Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

ĐTC: Độc thân cho Nước Trời và cho sự hoàn thiện về bản năng giới tính của con người (Bài 6)

§ Anthony Lê

VietCatholic News (Chúa Nhật 15/08/2004 10:06)

Bài 6 của chủ đề “Thần Học về Thân Xác” (The Theology of the Body)

“Vì có những người yêm hoạn bởi tự lòng mẹ đã sinh ra như vậy; và có những người yêm hoạn bởi người ta làm cho mình nên yêm hoạn; và có những người yêm hoạn bởi mình làm cho mình thành yêm hoạn vì Nước Trời. Ai hiểu nổi thì hãy lo hiểu lấy!” (theo Sách Máthêu, đoạn 19, câu 12). Một người yêm hoạn phải chăng chính là người không có khả năng sinh con, đẻ cái? Thưa phải, khi Chúa Kitô nói về những người yêm hoạn từ lúc mới sinh ra, Ngài muốn ám chỉ tới những ai không có khả năng quan hệ tình dục vì những biến chứng do sinh đẻ gây ra. Còn khi Ngài nói đến những ai yêm hoạn bởi người ta làm cho họ yêm hoạn, có lẽ Ngài muốn ám chỉ tới những ai đang hối hận về phần rỗi linh hồn vì đã bị cắt bì? Thế nhưng những người thành yêm hoạn vì Nước Trời có nghĩa là gì?

Bạn hãy tự đặt mình vào vị thế của một trong những con cháu thuộc dòng dõi Abraham, những người đã lắng nghe Chúa Kitô phán ra những điều như: “Như các ngươi đã lắng nghe và hiểu từ thời thơ ấu về lời hứa của Thiên Chúa với tổ phụ của các ngươi rằng: ta sẽ làm cho các ngươi được sản sinh nhiều, để trở thành tổ phụ của muôn dân, muôn nước.” Thực sự là, cứ mỗi lần Thiên Chúa thiết lập giao ước với dân của Ngài, cho dẫu với Adam (theo Sách Gioan, đoạn 1 câu 28); với Ông Noel (theo Sách Gioan, đoạn 9 câu 1); với Ông Giacóp (theo Sách Gioan, đoạn 35, từ câu 10 đến câu 12); hay với Môsê (theo Sách Lêvi, đoạn 26 câu 9); Thiên Chúa đều gọi mời họ là “hãy sinh sôi nảy nở,” vì chưng, Nước Chúa sẽ được thiết lập bởi dòng dõi Abraham.

Quả thật, Đấng Cứu Thế đã gieo vào hạt giống nơi Abraham, và vì thế, những ai không thể tham gia vào hành động giao cấu tình dục (tức những người yêm hoạn) sẽ bị Thiên Chúa nguyền rủa, và thậm chí bị loại khỏi Nước Trời. Tuy nhiên, điều mà Chúa Kitô muốn nói chính là một số người nam lẫn nữ, những người hoàn toàn có khả năng sinh con đẻ cái, nhưng thực sự đã chọn con đường thanh khiết, độc thân suốt trọn cả đời họ, đặc biệt là vì lợi ích của Nước Trời trên thiên đàng. Vậy điều đó có nghĩa là gì? Những ngôn từ của Thiên Chúa đánh dấu một bước rẽ gây ấn tượng mạnh về việc mạc khải của chính Ngài. Quả là những chọn lựa như vậy thật vô cùng khó khăn cho những người con trai và con gái của Abraham, để họ có thể lĩnh hội được. Thực ra, những người theo Chúa Kitô qua suốt dòng lịch sử cũng nhận thấy rằng việc đeo đuổi ơn gọi độc thân, thật là khó có thể hiểu rõ cho được. Tuy nhiên, lại có một số người, như Chúa Kitô đã từng giả định, sẽ không có thể nào lĩnh hội thấu đáo cho được.

