Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Linh Mục Tốt Hay Không Đều Do Các Tương Quan (phần 3)

§ Lm Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS

Phần Ba
THẦY XỨ TUYỆT VỜI

1. TƯƠNG QUAN VỚI GIÁM MỤC BẢN QUYỀN

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Tương quan chặt chẽ với Giám Mục, nhìn thấy nơi ngài một người cha thực sự. Vâng phục và yêu mến với tình con thảo, luôn tỏ lòng kính trọng, tín nhiệm và mau mắn thực hiện công việc ngài trao phó với hết tâm trí, sức lực.

· Tuyệt đối vâng phục Giám mục để phục vụ dân Chúa trong tinh thần hiệp thông, nhưng vẫn có thể trình bày quan điểm riêng khi được gợi ý trao nhiệm vụ hay công tác nào đó.

· Thái độ vâng phục, cộng tác, trung thành, yêu thương và kính trọng Giám Mục giúp thầy học tập và thăng tiến bản thân trong đời sống hiệp thông của Giáo Hội.

· Nhiệt tình ưu tư và tích cực tiếp tay cùng Giám Mục làm phát triển cộng đoàn dân Chúa tại địa phương.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Không làm tổn thương mối tương quan với Giám mục, chẳng hạn có những lời nói hay việc làm thiếu kính trọng, có tính đối phó.

· Không nên có thái độ bất cần, không tín nhiệm, bất hiệp thông, dửng dưng, kính nhi viễn chi; làm trái bài sai.

· Không lơ đễnh bổn phận đã được trao phó; tỏ ra thái độ dửng dưng với công việc; làm chiếu lệ.

2. TƯƠNG QUAN VỚI CÁC LINH MỤC ĐÀN ANH

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Kính trọng và vâng lời, xem các ngài là người anh đầy thương mến cùng chí hướng; khiêm tốn học hỏi từ kinh nghiệm và cuộc sống mục vụ của các ngài, vì “khôn đâu có trẻ”.

· Luôn sẵn lòng cộng tác với các ngài trong mọi công việc, hầu làm sáng danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn.

· Luôn biết vâng lời các vị tiền bối trong những điều hợp với Giáo lý và Giáo luật. Khi cần, có thể thẳng thắn trao đổi và bày tỏ ý kiến của mình với các vị đàn anh về chương trình hành động hay công việc gì đó trong giáo xứ.

· Nhiệt tình cộng tác và chia sẻ trách nhiệm cùng cha xứ. Mọi việc, mọi chương trình trong công tác mục vụ tại giáo xứ, thầy cần lên chương trình rồi bàn hỏi cùng cha xứ, nhưng quyền quyết định thuộc về ngài.

· Thầy xứ cần sống hoà mình với tất cả các linh mục, không để có những ngăn cách về tuổi tác già, trẻ, đau yếu, hầu yêu thương, kính trọng và nâng đỡ các ngài trong khả năng và mức độ có thể của thầy.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Không nói hay làm những gì tổn thương tình huynh đệ và cha con. Không tự phụ, khoe khoang mình tài giỏi, trẻ trung, thức thời, năng động và linh hoạt…

· Không phụ ơn thế hệ tiền bối. Không coi thường đức tính cẩn thận trong phục vụ của đàn anh.

· Kính trọng, nhưng cũng không nên khúm núm rụt rè quá mức.

· Không gây bất hòa, chia rẽ tình huynh đệ. Không gây gương mù vì mất đoàn kết trong tình hiệp thông huynh đệ.

· Không tự động làm hay lên một chương trình gì trong giáo xứ mà không thông qua cha xứ.

· Không liên kết với phe nhóm nào để phản kháng hay chống cha xứ.

3. TƯƠNG QUAN VỚI ANH EM CHỦNG SINH VÀ CÁC MẦM NON ƠN GỌI GIÁO SĨ

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Nâng đỡ các chủng sinh dự bị, nhất là trong thời gian họ được thử thách tại giáo xứ bằng cách chia sẻ kinh nghiệm, phân chia công việc, tạo điều kiện cho họ cộng tác.

· Đón nhận và coi các chủng sinh dự bị cộng tác với mình như những người em đáng quí trọng và yêu thương.

· Tìm hiểu khả năng, sở thích và tâm trạng của họ để trao công việc thích hợp.

· Làm gương sáng và đi tiên phong trong mọi công việc phục vụ.

· Luôn khích lệ và tán dương khi họ chu toàn bổn phận.

· Quan tâm và tìm hiểu những em nào thích đi tu trong số các em thiếu nhi mình phụ trách, đặc biệt các em giúp lễ.

· Nên tổ chức những đợt thi đua hoa thiêng liêng, những ngày cầu nguyện cho ơn gọi, cũng như gặp gỡ các ơn gọi theo định kỳ.

· Thường xuyên động viên và khuyến khích các em không chỉ về mặt tinh thần mà cả vật chất (khen thưởng).

· Làm gương sáng cho các em về đời sống hy sinh, phục vụ, cởi mở với mọi người và sống đạo đức.

· Chăm lo giáo dục các em sống thật thà, yêu thương mọi người bằng việc sống bác ái.

· Giáo dục các em về đời sống nhân bản, biết kính trên nhường dưới, biết nói lời cám ơn, biết nói lời xin lỗi và biết ăn năn sám hối về những tội lỗi đã phạm đến Thiên Chúa và tha nhân.

· Giáo dục các em về đời sống đức tin, giáo lý của Chúa và Hội Thánh, nhất là am hiểu Lời Chúa.

· Tập cho các em biết cách cầu nguyện, nhất là phải có lòng sùng kính mến yêu bí tích Thánh Thể và Mẹ Maria Vô Nhiễm.

· Đôn đốc và động viên các em chuyên chăm học hành tri thức, các kỹ năng chuyên môn nhằm nâng cao hiểu biết và khả năng phục vụ sau này.

· Quan tâm và cổ võ ơn gọi thánh hiến, bằng cách kêu gọi, tổ chức các lớp ơn gọi...

