Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Đức Giáo Hoàng với thần học về thân xác (Phần 2)

§ Anthony Lê

VietCatholic News (Thứ Tư 11/08/2004 07:10)

Thoạt đầu, trông có vẽ ngộ ngộ, khi nghe Đức Giáo Hoàng nói về thân xác như là một cái gì đó thật là “siêu phàm”, thì té ra Ngài đề cập tới nó như là thần học, vì chưng, mầu nhiệm trung tâm điểm của người Kitô giáo chính là niềm tin chắc vững vào sự hiện thân, nhập thể của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã mạc khải chính Ngài cho nhân loại thông qua thân xác con người. Do đó, chẳng có gì làm cho chúng ta ngạc nhiên cả khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị xem thân xác như là thần học. Và Ngài viết rằng, “Dẫu qua sự thật rằng: Lời Chúa đã trở nên một, thì thân thể đã trở nên thần học thông qua cửa chính này.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 2 tháng 4 năm 1980).

Đức Thánh Cha thách thức chúng ta rằng khi nhìn vào thân xác con người, chúng ta biết được thân xác đó nói lên một “tiếng nói, một ngôn ngữ” để rao truyền và trình bày lại chương trình cứu độ cánh chung về mầu nhiệm của Thiên Chúa. Ngài nói: “Thật ra, chỉ có thân xác mới có khả năng khiến những điều hữu hình trở thành vô hình về mặt thiêng liêng và thần thánh.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 20 tháng 2 năm 1980). Nói cách khác, chúng ta không thể nhìn thấy được những điều thiêng liêng bằng chính đôi mắt trần tục của chúng ta, vì theo bản chất tự nhiên, nó đã là sự vô hình. Thế nhưng thân xác khiến chúng trở nên hữu hình. Thân xác tỏ bày bản chất thiêng liêng tự nhiên của con người, không chỉ là về xác phàm của con người không thôi. Chúng ta hãy nhớ rằng với tư cách là những chi thể trong một thân thể, chúng ta được tạo dựng nên theo hình ảnh vô hình của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị nói, “thân xác được tạo dựng nên để hoán chuyển hiện thực hữu hình của thế giới trở thành mầu nhiệm bí ẩn vô hình kể từ khi Thiên Chúa tạo dựng con người, và chính vì thế, Ngài chính là dấu chỉ của của sự vô hình đó.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 20 tháng 2 năm 1980). Lời tuyên bố đầy ấn tượng này hướng chúng ta về hội nghị của Đức Thánh Cha về mặt nhân loại học (tức là những hiểu biết của Ngài về con người), được kết tinh lại qua những gì Ngài sẽ phải nói về thân xác. Thân xác con người, mạc khải về mầu nhiệm của Thiện Chúa!

Thế nhưng đâu là những đặc điểm cụ thể về thân xác cho phép chúng ta hiểu được nó theo cách vừa kể trên? Câu trả lời chính là bản năng giới tính hay hoạt động dục tính của thân xác qua việc hòa quyện hài hòa giữa hai thân thể nam và nữ. Chính qua ‎ý‎ nghĩa đó, nảy sinh ra một lối nghĩ suy độc đáo khác thường của người Công Giáo mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã dẫn dắt chúng ta đi xa hơn với những hiểu biết về truyền thống của việc con người nhân loại được tạo ra giống hình ảnh của Thiên Chúa có nghĩa là gì.

Trong khi các nhà triết học thời trung cổ triển khai một khái niệm về hôn nhân của Con Người qua Chúa Ba Ngôi, họ đã không thể diễn dịch ra được điều này theo cách hiểu biết của con người thế tục, ngoại trừ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị. Đối với Ngài, vì Thiên Chúa là Đấng Ban Sự Sống Cùng Thông Công với Con Người, do đó “con người đã trở nên giống hình ảnh của Thiên Chúa không chỉ về mặt nhân tính không thôi, mà còn về cả sự hiệp thông với những người khác khác, điển hình là mối tương quan giữa người nam và người nữ kể từ lúc ban đầu.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 14 tháng 11 năm 1979).

“Hiệp thông với con người” (mà nếu viết theo tiếng La Tinh chính là communio personarum) là một quan niệm chính của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị. Và sự hiệp thông với con người để “trở nên một” là một dấu chỉ về đời sống nội tâm của Thiên Chúa Ba Ngôi! Đây quả đúng là một sự thật cao vời và đẹp đẽ, thế nhưng chúng ta cần phải cẩn thận để tránh hiểu lầm những điều đã được giảng dạy. Sự thật về sự hiệp thông giữa người nam và người nữ mạc khải cho chúng ta về một điều gì đó về mầu nhiệm Hiệp Thông của Chúa Ba Ngôi, chứ nó không có nghĩa rằng Thiên Chúa có khả năng dục tính. Bản thân Thiên Chúa không được tạo dựng nên theo hình ảnh của con người như là người nam hay người nữ, thế nhưng, con người lại được tạo dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa.