Hôn Nhân, Tình Dục và Sự Độc Thân Đều Có Quan Hệ Mật Thiết Với Nhau

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã đưa ra cho chúng ta một cái nhìn hết sức mới mẽ về ý nghĩa của việc độc thân vì Nước Trời qua hàng loạt bài nói chuyện của Ngài vào các buổi tiếp kiến chung hằng tuần vào mỗi chiều thứ Tư, vốn được biết đến như là “thần học về thân xác.” Ngài giải thích và biện dẫn xa hơn cả việc làm mất phẩm giá của hôn nhân và tình dục, rằng đời sống độc thân thật sự của người Kitô hữu, là nhằm để hướng tới một sự hoàn thiện cao vời. Sự thật rằng, chúng ta không thể nào hiểu nổi ý nghĩa về hôn nhân và tình dục trong đời sống Kitô giáo trừ phi chúng ta hiểu được rõ ý nghĩa của đời sống độc thân Kitô giáo. Ơn gọi về hôn nhân, tình dục và đời sống độc thân có liên hệ hết sức mật thiết với nhau hơn là chúng ta có thể suy nghĩ ra được. Chúng cũng phụ thuộc lẫn nhau. Khi mỗi một khía cạnh được hiểu biết đúng đắn và tôn trọng, thì sự cân đối hài hòa sẽ được đạt tới. Mặc khác, nếu bất kỳ một trong ba (hôn nhân, tình dục và sự độc thân) điều trên bị xem nhẹ, coi thường hay bị mất phẩm giá hay bị đánh giá quá cao, hoặc ngược lại là bị bất kính, coi thường, tất hẳn những điều còn lại đều chung số phận. Nó không phải là ngẩu nhiên đâu, chẳng hạn như, cuộc cách mạng về tình dục đã đưa đến một sự gia tăng kinh khủng về số vụ ly dị và làm giảm thiểu một cách khủng khiếp ơn gọi để trở thành linh mục hay theo đuổi đời sống tu trì. Và tương tự như thế, sự giải thích sai lạc về những sự kiện lịch sử về ơn gọi độc thân cũng đã đem đến sự miệt thị về hôn nhân và tình dục. Thì những sai lầm như vậy phải chăng chính là sự thất bại trong việc đối phó với những căng thẳng ngược đời? Khi nói rằng độc thân biểu lộ sự hoàn thiện về bản năng giới tính con người, quả không phải là sự mâu thuẩn hay sao? Phải, đúng nó là một sự mâu thuẩn, ngược đời. Có một điều gì đó đã dày vò tâm trí chúng ta, khi nói rằng để giải hòa những mâu thuẩn ngược đời vốn không có thể nào giải hòa được? Vì thế, để tránh những nỗi bực dọc đó, chúng ta hãy tập trung vào một khía cạnh của sự thật mà thôi, để tránh từ chối lẫn nhau. Thế nhưng, sự thật đó là gì? Có phải là việc chú trọng vào những mâu thuẩn căng thẳng ngược đời đó để chúng ta khám phá ra được ý nghĩa trọn vẹn của sự thật chăng? Phải chăng, chúng ta có thể tìm lại được điểm chung qua sự căng thẳng đó? Thưa, chỉ có bằng cách đó, chúng ta mới có thể hiểu một cách đúng đắn và trọn vẹn về mối liên hệ qua lại giữa ơn gọi về hôn nhân, tình dục và độc thân. Nào chúng ta hãy bắt đầu nhảy vào cuộc nhé!

Nước Trời, Sự Phục Sinh và Hôn Nhân

Trong chương số 22 của sách Phúc Âm theo Thánh Máthêu (cũng như trong sách Máccô chương 12, và Luca chương 20), những người Sađóc, thuộc một nhóm người Do Thái giáo không tin vào việc người chết sống lại, đã đến gặp Chúa Giêsu, với một luận điểm nhằm muốn buộc Ngài phải chối bỏ việc người chết sống lại, rằng: một người đàn ông có vợ và chết đi. Người vợ liền tái hôn với một trong những người anh em của người quá cố, rồi thì người đó cũng chết đi. Và cứ như thế cho đến khi, người vợ cưới trọn cả bảy anh em của người chồng quá cố của bà. Nhóm Sađóc liền hỏi Chúa Kitô, vậy khi sống lại, người đàn bà đó sẽ là vợ của ai. Chúa Kitô đáp lại rằng: “Các ông lầm! Các ông không tường Sách Thánh và quyền năng của Thiên Chúa. Quả vậy, thời phục sinh, người ta không còn cưới vợ lấy chồng....” (từ câu 29 đến câu 30). Đối với rất nhiều người, thì việc giảng dạy này của Chúa Kitô đã tạo ra sự mâu thuẩn. Vì sao? Thưa, vì lẽ, chúng ta không hiểu biết gì cả về Sách Thánh cũng như về quyền năng của Thiên Chúa? Vì quả thật, nếu chúng ta hiểu rõ được, thì chắc hẳn chúng ta phải biết vui mừng, hân hoan. Lời phán dạy của Chúa Kitô không phải là việc làm giảm phẩm giá của hôn nhân, mà là, hướng tới mục đích chung nhất và ý nghĩa cao vời nhất của bí tích diệu kỳ này. Hôn nhân trong cuộc sống này có nghĩa là một báo hiệu cho biết trước về thiên đàng, về ngày cánh chung muôn thưở, chính là việc chúng ta cùng cử hành “hôn nhân của Con Chiên Thiên Chúa,” (theo Sách Khải Hoàn, chương 19 câu 7), tức là cuộc hôn nhân giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Đây chính là mong muốn sâu sắc nhất trong trái tim của con người để sống hòa nhịp vào việc hiệp thông trọn đời với chính Thiên Chúa. Như sự diệu kỳ của hôn nhân và sự thân mật đôi lứa ở trần gian này, thì suy cho cùng, đó chỉ là một dấu chỉ, một sự nếm và mường tượng trước về một bí tích sẽ đến mà thôi. Hôn nhân ở trần gian chỉ đơn giản là một sự chuẩn bị cho cuộc hôn nhân ở thiên đàng. Điều đó cũng tương tự với tất cả các phép bí tích, nhằm chuẩn bị cho chúng ta về nước thiên đàng. Vì chưng, trên thiên đàng, sẽ không còn có bất kỳ một phép bí tích nào cả, vì một lẽ rất giản đơn rằng, chúng ta đã hoàn thành lâu rồi, chúng ta đều đã đến lúc biết sinh hoa, kết trái. Những người nam và nữ sẽ không còn cần bất cứ dấu chỉ nào để hướng họ vào thiên đàng, khi họ ở thiên đàng. Chúng ta hãy xem điều đó giống như là những bản chỉ đường-nếu bạn quay trở về thành phố Denver, bạn không còn cần đến một dấu hiệu chỉ cho bạn đến Denver một khi bạn đã đến đó rồi.

