi họ - “Vì Thiên Chúa biết khi anh ăn trái cấm vào, anh sẽ giống như Thiên Chúa để biết được đâu là điều tốt và đâu là sự dữ” (theo Sách Sáng Thế đoạn 3 câu 5). Ở đây, dấu chỉ chính là: Thiên Chúa không muốn anh giống như Ngài-vì lẽ, Thiên Chúa không phải là Tình Yêu và món “quà tặng”. Nếu anh muốn giống như Thiên Chúa, thì anh phải dành lấy những gì là giống Thiên Chúa để sở hữu cho riêng mình. Quả đúng là bi kịch! Vì chưng, con người đã được giống như Thiên Chúa một cách nhưng không, như là một món quà tặng rồi-một món quà mà anh chỉ cần nhận thôi-thế nhưng rủi thay giờ đây anh lại chối từ đi món quà tặng đó. (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 30 tháng 4 năm 1980)

Trước đây, con người đã cảm nhận được sự trần trụi nguyên thủy, qua đó, tỏ lộ cho họ biết được ý nghĩa thâm sâu của “món quà tặng,” thì giờ đây cảm nhận về sự trần trụi đó đã thay đổi. Qua việc chối bỏ đi món quà tặng từ chính Thiên Chúa, rồi sau đó họ chối bỏ đi “chiều kích thâm sâu về nội tâm của món quà tặng” từ trong chính bản thân họ (nghĩa là nếu người nam và người nữ chối bỏ đi tình yêu thương của Thiên Chúa trong trái tim họ, thì họ đã không còn khả năng để biết yêu người khác-bạn không thể cho đi điều mà bạn không hề có.) Thiếu vắng đi tình yêu thương của Thiên Chúa, thiếu vắng đi sự tin tưởng trong nhau để biết cho và nhận một cách tự do nhưng không, thì lúc này đây những đòi hỏi về nhục dục đã trở thành một mong muốn để cố dành lấy và sở hữu. Và khi đó, người kia nhận thấy rằng mình không còn là một người để được yêu thương nữa, nhưng là một thứ gì đó để cho người đó chiếm lấy và thỏa mãn. Do thế, “sự khác biệt về dục tính của người nam và dục tính của người nữ chỉ còn được hiểu như là một yếu tố để chạm trán nhau, hơn là một sự hiệp thông trọn vẹn để biết cho đi và lãnh nhận vì tình yêu.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 4 tháng 6 năm 1980). Và như thế là, sự trần trụi trước sự hiện diện của người khác-và qua sự hiện diện của Thiên Chúa-đã trở nên một kinh nghiệm hãi hùng, một sự ghét bỏ và ô nhục. “Con người e sợ vì biết mình trần truồng; do đó con người phải che dấu đi.” (theo Sách Sáng Thế, đoạn 3 câu 10).

Như Đức Thánh Cha đã chỉ ra, cảm nghiệm về sự ô nhục, được gắn kết với sự trần trụi, giờ đây lại có hai nghĩa. Trước hết là, nó phản bội lại, cũng như làm mất đi sự kính trọng trong trái tim của con người nhân loại về ‎ý nghĩa hôn nhân của thân xác, và kế đến là một nhu cầu cố hữu để che dấu nó. Vì sự ham muốn, dẫn đến một mong ước là muốn dành lấy, muốn chiếm hữu, và muốn dùng-vì lẽ họ đã mất đi “sự an bình, tin tưởng xuất phát từ nội tâm để có được sự thân mật gần gũi trọn vẹn với nhau.” Con người đã cảm thấy xấu hổ vì sự mất mát này. Con người xấu hổ, không những về thân xác của riêng mình, mà còn về những ham muốn xuất phát từ trong “trái tim” của riêng mình. Tuy nhiên, vì vẫn biết được rằng họ là những con người được tạo dựng bởi Thiên Chúa “cho chính riêng bản thân họ,” do đó, họ nhanh chóng nhận biết rằng sự ham muốn đó đã đụng chạm đến nhân phẩm của riêng họ, vì thế, sự che dấu về các cơ quan sinh dục cho thấy họ cần phải bảo vệ thân xác của họ khỏi những ham muốn suy đồi. Đây chính là một chức năng tích cực của sự ô nhục. Cảm nghiệm đó khẳng định được sự quan sát của Đức Thánh Cha, và lịch sử đã cho chúng ta biết ảnh hưởng của tội lỗi lên mối quan hệ giữa người nam và người nữ, “với chồng ngươi, ngươi hăm hở đon đả và chồng ngươi sẽ thống trị ngươi.” (theo Sách Sáng Thế, đoạn 3 câu 16).