· Quan tâm nâng đỡ ơn gọi bằng cách gặp gỡ, trao đổi, giúp đỡ các em cả về tinh thần và vật chất, nhất là làm gương sáng cho các em.

· Đặc biệt là giúp các em tìm hiểu ơn gọi và xác định đúng ơn gọi của mình. Đây là vấn đề rất quan trọng.

· Cũng nên nói thật về những hy sinh, từ bỏ là những yếu tố không thể thiếu trong đời sống tu, để các em không thất vọng khi đối mặt với thực tế.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Tránh làm gương mù gương xấu cho các chủng sinh dự bị, nhất là đừng để lại ấn tượng xấu khi họ ra đi.

· Không đè nén, hay đối xử quan cách, hách dịch, kẻ cả… nhưng ý thức đó là những người anh em cùng lý tưởng trong Chúa Kitô.

· Không bao giờ có ác ý trong lúc họ cộng tác với mình, nếu sai thì góp ý, đúng thì tán thành và khích lệ.

· Không bao giờ bới lông tìm vết và khiển trách họ trước đám đông kẻo làm mất thanh danh người em của mình.

· Đối với các mầm non ơn gọi, không bao giờ la mắng, quát nạt các em khi các em không chu toàn bổn phận, vì chúng đang ở tuổi mải ham chơi.

· Không bao giờ quí em này mà ghét hay khinh chê em khác.

· Không bắt phạt các em quá mức khi chúng làm cho mình không hài lòng.

· Không bắt các em phải sống, phải làm mọi việc như mình đã sống, đã làm và đã luyện tập trong bao nhiêu năm (“trả thù đời”).

· Không nên nói dối hay đánh lừa các em, vì chúng rất đơn sơ và tâm lý của các em dễ bị tổn thương.

· Không bao giờ gieo vào đầu các em những hình ảnh, những tư tưởng và việc làm xấu, vì tâm hồn em như một tờ giấy trắng rất dễ bị hoen ố.

· Không để các em bè phái, nhưng dạy chúng sống đoàn kết yêu thương không phân biệt tuổi tác.

· Không nên quên sửa lỗi cho các em. Cần chỉ cho các em biết được lỗi đã phạm và biết cách sửa lỗi để mỗi ngày trở nên tốt hơn.

· Không nên bỏ mặc các em trong các sinh hoạt tri thức và thiêng liêng, cũng như sức khỏe và đời sống vật chất nữa.

· Không nên bắt ép các em phải đọc quá nhiều kinh sách có thể làm cho chúng dị ứng với đời tu.

· Không được dửng dưng với ơn gọi, và đặc biệt không bao giờ được phép coi thường và tiêu cực với ơn gọi.

· Không bao giờ được nói xấu, chê bai hoặc có thái độ khinh dể các quyền bính trong Giáo Hội, cụ thể là các bề trên liên hệ.

· Không làm gương xấu, gương mù hay có những hành vi làm cho những người trẻ vì đó mà mất niềm tin, thất vọng vào đời sống dâng hiến. Như vậy là dập tắt các mầm non ơn gọi. Không nên coi thường, lãnh đạm, thờ ơ với ơn gọi tu sĩ.

· Nhưng cũng không nên hoàn toàn nói hay nói tốt về đời sống tu.

4. TƯƠNG QUAN VỚI CÁC TU SĨ NAM NỮ

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Biết lắng nghe, kính trọng và yêu thương họ trong tình hiệp nhất.. Cư xử hòa nhã và không nên phân biệt đối xử dòng hay triều.

· Biết thông cảm và chia sẻ với họ những khó khăn và thách đố họ đang gặp phải.

· Nhìn nhận những khả năng chuyên môn và kinh nghiệm về tri thức, cũng như đời sống hy sinh của họ trong nhà dòng.

· Tạo mọi điều kiện cho các nam nữ tu sĩ cộng tác với mình được phát triển khả năng chuyên môn của họ.

· Nên có những buổi trao đổi hay giao lưu với nhau về các lãnh vực chuyên môn như: giáo lý, Kinh Thánh và các kỹ năng khác.

· Tổ chức những buổi cầu nguyện hay tĩnh tâm chung với tất cả nam nữ tu sĩ đang phục vụ tại giáo xứ.

· Tổ chức những buổi thăm viếng và giúp đỡ các nam nữ tu sĩ trong giáo xứ bị bệnh tật, hay đang gặp khó khăn để xây dựng tinh thần hiệp thông và thăng tiến đời sống đạo đức.

· Nhìn nhận giá trị các tổ chức tu trì trong và ngoài giáo phận.

· Tôn trọng phẩm giá và sứ vụ tông đồ của các cộng đoàn tu sĩ. Tôn trọng các đặc sủng của từng cộng đoàn tu trì.

· Sẵn sàng để các cộng đoàn tu cộng tác với mình trong công tác tông đồ thuộc địa hạt của mình, đặc biệt lãnh vực phụng vụ và bác ái. Và cũng sẵn sàng chia sẻ sứ vụ của mình với họ.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Không nên xem thường và khinh miệt các tu sĩ, cư xử phân biệt nam tu và nữ tu.

· Không độc tài áp đặt ý kiến của mình bắt người khác phải theo, nhưng để cho mọi người cùng đóng góp ý kiến xây dựng.

· Không dùng những lời nói có tính cách sai khiến và trịch thượng, dù mình có là người đi trước, hoặc có quyền, có trách nhiệm.

· Không nên lợi dụng, bắt họ làm việc quá nhiều mà quên đi rằng họ cũng cần phải có thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng thêm kiến thức và tu đức. Cũng đừng quên ơn và quên công lao của họ (vắt chanh bỏ vỏ).

· Không dẫm chân lên nhau trong các công việc đã được cha xứ chỉ định.

· Không nên ganh đua tài năng cũng như công việc phục vụ, để rồi kéo bè để lên án hay phê bình các nam nữ tu sĩ, chỉ vì ghen tức họ làm việc tốt, có hiệu quả nên được mọi người khen ngợi và yêu mến hơn mình.