Các cặp vợ chồng đôi lúc tự hỏi liệu nó có nghĩa là họ sẽ còn ở bên nhau khi lên thiên đàng chăng? Dĩ nhiên là họ vẫn sẽ còn bên nhau, nếu như cả hai biết chấp nhận lời cầu hôn của Chúa Kitô và sống trung thành với Ngài ngay ở chính cuộc đời này. Thực ra, mỗi một thành viện của dòng giống nhân loại biết chấp nhận lời mời gọi tham dự vào bữa tiệc cưới trên nước thiên đàng, sẽ luôn biết gần gũi, thân mật và hiệp thông với nhau, và với những người khác. Đây chính là điều mà chúng ta gọi là “các thánh thông công”. Như giáo lý đã dạy chúng ta rằng, đây “sẽ là một sự đoàn kết hiện thực cánh chung của dòng dõi con người, mà Thiên Chúa đã tiền định như thế kể từ lúc tạo dựng... Những ai kết đoàn với Chúa Kitô sẽ được cứu rỗi vào nước của Thiên Chúa, như vị Hiền Thê, người vợ của Con Chiên Thiên Chúa.” Bằng việc dùng hình ảnh của cặp vợ chồng, chúng ta có thể nói rằng kế hoạch muôn thưở của Thiên Chúa chính là để “kết hôn” với chúng ta (theo Sách Hos, đoạn 2 câu 19). Và kế hoạch cánh chung này đã được tiên báo và mạc khải trước từ “thưở ban đầu” khi Thiên Chúa tạo dựng con người như là người nam, người nữ, và gọi mời họ, hãy trở nên một trong thân xác. Theo Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị, thì thân xác con người mang một ý nghĩa về hôn nhân, bởi vì nó loan báo và mạc khải kế hoạch ngàn đời của Thiên Chúa về tình yêu, về kế hoạch của Ngài để kết hiệp người nam và nữ qua hôn nhân, và nói theo một cách tương tự như vậy, đó là một sự hiệp kết qua hôn nhân giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài. Như Thánh Phaolô đã nói khi trích dẫn từ sách Sáng Thế, “Vì lý do này mà người nam sẽ rời bỏ cả cha lẫn mẹ mình, để gắn kết với người vợ, để cả hai cùng trở nên một trong thân xác.” Thì đây chính là một mầu nhiệm vĩ đại trong việc liên hệ đến Chúa Kitô và Giáo Hội. (theo Sách Êphisô, chương 5, câu 31 đến câu 32). Chúa Kitô rời bỏ Thiên Chúa Cha ở thiên đàng, Ngài rời bỏ ngôi nhà cùng với mẹ Ngài ở trần gian, để dâng mình cho Vị Hiền Thê của Ngài, để chúng ta có thể “trở nên một” với Ngài, để đón nhận lấy cuộc sống của Ba Ngôi Thiên Chúa vào ngày cánh chung. Như Đức Thánh Cha đã nói, điều này có nghĩa là “hôn nhân và việc sinh sản tự bản thân nó không thể quyết định một cách rạch ròi ý nghĩa nguyên thủy và nền tảng của việc là một thân xác hay một thực thể, như là một thân xác của người nam và người nữ.” Hôn nhân và việc sinh sản chỉ thuần tuý đưa ra một hiện thực chắc vững về ý nghĩa theo chiều kích của lịch sử mà thôi.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 13 tháng 1 năm 1982). Do đó, khi những chiều kích về lịch sử đó được hoàn thành một cách trọn vẹn, thì “ý nghĩa về hôn nhân của thân xác” cũng sẽ được hoàn thành một cách trọn vẹn như vậy, không chỉ qua sự kết hiệp giữa một người nam và một người nữ không thôi, mà là sự hiệp thông trực tiếp với tất cả những người nam lẫn những người nữ theo đúng ý định của Thiên Chúa.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 9 tháng 12 năm 1981).