“Trái tim” đã trở nên một chiến đồ giữa tình yêu thương và sự ham muốn, và không ngừng đe dọa đến ý nghĩa về hôn nhân của thân xác. Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói, vì sự dâm dục (tức những xúc cảm rối loạn của con người), nên “thân xác trần tục của con người qua nam tính và nữ tính đã dần như mất hẳn đi khả năng biểu lộ tình yêu thương để qua đó họ trở nên món quà tặng cho nhau..” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 23 tháng 7 năm 1980).

Chính vì thế, nếu con người nguyên thủy sống đúng theo ý nghĩa về hôn nhân của thân xác thì con người “sẽ thấu hiểu được ý nghĩa trọn vẹn về sự hiện diện và tồn tại của chính mình,” và khi đó, con người phải biết vượt thắng những ham muốn, cám dổ. Con người phải biết và nhìn nhận rằng thân xác, lại một lần nữa, chính là sự mạc khải về mầu nhiệm ngàn đời của Thiên Chúa. Và theo Đức Thánh Cha, thì đó chính là ‎ý nghĩa thanh khiết, tinh bạch của trái tim. (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 18 tháng 3 năm 1980). Phúc thay cho trái tim trong sạch, vì họ sẽ nhìn thấy được Thiên Chúa (theo Sách Máthêu, đoạn 5 câu 8) qua thân xác của họ!

Nào chúng ta hãy dừng lại để suy nghĩ một chút. Con người thanh khiết không có bao giờ lầm lẫn với bản năng dục tính của mình. Con người thanh khiết nhìn thấy được sự mạc khải về mầu nhiệm của Thiên Chúa thông qua bản năng tình dục của mình, dẫu bị cám dổ trăm bề đến đâu đi chăng nữa. Con người thanh khiết có thể biến hình ảnh “tiêu cực” và để cho Chúa Thánh Thần tác động để giúp nó trở thành hình ảnh “tích cực” tương xứng. Hình ảnh tích cực này sẽ làm điều hữu hình trở nên một mầu nhiệm vô hinh của Thiên Chúa. (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 20 tháng 2 năm 1980). Và qua cách này, con người thanh khiết sẽ nhận thấy được Thiên Chúa thông qua thân xác con người. Thật là thảm thương khi những hình thức gọi là thiêng liêng lại muốn cố san bằng sự thánh thiện với một thái độ khắc khe hướng về tình dục một cách sai lạc!

Việc Cứu Chuộc Thân Xác

Đây chính là sự thanh khiết mà Chúa Kitô mời gọi chúng ta khi Ngài nói, “ phàm ai nhìn người phụ nữ để thỏa lòng dục tính thì đã ngoại tình với nó trong lòng rồi.” (theo Sách Máthêu, đoạn 5 câu 28). Bằng cách đưa ra cho con người chúng ta một lệnh phán truyền vượt ngoài khả năng của chúng ta để được sống, Chúa Kitô chuẩn bị cho việc cứu rỗi của Ngài đối với nhân loại. “Vì khi tôi yếu, thì chính bấy giờ tôi mạnh” (trích Thư thứ 2 gởi cho tín hữu Côrintô, đoạn 12 câu 10).