5. TƯƠNG QUAN VỚI CÁC NỮ TU LỚN TUỔI VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Trước hết phải biết kính trọng họ, vì là những người lớn tuổi, cả tuổi đời lẫn tuổi tu.

· Tìm cách nâng đỡ và động viên bằng cả tinh thần lẫn vật chất, tuy nhiên cũng cần phải giữ một khoảng cách nhất định vì luật âm dương không có bên giới về tuổi tác.

· Dùng những lời nói tế nhị, có tính đề cao họ, vì có những người đáng tuổi bà, tuổi mẹ... nên họ rất hay tủi thân khi bị xúc phạm.

· Nên mời các nữ tu cộng tác vào các công việc phục vụ trong giáo xứ, để họ cảm thấy mình cũng có trách nhiệm với giáo xứ, chứ không phải là người đứng ngoài và hoàn toàn thụ động với các sinh hoạt của Giáo xứ.

· Trao đổi với người có trách nhiệm trước khi giao cho các nữ tu công việc gì. Phải có sự hiểu biết, tin tưởng và an tâm khi trao công việc cho họ phụ trách.

· Tuyệt đối kính trọng họ trong mọi hoàn cảnh. Nói năng phải lễ phép, lịch sự, thưa gửi đàng hoàng và đứng đắn.

· Luôn lắng nghe những ý kiến xây dựng cách chân thành của họ cho mình về cách sống cũng như cách làm việc. Nên mời họ cộng tác, giúp đỡ trong công việc nhất là công việc mục vụ.

· Trong khi tiếp xúc với họ, hay có việc cần phải trao đổi thì phải ở phòng khách, tiếp vắn gọn nhanh chóng, có một khoảng cách đủ an toàn.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Không bao giờ dùng lời nói khinh chê và mỉa mai đối với các nữ tu lớn tuổi, hay xem họ là người không làm được việc gì hết và ăn bám.

· Không nên nói những gì có tính làm nguy hại đến tinh thần hiệp nhất, ảnh hưởng đến người khác, vì các nữ tu khó lòng giữ được những chuyện kín.

· Không nên quá đề cao tầm quan trọng của các nữ tu, để họ tự mãn và làm cao. Cũng không nên nói dối họ, vì tuổi già hay tin tưởng và dễ hiểu lầm.

· Không nên chỉ trích, làm mất thanh danh và uy tín của các nữ tu giữa cộng đoàn giáo xứ.

· Không nên kéo phe nhóm hay chỉ quan tâm đến những người mình phụ trách nhiều quá, vì làm như thế những người còn lại sẽ buồn và cảm thấy mình bị hất hủi.

· Không nên nói năng với họ như những người ngang hàng, nói lời bất kính, coi thường, khinh dể hay xấc láo.

· Không nên lạm dụng lòng tốt của họ; phân biệt đẳng cấp và tỏ thái độ bất cần.

· Không nên can thiệp vào những việc nội bộ của họ, dù có được họ chia sẻ về trách nhiệm của họ.

· Dù họ là nữ tu lớn tuổi, khi tiếp xúc không nên ở trong phòng kín, khoá cửa, tiếp xúc quá lâu giờ và đừng bao giờ tỏ ra quá thân mật với họ như người ngoài đời.

· Không nên nói những chuyện sàm sỡ (tiếu lâm) với các nữ tu làm ảnh hưởng đến đời sống dâng hiến.

· Đừng bao giờ đánh giá hay nhận xét về các thành viên cấp dưới hay cung cấp thông tin không chính xác của cấp dưới cho bề trên.

6. TƯƠNG QUAN VỚI CÁC NỮ TU BẰNG TUỔI VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Lắng nghe những ý kiến của họ khi xét thấy là đúng, là hợp lý. Nếu cộng tác với nhau trong công việc tông đồ, nên có kế hoạch cụ thể.

· Cảm thông và chia sẻ những thất bại cũng như thành công để nâng đỡ, giúp họ vượt qua những bế tắc.

· Phải dứt khoát trong vấn đề tình cảm. Lời nói phải thanh tao, đứng đắn lịch sự, cởi mở chân thành, có sao nói vậy.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Không nên tỏ thái độ quan tâm họ hơn những người khác trong cộng đoàn của họ, cho dù họ là người có trách nhiệm, có nhiều việc trao đổi hợp tình hợp lý.

· Không nên từ chối những việc họ cần đến sự trợ giúp của mình, khi việc đó là chính đáng và mình có thể làm được.

· Không nên đưa ra điều kiện này điều kiện khác khi giúp họ, nhằm đưa họ vào thế kẹt.

· Đừng nên nghe họ tâm sự những chuyện riêng tư của họ mà xét thấy không phù hợp với mình.

· Không nên nói một lời hai ba ý. Trong các cuộc tiếp xúc mình phải là người hoàn toàn chủ động, dứt khoát không để họ lạm dụng và ngược lại.

7. TƯƠNG QUAN VỚI CÁC NỮ TU TRẺ

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Tôn trọng các nữ tu trẻ, coi họ như những người chị, người em trong Chúa. Nhìn nhận họ là những cộng tác viên, chứ không phải những thuộc hạ hay người giúp việc.

· Sống liên đới nhưng phải khôn ngoan. Sống cởi mở và cùng nhau chia sẻ đời sống tâm linh và sứ vụ. Tin tưởng, cảm thông và sẵn sàng nâng đỡ nhau về tinh thần cũng như vật chất.

· Sẵn sàng trao đổi những kinh nghiệm trong đời sống thiêng liêng, đời sống mục vụ, cũng như các công việc hoạt động tông đồ.

· Thường xuyên kiểm tra và đôn đốc các công việc đã phân công cho các nữ tu giúp đỡ. Giúp đỡ họ thăng tiến về đời sống nhân bản, tâm linh và tri thức, trong khả năng và điều kiện của mình.