Ý Nghĩa về Hôn Nhân của Sự Độc Thân

Phải chăng chỉ khi nào hướng về hiện thực của nước thiên đàng, chúng ta mới có thể hiểu được một cách đúng đắng về ơn gọi độc thân như Chúa Kitô đã định? Chúa Kitô không mời gọi một số ai đó trong những người theo Ngài là hãy đeo đuổi một cuộc sống độc thân vì lợi ích của việc độc thân, mà là vì lợi ích của Nước Trời, vì lẽ, Nước Trới chính là một cuộc hôn nhân thiêng đàng. Nói tóm lại, những ai chọn đời sống độc thân, có nghĩa là họ “đang bỏ qua” phép bí tích để tham dự phần vào một điều gì đó rất thực. Những người độc thân nam và nữ hướng tới những chiều kích xa hơn của lịch sử trong khi họ vẫn còn tồn tại trong những chiều kích của lịch sử và thẳng thừng tuyên bố với cả thế giới về Nước Chúa chính là ở đâu. Sự độc thân Kitô giáo, không phải là một sự chối từ về đời sống hôn nhân và tình dục, nhưng đó lại là một sự tham gia trọn vẹn vào sự thật và ý nghĩa cùng đích của hôn nhân và tình dục. Cả hai ơn gọi, theo từng cách cụ thể riêng, chính là sự hoàn thiện ơn gọi về “tình yêu hôn nhân” được mạc khải qua thân xác của con người. Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói: “Trên cùng một cơ sở về ý nghĩa hôn nhân của thân xác, của người nam hay của người nữ, qua đó tình yêu được hình thành nên qua việc người nam cam kết để sống trọn cuộc đời của mình trong hôn nhân, thế nhưng tình yêu cũng được hình thành nên khi người nam cam kết một cuộc sống tinh bạch vì lợi ích của nước trời ở trên thiêng đàng.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 28 tháng 4 năm 1982). Chúng ta không thể “thoát khỏi lời mời gọi về bản năng tình dục của chúng ta,” vì lẽ, mỗi một người đàn ông được mời gọi để trở thành một người chồng lẫn một người cha; và mỗi một người mẹ được mời gọi để trở thành một người vợ và một người mẹ; để cả hai hoặc là qua ơn gọi của đời sống hôn nhân, hoặc là qua ơn gọi của đời sống độc thân. Theo một ý nghĩa nào đó, những người nam độc thân trở thành “biểu tượng,” hay “hình ảnh” của Chúa Kitô, mà vị hiền thê của họ chính là Giáo Hội, còn những người nữ độc thân lại trở thành “biểu tượng,” hay “hình ảnh” của Giáo Hội mà vị hôn phu của họ chính là Chúa Kitô, để cả hai cùng có nhiều con cái thiêng liêng. Chính vì thế, những từ ngữ như: vị hiền thê, hay vị hôn phu, người cha, người mẹ, người anh và người chị đều được dùng trong cả đời sống hôn nhân lẫn đời sống độc thân. Cả hai ơn gọi đều không thể thiếu được trong việc dựng xây gia đình của Thiên Chúa. Mỗi một ơn gọi đều hoàn thiện và bổ sung cho nhau, vì lẽ, hôn nhân mạc khải cho chúng ta về ý nghĩa hôn nhân của việc độc thân, và việc độc thân tỏ lộ mục đích sau cùng của hôn nhân, chính là chuẩn bị cho chúng ta vào nước thiêng đàng.