Và đó chính là những sự thật khách quan về con người vốn có thể được góp nhặt từ việc tạo dựng trong thưở ban đầu, trong sách Sáng Thế. Những sự thật này đã được xác tính và được nhận ra theo một cách rất sâu sắc qua kinh nghiệm chủ quan của Adam và Evà trong ngày tạo dựng thứ hai (ở điểm này chúng ta bắt đầu nhận thấy được việc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã khéo léo hội nhập hai quan điểm khách quan và chủ quan về thế giới về “một viển cảnh chung cho nhân loại,” như đã được bàn đến qua Phần 1 của loạt bài này).

“Từ Lúc Khởi Nguyên”

Khi người Pharixêu chất vấn Chúa Giêsu về chuyện ly dị, Ngài ám chỉ cho họ một cặp hoà hợp trọn hảo của người nam và người nữ “ngay từ lúc ban đầu.” “Các Ông lại đã không đọc sao: Từ khởi nguyên, Thiên Chúa đã dựng nên người nam, người nữ và phán ‘cả hai sẽ trở nên một thân xác’.Vậy điều mà Thiên Chúa đã phối hợp, thì loài người chớ có phân rẽ.” (theo Sách Máthêu đoạn 19, từ câu 4 đến 6).

Vì đó chính là những ngôn từ của Chúa Kitô nên Đức Thánh Cha đã hướng sự chú ý‎ của chúng ta vào Sách Sáng Thế. Dự định của Thiên Chúa về con người nguyên thủy chính là quy phạm của hôn nhân. Nhưng để lĩnh hội được nó, chúng ta, những con người của thời đại, của lịch sử (vốn đã bị vết nhơ của tội lỗi), phải theo “tiếng gọi” từ đáy thẳm sâu của con tim về lại thời tiền sử. Ở đây, nó có nghĩa là trong một thế giới không bị vấy nhơ bởi tội lổi (phải nhìn nhận rằng một thế giới khó mà có thể tưởng tượng đến), chúng ta tái khám phá lại những khoảnh khắc tĩnh nội, sự hòa hiệp nguyên thủy, và sự trần trụi nguyên thủy.

Sau khi đặt tên cho tất cả các con thú, con người mới nhận ra được rằng mình vẫn còn cô đơn trên thế giới này, vì chỉ một mình Adam là con người mà thôi, và biết rằng mình được tự do để hành động theo ‎ý của riêng mình, cô độc để được mời gọi vào tình yêu. Thế nhưng không có “một sự giúp đở nào là thích hợp cho mình cả” (theo Sách Sáng Thế, đoạn 2 câu 20). Thì đây chính là kinh nghiệm về sự tĩnh nội nguyên thủy. Con người ai cũng cảm nghiệm được điều đó. Về bản tính, chúng ta biết rằng chúng ta cô đơn trong thế giới sáng tạo hữu hình. Chúng ta hiểu được rằng về mặt phẩm chất, chúng ta khác hẳn với “những con thú” (từ đó dẫn đến sự khác biệt, đó chính là con người). Hơn thế nữa, tất cả chúng ta đều đã biết cảm nghiệm được việc sống hòa hiệp, thông công với những người khác, để yêu và được yêu. Đối với con người, cho dẫu đó là nam hay nữ, đều được tạo dựng nên theo giống hình ảnh của Thiên Chúa, vì “Ngài chính là tình yêu” (theo Sách Sáng Thế đoạn 1 câu 27, và trong thư Thứ Nhất Gởi Tín Hữu Gioan đoạn 4 câu 8). Tình yêu, chính vì thế, là nguồn gốc của con người, là ơn gọi, và cũng là cùng đích.

Đó là lý do tại sao “con người ở một mình là không tốt” (theo Sách Sáng Thế, đoạn 2 câu 18)-vì anh ta chẳng có ai để mà yêu thương. Chính vì thế, để tạo dựng ra “một người trợ tá thích hợp cho anh ta,” Thiên Chúa phải khiến cho anh ta ngủ say. Bằng cách lấy đi một “cạnh sườn” của người nam, Thiên Chúa tạo dựng nên người phụ nữ. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã ghi chú rằng từ “cạnh sườn” theo ngôn ngữ nguyên thủy của thánh kinh nhằm ám chỉ rằng người nữ đều có cùng chung một cuộc sống như người nam. Hay nói cách khác, người nữ cũng là con người.

Như Đức Thánh Cha đã giải thích, “không có một nghi ngờ gì cả khi người nam lăn mình vào giấc “ngủ” với mong muốn là tìm về lại chính bản thân mình. Bằng cách đó, vòng dây cô độc giữa người nam và nhân loại bị phá vỡ, bởi vì “con người” đầu tiên khi thức dậy chính là “người nam và người nữ”” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 7 tháng 11 năm 1979). Sau đó con người tuyên bố rằng: “Ít ra đây lại chính là cạnh sườn ta, và máu của ta.” (theo Sách Sáng Thế đoạn 2 câu 23). Và do đó, chúng ta có thể nói rằng, “Cuối cùng, đó chính là người mà tôi sẽ chia món quà tặng của sự sống. Cuối cùng rồi, đó là người mà tôi có thể yêu thương!”