· Nói năng đứng đắn, tư cách đàng hoàng, có sao nói vậy rất chân thành. Khi làm việc chung với nhau, cần có kế hoạch cụ thể, phải có giờ giấc, tôn trọng nơi chốn và thời gian. Luôn nghĩ tốt về mọi người, nên tìm và khai thác những khía cạnh tốt để động viên và khích lệ.

· Cố gắng bao nhiêu có thể để xây dựng sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đoàn của họ. Hãy tỏ ra là người bạn của họ và lắng nghe những trăn trở thắc mắc của họ về công việc để tìm ra giải pháp tốt nhất.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Cần phải giữ khoảng cách và nơi chốn khi tiếp xúc. Không nên tiếp lâu giờ một mình trong phòng riêng và đóng kín cửa.

· Giữ khoảng cách tình cảm và những giới hạn cần thiết về thể lý cũng như tâm lý của các cuộc gặp gỡ. Tránh những cuộc hẹn hò riêng tư và vụng trộm.

· Không nên khen một nữ tu nào đó mà mình quí mến trước mặt các nữ tu khác làm cho họ buồn, ghen tương và có thể hiểu lầm.

· Không chiều chuộng hay cho quà cáp các nữ tu, vì họ rất yên chí mình là của riêng họ.

· Không nên nói những lời thiếu đứng đắn, thiếu tư cách, hay những lời ẩn ý khó hiểu, những lời thiếu lành mạnh.

· Khi làm việc với nhau trong một giáo xứ không nên tuỳ tiện cả về thời gian và nơi chốn, dù là có ý ngay lành.

· Đừng bao giờ chê bai, đánh giá thấp hay nói xấu, nói các khuyết điểm, các sai lầm của bề trên của họ trước mặt họ.

· Không bao giờ phân chia bè phái rồi mình đứng về phe này hay phe kia để chia rẽ.

· Không nên nhận các nữ tu trẻ làm anh em kết nghĩa. Cũng không nên nhận lời khi các nữ tu trẻ đặt vấn đề muốn nhận làm bố hay anh tinh thần.

· Không nghe những nữ tu trẻ nói xấu nhau, hay nói xấu những người trong cộng đoàn của họ.

· Đừng bao giờ tỏ ra quan tâm một người hơn trong một nhóm người của cộng đoàn, vì đó là một điều vô cùng tai hại.

8. TƯƠNG QUAN VỚI CÁC MẦM NON ƠN GỌI TU SĨ

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Năng gặp gỡ, khích lệ, động viên và nâng đỡ các em. Nói cho các em biết sự cao qúi của ơn gọi thánh hiến.

· Sống thật vui vẻ và gương mẫu, để các em cảm nhận được thầy thật dễ mến.

· Gần gũi, cởi mở và thân thiện với các em. Tỏ ra thầy hài lòng và sung sướng khi thấy dấu chỉ ơn gọi nơi các em.

· Ý thức mình có trách nhiệm chăm lo những mầm non ơn gọi. Khơi dậy trong thanh thiếu niên khát vọng dâng hiến cho Chúa. Coi các mầm non ơn gọi là đối tượng quan trọng trong lời cầu nguyện.

· Luôn tỏ ra mình là người bạn, người anh, người thầy thực sự và sắp là người cha nữa, sẵn sàng đưa tay dìu dắt các em và đồng hành với chúng.

· Giúp các em biết cách đề phòng và tránh xa những cám dỗ nguy hiểm có thể làm mất ơn gọi.

· Mời gọi các em cộng tác với thầy phục vụ thiếu nhi, tham gia ca đoàn, giúp lễ, đọc sách Thánh và các sinh hoạt trong giáo xứ.

· Hàng tuần hoặc hàng tháng qui tụ các em để nói về ơn gọi, về nhân bản và giáo lý.

· Nên làm công tác tư tưởng với phụ huynh của các em, để họ quảng đại dâng hiến con cho Thiên Chúa. Luôn cảm thông và giúp đỡ cách vô vị lợi, mà không mong đáp đền.

· Cần để cho các em hoàn toàn tự do lưạ chọn tiếp tục theo đuổi ơn gọi tu trì hay muốn thay đổi. Nếu có thể được, hãy đóng vai trò như là linh hướng hữu ích cho các em.

· Giúp các em ý thức về một nếp sống nhân bản sao cho phù hợp với nhà tu hành.

· Nên nói cho các em biết về các điều kiện phải có để theo đuổi ơn gọi, chẳng hạn lòng nhiệt thành và tinh thần yêu mến các linh hồn.

· Một điều cũng cần cho các em biết sớm đó là muốn tu thì phải có khả năng sống độc thân, vâng lời và nghèo khó.

· Thỉnh thoảng cho các em cây bút, cuốn vở, hay sách đạo vào những dịp lễ quan thầy của các em hoặc ngày sinh, ngày khai trường...

· Tổ chức cho các mầm non ơn gọi được giao lưu sinh hoạt với nhau trong giáo xứ, giáo hạt với những trò chơi có thưởng. Thỉnh thoảng tổ chức cho đi hành hương.

· Nên dè dặt và tế nhị đối với các em nữ để các bậc phụ huynh và khách quan nhìn vào không ái ngại nhưng yên tâm ủng hộ.

· Giúp ơn gọi nam cách đắc lực hơn trong vấn đề vật chất cũng như tinh thần mà không sợ dị nghị vấn đề phái tính. Coi các em sẽ là những người anh em của mình trong tương lai.

· Quan tâm và cổ võ ơn gọi thánh hiến, bằng cách kêu gọi, tổ chức các lớp ơn gọi...

· Quan tâm nâng đỡ ơn gọi bằng cách gặp gỡ, trao đổi, giúp đỡ các em cả về tinh thần và vật chất, nhất là làm gương sáng cho các em.

· Đặc biệt là giúp các em tìm hiểu ơn gọi và xác định đúng ơn gọi của mình, đây là vấn đề rất quan trọng.

· Cũng nên nói thật về những hy sinh, từ bỏ là những yếu tố không thể thiếu trong đời sống tu, để các em không thất vọng khi đối mặt với thực tế.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Không quên câu nói của Chúa Giêsu: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít”. Không dửng dưng với những em có dấu chỉ ơn gọi tu trì. Không im lặng khi các em muốn hiểu biết về cuộc sống tu trì.