Sự Độc Thân Là “Một Lời Gọi Mời Thiêng Liêng”

Lịch sử đã cho thấy một số lời xuyên tạc về những giảng dạy của Thánh Phaolô rằng: “Cho nên kẻ cưới trinh nữ dưới quyền mình là phải, và người không cưới sẽ làm phải hơn.” (trích Thư Thứ Nhất gởi cho Tín hữu Côrintô, đoạn 7, câu 38). Từ đó, người ta xem việc hôn nhân chỉ là một ơn gọi “thứ cấp” đối với những ai không thể “sống” đời sống độc thân. Nó cũng đồng thời cũng cố những ai có những nghi ngờ sai lầm rằng tình dục chỉ là một điều gì đó dơ bẩn, và chỉ những ai biết chế ngự nó mới thật sự là người “thánh thiện.” Thì những lầm lổi, sai lạc như vậy được Đức Thánh Cha quả quyết một cách chính xác rằng: “Tính ưu việt của sự trinh bạch đối với đời sống hôn nhân vợ chồng theo truyền thống đích thực của Giáo Hội không bao giờ có nghĩa là sự miệt thị về hôn nhân hay xem thường giá trị chính yếu cơ bản của hôn nhân. Nó không phải là một sự hoán chuyển theo khuynh hướng Manichean.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 7 tháng 4 năm 1982). (Khuynh hướng Manichean là một dị giáo xưa cổ xem thân xác con người như là những thứ gì đó tội lỗi, để chỉ chú trọng vào mọi hiện thực của tâm linh mà thôi.) Độc thân thì “tốt đẹp hơn,” hay “cao hơn” hôn nhân nếu xét theo nghĩa là thiêng đàng, vì chưng thiên đàng thì lại tốt đẹp hay cao hơn trần gian. Đời sống độc thân, không giống như đời sống hôn nhân, nó không phải là một bí tích về cuộc hôn nhân siêu phàm ở trần gian. Độc thân chính là “một dấu chỉ của cuộc sống vượt ngoài khỏi phạm vi của các phép bí tích khi chúng ta được hợp nhất trực tiếp với Thiên Chúa thông qua cuộc hôn nhân với Con Chiên Thiên Chúa.” Thực ra, theo tôi nghĩ, sẽ không đúng đắn cho lắm khi chúng ta định nghĩa về ơn gọi này dựa trên những gì “phải bị từ bỏ” hơn là định nghĩa nó theo đúng như ý nghĩa trọn vẹn của nó. Trông có vẻ chúng ta sẽ tránh được nhiều điều mơ hồ nếu hư chúng ta mô tả về ơn gọi độc thân như là một “cuộc hôn nhân ở trên nước thiên đàng” chẳng hạn. Dĩ nhiên, chỉ những ai chọn để sống theo ơn gọi độc thân, mới có thể cảm nghiệm được “thiên đàng ở trần gian” vào từng ngày trong cuộc sống của họ. Những người độc thân đạt được những điều tốt nhằm đòi hỏi sự hy sinh của họ, một sự hy sinh trọn vẹn vì “lợi ích của Nước Trời.” Thì đây cho thấy, rõ ràng là Giáo Hội không mấy đề cao ơn gọi độc thân bởi vì Giáo Hội tin rằng vấn đề dục tính không mấy trong trắng cho lắm. Giáo Hội đề cao sự độc thân bởi vì Giáo Hội tin rằng đó là một sự hy sinh lớn lao vì lợi ích của Thiên Chúa. Nếu tình dục là điều gì đó không được trong trắng và thánh thiện cho lắm, thì việc dâng hiến nó như là một món quà cho Thiên Chúa, sẽ là một hành động báng bổ thần thánh (vì lẽ, tất cả chúng ta ai cũng đều biết rằng sẽ chẳng được ơn ích gì khi phải ăn chay để tránh tội vào Mùa Chay, đúng không?) Thế nhưng, vì bản năng tính dục là một trong những món quà cao quý nhất mà Thiên Chúa trao ban cho nhân loại, do đó, việc trao trả nó lại cho Thiên Chúa chính là một trong những cách biểu hiện chân thật nhất tâm tình tạ ơn vì món quà vĩ đại đó. Mỗi người chúng ta đều được gọi mời vào một cuộc sống thánh thiện bằng cách đáp trả lại lời mời gọi về “tình yêu hôn nhân” được ghi ấn qua thân xác của chúng ta. Nhưng không phải ai cũng được mời gọi như nhau, vì lẽ, “mỗi người đều nhận được một món quà đặc biệt, cụ thể riêng từ Thiên Chúa, kẻ thế này, người thế khác.” (theo Thư Thứ Nhất gởi cho Tín Hữu Côrintô, đoạn 7, câu 7). Mỗi người nên đáp trả lại món quà “đã được lãnh nhận.” Nếu ai đó, được gọi mời để sống độc thân, thì hẳn là người đó không nên chọn đời sống hôn nhân, và ngược lại, nếu ai đó được gọi mời vào đời sống hôn nhân, thì hẳn người đó, không nên chọn đời sống độc thân. Do thế, điều quan trọng ở đây chính là nhận biết được ơn gọi cho riêng mình qua lời cầu nguyện.