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đưa ra câu hỏi: “Phải chăng chúng ta sợ hãi sự trừng phạt khắc nghiệt qua những lời phán truyền của Chúa Kitô, hay là chúng ta tín thác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa?” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 8 tháng 10 năm 1980). Quyền năng của Thiên Chúa được thể hiện ở chổ rằng con người biết nhìn nhận: “Này là chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian.” (theo Sách Gioan, đoạn 1 câu 29). Bất kỳ ai, biết để cho những ngôn từ này tác động qua lòng trí mình, sẽ lắng nghe được một tiếng “âm vang” về kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa đối với bản năng dục tính. Người ấu sẽ nếm lấy sự tự do mà mình đã đánh mất và muốn có lại sự tự do đó. Người ấy sẽ cảm thấy hối hận cùng cực từ tận đáy thẳm sâu của con tim mình và sẽ khóc lóc ăn năn, và qua quyền năng của Chúa Thánh Thần, Chúa Kitô sẽ cứu rỗi người ấy. Đây chính là Tin Mừng của Phúc Âm. Trong khi chúng ta không thể nào có thể trở về lại trạng thái ngây ngô nguyên thủy, nhưng chúng ta vẫn có thể sống như Thiên Chúa đã tiền định “từ thưở ban đầu” nếu như chúng ta biết để cho thân xác của chúng ta được cứu rỗi. Cảm nghiệm được sự cứu rổi này chính là lời mời gọi cho mỗi một người nam và nữ, cho dẫu, đã kết hôn rồi hay vẫn còn độc thân. Sẽ là lầm lổi khi xem hôn nhân như là một cứu cánh “hợp pháp” cho những ham muốn nhục dục thấp hèn, tội lỗi. Đó là lời mời gọi lanh lãnh và liên lũy cho những người chồng hãy biết gìn giữ lấy nhân phẩm của vợ mình, vì theo Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị một người phạm tội ngoại tình thậm chí chỉ là những nghĩ suy “trong lòng” không thôi thậm chí với chính người vợ của mình nếu như anh ta xem vợ mình như là một đối tượng để thỏa lòng nhục dục của riêng mình. (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 8 tháng 10 năm 1980). Mặc cho các phương tiện truyền thông theo thế tục có nói gì đi chăng nữa, Đức Thánh Cha vẫn không thể nào cho rằng mối quan hệ hôn nhân tự bản chất là một sự ngoại tình hay thông dâm. Sống trong một thế giới mà tình dục được cổ võ và khêu gợi để làm thỏa mãn những ham muốn bệnh hoạn, sai lệch, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị mời gọi các cặp vợ chồng hãy qui hướng trở về ý định nguyên thủy của Thiên Chúa qua việc tự biết cho đi như là tiêu chuẩn cho những mối quan hệ tình dục vợ chồng.

Đây đúng là một lời mời gọi khó khăn. Thậm chí ngay cả với những cặp vợ chồng biết hiến tặng cho nhau đều phải diện đối với những động cơ lẫn lộn và những ham muốn không mấy tốt đẹp. Thế nhưng, Chúa Kitô đã mạc khải rõ ràng và dứt khoát, cũng như làm trọn hảo và khôi phục lại ý nghĩa về hôn nhân của thân xác bằng chính việc đem một “món quà hết sức chân thật” của chính riêng bản thân mình cho vị Hiền Thê của Ngài trên thập tự giá. Điều đó có nghĩa là tình yêu, như Chúa Kitô đã yêu mến, chỉ có thể thành hiện thực qua quyền tác động của Chúa Thánh Thần, Người đã tuôn đổ xuống trong cõi lòng của chúng ta. Thông qua “món quà tặng thật sự” của chính mình, Chúa Kitô “tỏ lộ mình ra cho chính con người, để đem đến sự cứu rổi cho con người.” (theo Gaudium et Spes số. 22). Lời mời gọi cao cả của con người chính là việc con người được tạo dựng nên cho sự kết hiệp với Chúa Kitô! Đó chính là lời gọi mời cho chính người nam và người nữ! Tấn thảm kịch của tội lổi chính là ở chổ, thay vì phải biết cảm tạ Thiên Chúa vì món quà vĩ đại mà Ngài đã trao tặng, thế nhưng con người đã để cho sự tín nhiệm của mình qua món quà ấy bị mất đi, và rồi lại tìm cách để dành lấy lại Thiên Chúa cho chính bản thân mình. Thế nhưng sự khải hoàn của Phúc Âm ở chổ là “Ngài, phận là phận của một vì Thiên Chúa, nhưng Ngài đã không nghĩ phải giằng cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa,” thế nhưng Ngài đã hạ mình, mặc lấy thân phận tôi đòi, để vâng phục Thiên Chúa Cha cho đến chết- và chết trên thập giá. (theo Thư gởi Tín Hữu Philip, đoạn 2, từ câu 6 đến câu 8).