· Không sống cách buồn phiền và biếng nhác công việc bổn phận, khiến các em thấy thầy đang kéo lê cuộc đời.

· Không tỏ ra xa cách và khép kín, ích kỷ. Không nên nghĩ rằng khi có nhiều người đi tu thì mình sẽ bị giảm giá trị.

· Không mặc kệ các mầm non ơn gọi tự xoay sở kiếm tìm người giúp đỡ. Không quên cầu nguyện cho ơn gọi tu trì.

· Không làm gì khiến các mầm non ơn gọi có cảm giác cuộc sống tu trì cô đơn và thiếu nâng đỡ.

· Không nên dấu diếm những thử thách mà đời tu thường gặp phải, cũng như cám dỗ của thời đại. Nhưng cũng không nên hoàn toàn nói hay nói tốt về đời sống tu.

· Không nên bao biện, vơ tất cả công việc về mình, đang khi có nhiều việc những mầm non ơn gọi làm rất tốt.

· Không bỏ qua cơ hội có thể nâng đỡ các em về tinh thần hay vật chất.

· Không quên rằng gia đình có vị trí quan trọng, là môi trường ươm trồng ơn gọi.

· Không tạo áp lực buộc các em phải theo mình, khiến các em phải lệ thuộc mình cách nào đó.

· Không nên can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của các em, khai thác bí mật mà các em muốn giấu kín. Không nên có cung cách giáo điều, thiếu nhã nhặn và tế nhị.

· Không đòi hỏi các em phải đạt ngay được những điều mà thầy đã tu tập trong nhiều năm. Không đặt nặng quá sớm vấn đề tuân giữ ba lời khuyên Phúc Âm cho các em.

· Không nên quan tâm đặc biệt riêng một em nào cả, nhất là là nữ giới. Không nên tiếp xúc quá riêng tư với một mầm non nữ nào đó, khiến mọi người thấy đấy là gương mù.

· Không dùng của cải và tài năng của mình làm cho các em bị choáng ngợp, khiến Chúa bị lu mờ đi trong tâm trí em.

· Không được dửng dưng với ơn gọi, và đặc biệt không bao giờ được phép coi thường và tiêu cực với ơn gọi.

· Không bao giờ được nói xấu, chê bai hoặc có thái độ khinh dể các quyền bính trong Giáo Hội, cụ thể là các bề trên liên hệ.

· Không làm gương xấu, gương mù hay có những hành vi làm cho những người trẻ vì đó mà mất niềm tin, thất vọng vào đời sống dâng hiến. Như vậy là dập tắt các mầm non ơn gọi.

9. TƯƠNG QUAN VỚI GIÁO DÂN NÓI CHUNG

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Yêu mến, cư xử với giáo dân bằng ánh mắt và con tim của Chúa. Cư xử với giáo dân như anh chị em cùng một Cha trên trời.

· Sống đúng tư cách người trưởng thành về nhân bản và tôn giáo. Sống hài hoà với mọi giới, mọi đoàn thể.

· Tôn trọng ý thức trách nhiệm và tự do của giáo dân trong mọi lãnh vực của cuộc sống, nhất là lãnh vực tôn giáo.

· Sống đúng tư cách là thầy xứ có bổn phận cộng tác với cha xứ để đào tạo một đội ngũ giáo dân trưởng thành.

· Sống gương mẫu, góp phần giảng dạy và dẫn dắt giáo dân trong tinh thần khiêm tốn và phục vụ. Giúp giáo dân thấy được vị trí và vai trò của họ là làm chứng cho Chúa giữa lòng xã hội hôm nay.

· Quí trọng việc tông đồ của giáo dân và sát cánh với họ trong lúc khó khăn, theo tinh thần của hiến chế về Giáo Hội và Sắc Lệnh Tông Đồng Giáo Dân.

· Lắng nghe những thao thức và đáp ứng những nhu cầu tâm linh của họ trong phạm vi của mình.

· Cảm thông và giúp đỡ. Để ý đến những cá nhân, gia đình đang gặp khó khăn để kịp thời thăm hỏi, động viên, nâng đỡ.

· Hàng năm vào dịp tết, nên đi chúc tuổi, thăm hỏi và để hiểu biết hoàn cảnh giáo dân hơn. Sống sao để luôn gần gũi với những người nghèo và kém may mắn.

· Đem giáo dân vào trong lời cầu nguyện.

· Tôn trọng phẩm giá của họ cũng như sứ vụ, kinh nghiệm, chuyên môn và các kỹ năng của họ.

· Mời gọi họ cộng tác trong các việc phù hợp với họ, tin tưởng họ, khiêm tốn, lắng nghe, hoà đồng với họ, xây dựng tình đoàn kết yêu thương, làm gương sáng cho họ về đời sống đạo đức cũng như bác ái…

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Không nên có những cử chỉ lời nói thiếu trưởng thành về nhân bản. Không bao giờ cư xử một cách thiếu đức tin và lòng mến đối với giáo dân.

· Không nên đánh giá thấp giáo dân, vì ngày nay họ cũng được học hỏi và hiểu biết nhiều. Không coi thường giáo dân, xem họ như ở bậc dưới.

· Không đòi hỏi những điều kiện trong khi làm mục vụ cho giáo dân. Không nên đòi hỏi giáo dân trở thành Kitô hữu trưởng thành trong một sớm, một chiều.

· Không nên xem thường vai trò làm ‘men’, làm ‘muối’, làm ‘ánh sáng’ của giáo dân giữa giòng đời. Không nên quên hướng dẫn về ý nghĩa, mục đích và cách thức hoạt động tông đồ.

· Không bao giờ cho phép mình bỏ bê việc giảng dậy giáo lý cho giáo dân. Không bao giờ cho rằng giáo dân năng đến với mình là giáo dân hay quấy rầy và gây phiền phức.