Đời Sống Độc Thân: Là Chứng Nhân Cho Sự Tự Do

Ơn gọi độc thân cũng đưa ra những chứng nhân về hiện thực của sự tự do nhân loại trong một thế giới chỉ biết chú trọng quá nhiều vào dục tính. Chúa Kitô, qua những lời phán truyền của Ngài, nói rằng: “có những người yêm hoạn bởi mình làm cho mình thành yêm hoạn,” nhằm nêu ra sự tình nguyện về ơn gọi này. Giáo Hội không bắt buộc ai đó phải chọn để theo ơn gọi độc thân, vì chưng đó là một món quà được trao tặng nhưng không bởi chính Thiên Chúa và được tự do để chọn lựa trong số những người theo Ngài. Thế tại sao con người lại phải cắt buồn trứng hay thiến các con vật nuôi của họ? Thưa, bởi vì các con vật không thể chối từ lại lời quyến rũ dục tính của các con vật khác phái. Thì đây nói lên một trong những điều khác biệt chính giữa con người và các con vật, về món quà được trao tặng và trách nhiệm về sự tự do. Chúng ta không bị ràng buộc bởi bản năng, vì chúng ta có thể quyết định hành động cho riêng chúng ta. Chúng ta có thể trả lời “vâng” cho một hành động hợp lý, và “không” cho một hành động phi lý. Đây không phải là sự tự do về tính dục, mà đây chỉ là một sự lệ thuộc vào tính dục mà thôi. Người nam hoặc người nữ nào biết chọn để từ bỏ việc biểu hiện về tính dục của mình “vì Nước Trời” cho thấy rằng người đó không bị ràng buộc và lệ thuộc vào tính dục, nhưng thật sự được tự do, tự do để yêu mến Thiên Chúa và yêu mến những người khác. Các vị thiên thần “không thể nào là những người độc thân, vì lẽ, các thiên thần không có thân xác, và không phải là những thực thể dục tính. Thực ra, theo Đức Thánh Cha, sự thúc đẩy về ơn gọi độc thân, cũng tương tự như đời sống hôn nhân Kitô giáo, là một mong muốn để sống theo sự thật, để được cứu rỗi và được thanh khiết trong Chúa Kitô. Cũng theo Ngài, thì “từ thưở ban đầu,” Thiên Chúa đã ban cho chúng ta những mong muốn dục tính, để có thể yêu thương theo đúng như hình ảnh của Thiên Chúa thông qua món quà thực sự của chính bản thân mình. Đó là lý do tại sao mà Ngài gọi những mong muốn về dục tính “là một yếu tố khát vọng để hoàn thiện hơn về lý do hiện hữu của chúng ta.” (trang 46, trong cuốn sách có nhan đề Tình Yêu và Trách Nhiệm.) Theo mạc khải Kitô giáo, có hai cách để hoàn thiện lời gọi mời nền tảng đối với tình yêu, đó là qua cuộc sống hôn nhân hay độc thân. Dĩ nhiên, vì tội lổi, những ham muốn về dục tính, đã làm suy yếu đi mong muốn để trở thành món quà thiện hảo của chính thân xác chúng ta. Tất cả mọi người, cho dẫu là độc thân, hay có gia đình hay chọn đời sống tu trì tận hiến, phải luôn chiến đấu với những cám dỗ đa dạng và những ham muốn dối lừa. Thế nhưng, đâu là niềm hy vọng mà chúng ta nhận ra được, khi Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, trái tim thì thâm sâu hơn là những ham muốn, để qua đó, Chúa Kitô luôn đổi mới sự thừa hưởng sâu sắc ấy, để cung cấp quyền năng thật sự trong cuộc sống của con người. ” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 29 tháng 10 năm 1980).