Sự Chịu Đựng Để Cứu Độ

Vì con người xưa kia đã bị dấy nhơ bởi tội lỗi, và để sống xứng trọn với sự thật về thân xác, buộc Ngài phải chết trên thập tự giá. Chúng ta phải đi vào “phòng tối” nếu chúng ta muốn hình ảnh “tiêu cực” được phát triển để trở thành hình ảnh “tích cực”, điều đó có nghĩa là phải chịu sự đau đớn. Chúa Kitô, một Adam mới, đã dọn đường bằng cách xóa đi những tội lỗi của Adam đầu tiên. Những lời kêu than của Ngài: “Lạy Ngài, là Thiên Chúa của con, tại sao Ngài lại bỏ con?” (theo Sách Máthêu, đoạn 27 câu 46), nói lên cảm nghiệm về sự côi đơn, một sự cô liu với những đớn đau cùng cực. Mặc dầu vậy, Ngài vẫn trung kiên với Chúa Cha (không giống như Adam đầu tiên), sự đơn côi đó đã đưa Ngài đến món quà tặng cao cả nhất của chính bản thân mình. Qua sự trần truồng mà Ngài phải gánh chịu trên thập tự giá, Ngài không cảm thấy chút gì là xấu hổ cả (theo Sách Hebrew, đoạn 12 câu 2). Và qua chính thập giá, Chúa Kitô thiết lập lại một giao kết mới giữa Thiên Chúa và con người. Sự cứu rỗi đã thắng thế! Theo đúng như những ngôn từ của chính Chúa Kitô, thì nó có nghĩa là “Mọi sự đã hoàn tất!” (theo Thánh Gioan đoạn 19 câu 30). Thế điều gì đã hoàn tất? Thưa đó chính là cuộc hôn nhân nhiệm mầu của một Adam mới và Eva. Chúa Kitô đã bị “chìm sâu vào giấc ngủ” của sự chết, và “người phụ nữ” chính là Mẹ Ngài, người được thụ thai trinh khiết, bằng việc đứng bên cạnh Ngài qua dòng máu và nước: chính là hình ảnh của Phép Rửa Tội và Phép Thánh Thể. Và từ sự đoàn kết nhiệm mầu đó sản sinh ra “một sự sinh đẻ mới” chính là vị môn đệ yêu thương (“Này là Mẹ con” theo Sách Gioan, đoạn 19, câu 27). Một tạo dựng mới được diễn ra!

Qua ánh sáng của thập tự giá, làm sao mà chúng ta có thể chối từ cho được món quà của Thiên Chúa - “đây là mình Thầy đã đổ ra cho các con”? Tất cả điều mà chúng ta cần làm chính là việc lãnh nhận. Và để làm được điều đó, chúng ta hãy bắt chước “người phụ nữ” chính là Mẹ Maria đã biết trung thành, và vâng lời đứng dưới chân của thập tự giá: “Hãy làm như lời Thiên sứ đã loan truyền.” Khi chúng ta biến những ngôn từ của Mẹ thành những ngôn từ của riêng mình, tức là chúng ta đón nhận được một sự sống mới qua Chúa Thánh Thần. Và cho dẫu những ham muốn tình dục có che mờ mắt cả người nam lẫn người nữ để có thể nhận biết ra được sự thật và để làm méo mó những ham muốn ích kỷ trong lòng bao nhiêu, thì “cuộc sống theo Chúa Thánh Thần” cho phép cả người nam lẫn nữ biết tìm về lại “sự tự do thật sự về món quà tặng” Thiên Chúa ban để cùng hiệp kết với nhau theo ý nghĩa về hôn nhân của thân xác. (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 1 tháng 12 năm 1982).

Thế nhưng đây không phải là điểm kết của câu chuyện, vì lẽ, công trình Sáng Tạo và Cứu Chuộc của Thiên Chúa không chỉ là một điềm báo trước của việc hoàn thành tất cả mọi chuyện vào ngày cánh chung. Thế thần học về thân xác đã nói cho chúng ta biết được điều gì về ngày cánh chung?

(còn tiếp)

Anthony Lê

Tr Trước | Mục Lục | Tr Sau

Đọc nhiều nhất Bản in 18.08.2006. 23:45