· Không nên giúp đỡ vì mục đích nào khác ngoài mục đích tạo cho họ có điều kiện sống xứng đáng phẩm giá và ơn gọi của họ.

· Không bao giờ nghĩ rằng mình nghèo tới mức không có gì để cho giáo dân.

· Không nhắm kiếm chác vật chất nơi giáo dân khi giúp họ việc này việc khác, nhưng hãy tỏ ra đó là vì sứ vụ và bác ái.

· Không quên người nghèo là đối tượng Chúa ưu tiên. Không suồng xã quá hoặc xa cách quá.

· Không nên nói tiêu cực về người khác với giáo dân.

· Không nên ăn nhậu như những thanh niên ngoài đời, kẻo gây gương mù cho giáo dân.

· Không trịch thượng, coi thường những ước mong, kinh nghiệm, chuyên môn cũng như các kỹ năng khác của họ, không tin tưởng, không cho họ có cơ hội làm việc, bỏ qua các sáng kiến của họ, gây chia rẽ, bè phái, nghi kỵ nhau làm cho họ tách biệt khỏi cộng đoàn.

10. TƯƠNG QUAN VỚI BAN HÀNH GIÁO

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Tâm niệm rằng họ là những người có lòng hy sinh phục vụ. Luôn coi họ là người cộng tác chia sẻ gánh nặng với cha và thầy xứ.

· Nhìn nhận Ban hành giáo là nòng cốt. Biết đề cao, bảo vệ, khích lệ và động viên kịp thời, đúng lúc, trong chừng mực cho phép. Rộng rãi lời khen đối với họ.

· Quan tâm đến cuộc sống gia đình của từng người, bằng những lời thăm hỏi, những món quà nhỏ bé vào những dịp vui buồn của gia đình họ.

· Mỗi năm nên tổ chức hành hương, du lịch và một vài bữa ăn để củng cố tinh thần và trao đổi về những thành công, thất bại và rút kinh nghiệm cho năm phụng vụ mới.

· Quý mến, tôn trọng, tín nhiệm và trao trách nhiệm cho họ, khi họ có điều kiện làm được.

· Bồi dưỡng đời sống thiêng liêng và tinh thần để họ có được động lực và sức sống cần thiết hoạt động mục vụ.

· Gây tinh thần đoàn kết hợp nhất giữa các thành viên Ban Hành Giáo.

· Phải là người có nhân bản, nghĩa là những “phép tắc” căn bản dùng để đối xử giữa con người với nhau cho đúng tình người.

· Thầy xứ phải là con người có lòng biết ơn, biết xin lỗi, tiết chế lời nói, tiết chế nóng giận, ăn uống;

· Đồng thời cũng phải biết lắng nghe và phải tế nhị với những người đại diện cộng đoàn, nhất là với Ban hành giáo, những người cộng tác đắc lực với cha xứ.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Không nên đối xử với Ban hành giáo như người dưng, xem thường tiếng nói của họ, khiến họ cảm thấy thầy vô ơn.

· Không nên sửa lỗi của một người nào trong ban hành giáo trước mặt cộng đoàn. Không xúc phạm một ai đó trong ban hành giáo bằng lời hay bằng hành động.

· Không làm gì khi chưa được sự đồng ý và ủng hộ của cha xứ: thăm hỏi, biếu quà, tổ chức hành hương, du lịch cho ban hành giáo.

· Không nên quá chú ý xây dựng tương quan với ban hành giáo tới mức phá vỡ mối hiệp thông thầy đang có với cha xứ.

· Không đứng về phía ban hành giáo chống cha xứ và gây hại cho giáo dân.

· Thầy xứ không được lộng quyền lèo lái họ, nhưng nâng đỡ và khuyến khích họ chu toàn trách nhiệm phục vụ Giáo hội, với những kinh nghiêm và chuyên môn trong các lãnh vực của họ.

11. TƯƠNG QUAN VỚI CÁC ĐOÀN THỂ

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Tôn trọng và yêu qúi các đoàn thể đang hoạt động với những mục đích tốt. Nhìn nhận, hỗ trợ, cổ võ và khuyến khích các đoàn thể sống và phục vụ đúng vai trò của mình.

· Tạo thuận lợi để các đoàn thể hoạt động trong sự hợp nhất với nhau, gắn liền với việc phát triển và phục vụ giáo xứ.

· Có chương trình định kỳ gặp gỡ các đoàn thể trong giáo xứ. Giúp các đoàn thể hiểu được ý nghĩa và mục đích công việc phục vụ của họ để họ gắn kết và yêu quý chính đoàn thể của họ.

· Giúp họ hiểu biết nhiều về đạo bằng việc mời gọi họ học hỏi Thánh Kinh, Giáo lý và phụng vụ, hoặc tổ chức hội thảo về những vấn đề liên quan.

· Đối xử công bằng với hết mọi đoàn thể, yêu thương đồng đều với hết mọi thành viên trong hội đoàn.

· Chỉ nên có mặt trong các cuộc bầu chọn lãnh đạo hội đoàn với tư các là người nói lên các nguyên tắc và tiêu chuẩn cũng như mục đích của bầu cử.

· Tổ chức giao lưu giữa các hội đoàn qua những buổi trình diễn thánh ca, văn nghệ, thể thao, du lịch hoặc diễn đàn văn hóa...

· Giúp các thành viên trong mỗi hội đoàn hiệp nhất và yêu thương nhau.

· Luôn chú tâm củng cố những hội đoàn có sẵn và có thể thành lập thêm nếu cha xứ thấy cần. Luôn khích lệ, động viên và đồng hành cùng họ trong những sinh hoạt riêng của họ.

· Giúp các thành viên trong đoàn hội sinh hoạt, học hỏi để đoàn hội thăng tiến, sống đạo và sống đời sống thân hữu thực sự.

· Hướng họ tham gia các công việc từ thiện, bác ái xã hội nhằm giúp đỡ những người khó khăn, đau khổ.

· Cộng tác với cha xứ làm thăng tiến phẩm giá và sứ vụ giáo dân, sẵn sàng lắng nghe họ, coi trọng những ước vọng của các đoàn thể.