Vì lý do này (bởi vì cả hai người, được tạo dựng cho nhau) mà người nam sẽ rời bỏ cha và mẹ mình để sống với người vợ mình để cả hai trở nên một (theo Sách Sáng Thế đoạn 2 câu 24). Đây chính là kinh nghiệm của sự đoàn kết nguyên thủy, một kinh nghiệm khẳng định sự đơn côi của con người (theo nghĩa trần tục hóa về “sự côi đơn” của con người trong thế giới hữu hình của các tạo vật) cũng như phá vở đi sự côi đơn ấy (theo nghĩa là tìm gặp được ai đó để mến yêu, thương nhớ).

Ý Nghĩa Hôn Nhân của Thân Xác

Tính nhân loại chung nhất của người nam và người nữ được mạc khải qua chính thân xác của họ “xác thịt của em chính là xác thịt của tôi.” (flesh of my flesh) Tuy nhiên, thân xác cũng mạc khải cho thấy những khác biệt bổ sung cho nhau. Qua chính kinh nghiệm về sự trần truồng nguyên thủy mà cả hai được mời gọi để yêu thương nhau (Nhân buổi tiếp kiến chung vào tháng giêng, tháng hai và tháng chín năm 1980). Sự trần truồng đã mạc khải việc: “Chúng ta có thể dâng hiến cho nhau và cùng nhau sống trong tình hiệp thông yêu thương trọn vẹn qua hôn nhân.” Thì đây chính là ước muốn duy nhất mà thân xác con người hướng tới xuất phát từ chính con tim của họ-một mong ước để yêu thương theo đúng hình ảnh của Thiên Chúa. Chính vì thế cả hai đều trần truồng và không có cảm thấy xấu hổ gì cả (theo Sách Sáng Thế, đoạn 2 câu 25).

Sự trần truồng nguyên thủy còn mạc khải về “ý nghĩa hôn nhân của thân xác,” đó là một ý tưởng quan trọng khác xuyên suốt những giảng dạy về giáo lý của Đức Thánh Cha. Ý nghĩa hôn nhân của thân xác chính là “khả năng mà thân xác biểu lộ tình yêu: một tình yêu trọn vẹn qua đó con người trở thành một món quà tặng, và thông qua món quà tặng này, ý nghĩa về mình và sự hiện diện của chính mình được trở nên trọn vẹn hơn.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 16 tháng 1 năm 1980).

Và bây giờ, chúng ta hãy dừng lại một chút để tìm hiểu xem Đức Thánh Cha qua đó muốn nói đến điều gì. Nếu chúng ta sống theo đúng sự thật của bản năng về giới tính/dục tính, chúng ta khám phá và có đủ lý do để cho chúng ta được tồn tại (nghĩa là ai đang kiếm tìm ý nghĩa của sự sống? Thì đó, chính là ý nghĩa của nó). Vì lẽ, như Công Đồng Chung Vaticăn Đệ Nhị đã giảng dạy, “con người chỉ có thể tìm lại được chính mình khi con người biết thành thật cho đi chính bản thân mình” (theo Gaudium et Spes số 24). Đó chính là trong và qua thân xác của chúng ta, trong và qua bản năng về dục tính của chúng ta, chúng ta nhận thức ra được rằng chúng ta được mời gọi để trở thành món quà chân thật của chính mình cho người khác. Chính vì thế, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị nói, “chúng ta bị thuyết phục bởi sự thật rằng ý nghĩa hôn nhân của thân xác chính là yếu tố nền tảng cho sự hiện diện của con người nơi trần thế.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 16 tháng 1 năm 1980).

Một lần nữa, chúng ta phải cùng dừng lại để hiểu xem Ngài muốn nói gì. Đức Thánh Cha của chúng ta nói rằng sự thật về bản năng dục tính của chúng ta chính là nền tảng, là yếu tố quan trọng nhất cho sự hiện diện của chúng ta nơi trần thế. Thế liệu bản năng dục tính của chúng ta có thể là điều gì đó quan trọng hơn thế chăng? Thế là vòng xoắn đã bắt đầu, sự quyến rũ ngàn đời của con người về dục tính cho thấy về cơ bản nó đã trở nên quan trọng đến dường nào. Điều này lại làm nảy sinh ra một câu hỏi quan trọng khác, đó là: Làm thế nào nó lại trở nên quá xoay vòng như vậy? Thưa là, thần học về thân xác của Đức Thánh Cha đưa ra cho chúng ta những nghĩ suy rất có chiều sâu và nguyên thủy trong việc trả lời cho câu hỏi đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về nó trong Phần 3 kế tiếp.

(còn tiếp)

Anthony Lê

Tr Trước | Mục Lục | Tr Sau

Đọc nhiều nhất Bản in 18.08.2006. 23:45