Điều đó có nghĩa là thông qua sự hoán chuyển không ngừng với Chúa Kitô, chúng ta có thể cảm nghiệm được “một chiến thắng thật sự và thâm sâu” vượt trên cả những ham muốn. (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 22 tháng 10 năm 1980). Nếu chúng ta biết mở rộng lòng chúng ta cho công trình cứu rỗi, thì Chúa Thánh Thần sẽ giúp làm hoán chuyển những ham muốn nhục dục của chúng ta, để chúng được thấm nhuần với “những gì là cao cả và đẹp đẽ,” với một “giá trị siêu vời chính là tình yêu.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 29 tháng 10 năm 1980). Thông qua sự hoán chuyển không ngừng này, chúng ta tái khám phá lại kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa về những ham muốn dục tính, để qua đó cho phép chúng ta biết cách biến những ham muốn đó hoặc là vào cuộc sống hôn nhân, hoặc là vào đời sống độc thân về món quà của chính chúng ta. Lại một lần nữa, điều đã được nhấn mạnh chính là: Ơn gọi về đời sống độc thân không phải là sự chối từ về mặt tính dục, cũng chẳng phải là sự tách rời về cuộc sống đơn lẽ khỏi phái tính khác. Nếu ai đó vẫn còn tiếp cận vấn đề theo cách như vậy, thì theo Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị, thì người đó không biết sống đúng với những giảng dạy của Chúa Kitô. (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 28 tháng 4 năm 1982). Cuộc sống nhân loại, tự bản chất, chính là “cuộc học hỏi chung cho cả nam lẫn nữ.” (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 8 tháng 10 năm 1980). Nghĩa là Đức Thánh Cha muốn ám chỉ rằng, phái tính là cần thiết cho nhau, để cả hai cần phải học hỏi để yêu mến nhau một cách đúng đắn nếu như cuộc sống của nhân loại chính là việc bảo tồn đúng đắn tính nhân phẩm của con người. Thì sự thật này cũng hoàn toàn đúng đắn đối với cả cuộc sống độc thân tu trì lẫn cuộc sống hôn nhân đôi lứa. Những người nam và nữ như các Thánh Phanxicô và Clare của thành Assisi, Thánh Gioan Thánh Giá và Thánh Têrêsa thành Avila, Thánh Phanxicô de Sales và Thánh Jane de Chantal, tất cả đều là những người mạnh khỏe, thánh thiện, thân mật và chọn cuộc sống độc thân, để phục vụ người khác. Vâng, cuộc sống độc thân là một sự thật hoàn toàn có thể được! Thật là những chứng nhân về sự tự do của các Thánh này!

Nếu chúng ta nghỉ rằng đời sống độc thân là hoàn toàn không có thể hiện thực được thì chúng ta được liệt kê vào số những người mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Nhị gọi là “những bậc thầy đầy sự nghi ngờ.” Những bậc thầy hoài nghi này không tin vào món quà và quyền năng cứu chuộc của Thiên Chúa, vì lẽ, sự lệ thuộc vào những ham muốn nhục dục chính là tất cả những gì mà họ biết được từ tận đáy thẳm sâu của con tim họ, và họ cũng nghĩ người khác cũng giống như họ vậy. Chính vì thế, mà Đức Thánh Cha luôn nài nỉ rằng: “Con người cần phải biết dứt bỏ đi sự nghi ngờ xuất phát từ trong trái tim mình vì những ham muốn và lệ thuộc vào nhục dục.” Sự cứu rỗi của Thiên Chúa chính là một sự thật, chính là một hiện thực, vì chưng, ý nghĩa của cuộc sống chính là sự phản chiếu lại với những ngờ vực sai lầm. (Nhân buổi tiếp kiến chung vào ngày 29 tháng 10 năm 1980).

Độc Thân Chính Là Sự Siêu Nhiên

Những bậc thầy ngờ vực cho rằng rõ ràng là đời sống độc thân của giới tu sĩ chính là sự đổ lổi cho những rối loạn về tình dục của họ trên các báo chí, vì lẽ, họ nói rằng, đời sống độc thân, chỉ đơn giản là một chuyện bất bình thường. Theo một nghĩa nào đó, thì họ nói đúng rằng, đời sống độc thân không phải là chuyện thường tình. Mặc cho những gì họ nói, và theo những gì mà Thiên Chúa đã mạc khải, thì sự độc thân lại chính là sự siêu nhiên. Độc thân vì ích lợi của Nước Trời. Bằng việc gọi mời một số người từ bỏ lời mời gọi tự nhiên vào cuộc sống hôn nhân, Chúa Kitô thiết lập nên một cách sống mới hoàn toàn, và bằng việc làm như thế, Ngài thể hiện quyền năng của Ngài trên Thánh Giá để hoán chuyển cuộc sống của con người. Đối với những ai “bị rơi vào những cạm bẫy ham muốn của nhục dục” để không còn nhận ra được sự tự do mà cả thảy tất cả chúng ta được mời gọi qua Chúa Kitô, thì ý nghĩa về cuộc sống độc thân trọn đời đối với họ, là hoàn toàn vô nghĩa. Thế nhưng đối với những ai biết hoán chuyển và kìm hãm những ham muốn về nhục dục để biết qui hướng vào Chúa Kitô, thì ý nghĩa về việc dâng hiến trọn vẹn món quà là chính đời sống sống dục tính của họ cho Thiên Chúa, không những sẽ trở thành một điều có thể thực hiện được, mà còn là một điều rất là hấp dẫn, có sức thu hút. Độc thân chính là một ân huệ, chính là một món quà, chính vì thế, chỉ một số nhỏ những ai theo Chúa Kitô được gọi mời, để lãnh nhận lấy món quà này. Nhưng đối với những ai được trao ban món quà tặng này, thì họ cũng lãnh nhận được ơn huệ để biết tín trung với những lời tuyên hứa của họ, cũng giống như những cặp hôn nhân, được trao ban ân huệ để biết trung thành với những lời hứa dành cho nhau. Qua cả hai ơn kêu gọi này, con người đều có thể chối từ và vi phạm vào những gì mà họ đã khấn hứa. Thì rõ ràng, là có một nhu cầu trong mỗi giáo phận Công Giáo để biết rộng mở hơn với những ai bị thương tổn vì dục tính, để mang Chúa Kitô đến và giúp chữa lành những ai cần đến, bao gồm cả những linh mục. Nhưng giải pháp cho những bội tín về đời sống hôn nhân và độc thân không phải là nhìn nhận sự yếu đuối của con người, mà là việc định nghĩa lại tính hiện thực tự nhiên của những cam kết đó. Giải pháp chính là sự hướng về cây Thập Tự Giá, vì qua đó, chúng ta được tự do uống và lãnh nhận quyền năng thật sự của Thiên Chúa để biết sống và yêu thương như chúng ta đã được mời gọi.