· Tôn trọng đoàn thể, nhất là những người đoàn trưởng. Nếu cần, có thể hướng dẫn, nâng đỡ nhưng rất cần sự khôn ngoan và tế nhị.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Không nên đối xử phân biệt giữa các hội đoàn. Không nên gắn bó với những đoàn thể mà cha xứ không nhìn nhận.

· Không qúi một đoàn thể nào đó cách đặc biệt lộ liễu, khiến bầu khí hợp nhất giữa các hội đoàn bị phá vỡ.

· Không tiếc lời khen, cũng không vội chê trách các hội đoàn về những khuyết điểm của họ, cá nhân hay cả hội, nhưng cần góp ý nhỏ nhẹ.

· Không cứng nhắc buộc các hội đoàn phải làm theo ý mình.

· Không tương giao riêng tư với một thành viên nào trong hội đoàn, nếu không phải vì trách nhiệm và ích lợi cộng đoàn.

· Không ngại khó khi phải giúp các hội đoàn hiệp nhất và yêu thương nhau.

· Không can thiệp quá sâu vào nội bộ của hội đoàn, vào các cuộc bầu người lãnh trong hội đoàn tới mức các thành viên của hội ấy cảm thấy mình mất tự do bình bầu.

· Không thành lập hội đoàn mà chưa có phép cha xứ. Không nhận giúp đỡ hay hướng dẫn trong mọi công tác sinh hoạt riêng của họ, khi không được sự đồng ý của cha xứ hay những vị hữu trách.

· Không xen vào những chuyện nội bộ, nhất là trong công tác điều hành của họ. Không chỉ để ý hay chỉ quan tâm tới một số người để rồi gây sự chia rẽ trong đoàn thể.

· Không nên để các đoàn hội quá chú trọng những hình thức bề ngoài mà xem thường đời sống nội tâm.

· Không nên tạo ra những ganh đua, tranh dành ảnh hưởng, lấn át các tổ chức khác hoặc tìm cách cho đoàn hội của mình vượt trội.

12. TƯƠNG QUAN VỚI NHỮNG NGƯỜI GIÀ CẢ, BỆNH TẬT VÀ HẤP HỐI

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Chuyên cần thăm viếng, ủi an, giúp họ hiểu được tình yêu vô tận của Chúa qua mầu nhiệm đau khổ.

· Khích lệ họ tìm thấy sức mạnh và niềm hy vọng trong lời cầu nguyện và trong sự hiến dâng đau khổ để hiệp thông với cuộc thương khó của Đức Kitô.

· Nhắc nhở cho họ rằng dưới ánh sáng Phục Sinh của Chúa Kitô, đau khổ và sự chết mang ý nghĩa chiến thắng cứu độ.

· Cần chia sẻ ân cần cũng như nâng đỡ bằng lời cầu nguyện và công việc để giúp họ thắng vượt những khó khăn trong cuộc sống, những đau khổ thể xác, nhận thấy những giới hạn của con người, tránh đi những trường hợp cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi.

· Cổ võ sự trọng kính các vị “kỳ lão” và những người già trong gia đình như “những nhân chứng của quá khứ và là người khơi sáng sự khôn ngoan cho giới trẻ hướng về tương lai”.

· Luôn biết lắng nghe những chia sẻ, những câu chuyện quá khứ của người già. Tôn trọng ý kiến của người già.

· Chuẩn bị cho họ những hành trang cần thiết trong buổi xế chiều để về với Chúa cách thảnh thơi. Nên dành thời gian thăm hỏi, động viên an ủi những khi họ đau ốm bệnh tật; hay những ngày lễ tết...

· Cần quan tâm đặc biệt tới những người già cả cô thân cô thế, chia sẻ và thông cảm với những khó khăn vất vả cuộc sống.

· Qúy trọng những kinh nghiệm và lòng mộ mến đạo đức bình dân; quan tâm thúc đẩy và hướng dẫn để họ có thể sống tốt hơn.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Không chọn lựa phục vụ theo cảm tình riêng gia đình này hơn gia đình khác; không chọn làm khách danh dự trong các cuộc viếng thăm người bệnh.

· Tránh những trường hợp không biết lắng nghe, không đặt mình vào địa vị và hoàn cảnh người nói chuyện, coi như mình biết hết rồi hoặc đã có câu trả lời.

· Tránh tư tưởng loại trừ người già yếu, bệnh tật ra khỏi cuộc sống, và coi họ như món nợ của quá khứ.

· Tránh những tình cảm làm cho người già cảm thấy nghiệt ngã, cô đơn, không người chăm sóc.

· Tránh phế bỏ những ý kiến, những thành tích của người già đã phấn đấu làm trong cả cuộc đời họ.

· Không nên coi thường hay tỏ thái độ khinh khi đối với những người lớn tuổi. Không nên nói những lời thô lỗ hay xấc xược.

· Không nói những lời bi quan hay những lời gây hoang mang cho người bệnh, lâm cơn hấp hối.

· Tuyệt đối không mắng chửi hay nói xấu người già, người bệnh tật. Không được có những hành động hay cư xử thô lỗ, bất kính đối với những người già, người bệnh...

13. TƯƠNG QUAN VỚI CÁC GÓA PHỤ, NHẤT LÀ GÓA PHỤ TRẺ

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Cần có thái độ và tương quan trưởng thành, trong sáng và lành mạnh trong giao tiếp cũng như trong công việc. Cần dứt khoát ngay và xa tránh khi thấy có dấu hiệu không lành mạnh trong quan hệ.

· Luôn sống trong sự khiêm tốn, biết giới hạn của mình. Khi có vấn đề, hãy giãi bày với cha linh hướng hoặc với anh em thân tín.

· Phải cảnh giác và đề phòng, tránh những mối quan hệ làm ảnh hưởng đến đời sống bản thân mình, và những đối tượng mình quan hệ.