Hơn thế nữa, tỉ lệ thống kê về hành vi ngoại tình, thông dâm, hay xâm phạm tính dục trong số những vị linh mục độc thân thì thấp hơn con số của những cặp giáo sĩ vợ-chồng của những tôn giáo khác. Không có một bằng chứng rõ ràng nào cho thấy rằng việc có một giáo sĩ kết hôn sẽ có thể giải quyết, thậm chí có thể loại trừ đi vấn nạn này cả. Cũng có một cách tiếp cận khác hết sức sai lạc về cuộc sống hôn nhân cho rằng cuộc sống hôn nhân chính là giải pháp để khắc phục những vụ bê bối tình dục nơi một số các linh mục. Hôn nhân không đưa ra “một lối thoát hợp pháp” cho những ham muốn tình dục bệnh hoạn. Những người có gia đình, thì cũng chẳng kém gì so với những người độc thân, đều phải biết cảm nghiệm được sự cứu rỗi để biết kiềm chế những ham muốn dục tính, mà quy hướng vào Chúa Kitô, “để biết yêu thương nhau theo đúng hình ảnh của Thiên Chúa.” Nếu ai đó bước vào cuộc sống hôn nhân với những ham muốn rối loạn, và bệnh hoạn về dục tính, thì hẳn anh ta sẽ trách mắng vợ mình vì sự chối từ của cô ta vào đời sống tình dục. Sự độc thân không tạo ra những rối loạn về tình dục, thế nhưng tội lổi đã tạo ra. Nếu chỉ đơn giản là kết hôn, để chữa trị những rối loạn đó, thì quả đúng là chuyện điên rồ. Cách duy nhất để chấm dứt những vụ xìcăng đan vì tội lổi của dục tính (cho dẫu bị vi phạm bởi các linh mục hay những người khác) chính là giúp cho họ cảm nghiệm được sự cứu rỗi về bản năng tình dục của họ qua Chúa Kitô.

Kết Luận

Sống trong một thế giới chỉ biết qui hướng về vật chất và tình dục, mà không phải về nước Thiên Đàng, thì những ai “yêm hoạn bởi mình làm cho mình thành yêm hoạn vì Nước Trời,” sẽ sáng lên như những nhân chứng cho tất cả chúng ta vào ngày cánh chung của nhân loại. Họ chứng kiến được điều mà Thánh Augustinô nói: “Ngài đã tạo dựng ra chúng con, hỡi Thiên Chúa, và trái tim chúng con vẫn mãi thức thổn cho đến khi chúng con được an nghỉ trong Ngài.” Khi chúng ta học hỏi được qua Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị thần học về thân xác, thì những ham muốn dục tính và ý nghĩa hôn nhân của thân xác chính là sự hoàn thiện sau cùng cho cuộc hôn nhân đời đời ở trên nước Thiên Đàng. Từ khía cạnh này, rõ ràng là những rối loạn về tình dục trong thế giới này chỉ đơn giản là làm rối loạn, và hư mất đi những ham muốn của con người về nước Thiên Đàng. Chỉ có việc “gở bỏ” đi những rối loạn về dục tính đó, chúng ta mới có thể bắt đầu hiểu ra được kế hoạch của Thiên Chúa cho một sự kết hiệp hôn nhân như mạc khải đã tiên báo trước về viễn cảnh an bình, hạnh phúc. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể nhận thấy rằng độc thân vì Nước Trời, chính là cách để tiên liệu và tham dự vào sự hoàn thiện một cách trọn vẹn của lời mời gọi đó.

(còn tiếp)

Anthony Lê

Tr Trước | Mục Lục | Tr Sau

Đọc nhiều nhất Bản in 18.08.2006. 23:45