· Giúp đỡ, nâng đỡ họ sống đúng bổn phận và ơn gọi. Phải tôn trọng họ - Nói năng phải ý tứ và cư xử có tư cách, đúng đắn.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Tránh sự tò mò, quan tâm quá giới hạn cho phép. Không nhận họ làm con hay em thiêng liêng. Tránh những tiếp xúc không bình thường và có thể làm giảm tự do thực sự của con tim.

· Tránh tất cả những gì có thể gây nghi ngờ, làm xôn xao trong giáo dân và làm giảm uy tín của bản thân. Tránh gặp gỡ riêng tư lâu giờ trong nơi kín đáo, hoặc phòng riêng.

· Tránh tặng quà, cùng những kỷ vật có liên quan đến cá nhân riêng tư. Tránh tạo những lầm tưởng về tình cảm.

· Không nên quan tâm quá mức cho phép, mặc dầu đó là điều tốt trước mắt cho bản thân và cho họ.

· Không nên quan tâm để trục lợi cho riêng mình như Chúa Giêsu đã cảnh báo “nuốt hết tài sản của các bà goá”.

· Không được coi thường hay khinh rẻ họ trong cuộc sống cũng như trong các công việc của họ.

· Không nên nói những lời bông đùa hay chọc ghẹo họ, nhất là những lời nói thuộc lãnh vực tình cảm, vì họ là những người rất nhậy cảm. Không nên có những cử chỉ hay cách cư xử xuồng xã, mất tư cách.

14. TƯƠNG QUAN VỚI GIỚI TRẺ

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Thâm tín rằng giới trẻ là tài nguyên phong phú để xây dựng xã hội và Giáo Hội.

· Quan tâm chăm sóc để huấn luyện họ thành những người nam và người nữ có phẩm cách nhân bản và Kitô giáo vững vàng.

· Có thái độ đượm tình thương chân thành và tâm tình sẵn sàng phục vụ. Thiện cảm với những ước vọng, lý tưởng, quan điểm, vấn đề và hoạt động của họ.

· Khích lệ và hướng dẫn giới trẻ để họ có khả năng nhận định có phê phán, nhờ đó họ có thể đương đầu với những tình huống khó xử.

· Gần gũi giới trẻ để chỉ bảo và hướng dẫn họ tránh đi những “cạm bẫy”.

· Giúp họ tự đào luyện trong bầu khí tin cậy, để họ có thể vượt qua những mâu thuẫn trong chính họ, tạo được những dự án tích cực cho cuộc sống và gắn bó dấn thân.

· Sẵn sàng cho giới trẻ, cống hiến cho họ nhiều thời giờ, quan tâm và tình bạn. Quan tâm đặc biệt đến mục vụ giới trẻ ở cấp giáo xứ và giáo phận.

· Giúp cộng đoàn tín hữu hiểu những nguyện vọng của giới trẻ và lưu tâm đến, trở nên chứng nhân cho giới trẻ về sự lương thiện trong đời sống nhân bản, và trung thực trong đức tin.

· Giúp giới trẻ hoà nhập vào đời sống cộng đoàn, hiện diện sinh động và đóng góp năng động làm cho cộng đoàn trở nên đích thực là một cộng đoàn mang tính người và tính Kitô giáo.

· Làm trung gian cho người trưởng thành và người trẻ liên kết chặt chẽ với nhau và trao đổi cho nhau những giá trị khác nhau, hầu xây dựng một cộng đoàn Kitô hữu đích thật và trọn vẹn.

· Luôn tạo những sân chơi bổ ích cho giới trẻ. Tôn trọng họ - để họ phát huy sáng kiến trong những sinh hoạt đoàn thể.

· Đồng hành với họ, yêu thương chăm sóc và đào tạo giáo dục giới trẻ về đời sống nhân bản, đức tin và luân lý để họ trở thành những người tín hữu thánh thiện, nhiệt thành sống đạo, thành những người công dân hữu ích cho xã hội và Giáo hội.

· Động viên, hướng dẫn lòng hăng say của họ nhắm tới mục đích và lý tưởng cao thượng. Cuộc sống sẽ có ý nghĩa khi dấn thân phục vụ con người.

· Tạo điều kiện cho giới trẻ hợp tác đóng góp vào sinh hoạt của giáo xứ, dấn thân hoạt động tông đồ.

· Phải có đời sống đạo đức gương mẫu, nhất là đời sống cầu nguyện để nêu gương sáng cho giới trẻ.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Sống hòa đồng với giới trẻ mà không đồng hóa mình với họ. Không coi thường người trẻ trong hiện tại và trong tương lai của Giáo Hội.

· Không ngại chia sẻ với họ những ước vọng và lý tưởng, cùng các quan điểm có giá trị, các vấn đề và hoạt động của họ.

· Tránh đi sự thiếu hiểu biết về năng động tập thể. Nhưng phải quan tâm đặc biệt đến việc đào luyện các thủ lãnh điều khiển các nhóm trẻ.

· Không để cho người trẻ tự phát triển trong bầu khí thuần giới trẻ, nhưng phải biết liên kết với toàn cộng đoàn Kitô hữu.

· Tránh làm gương xấu cho người trẻ trong tư cách, lời ăn tiếng nói. Không làm cụt hứng những ý chí phấn đấu và sửa chữa của người trẻ. Tránh làm tan biến những ý chí, tâm hồn nhiệt huyết của người trẻ.

· Không tạo những bầu khí không tốt cho người trẻ như tụ họp ăn nhậu, chơi bài, cãi vã vô bổ. Hoà đồng chứ không đồng hoá, tức là chia sẻ và thông cảm với họ nhưng tránh tất cả những gì không phù hợp với tư cách thầy xứ.

· Không nên quá đua đòi hay chạy theo những kiểu cách của những người trẻ ngoài xã hội, như trong trang phục, đồ dùng hay vật dụng cá nhân, trong cách ăn uống hay vui chơi giải trí.

· Không áp đặt tư tưởng, hành động theo một khuôn mẫu cổ điển lỗi thời, nhưng cũng không chạy theo đợt sóng mới đồi trụy.

15. TƯƠNG QUAN VỚI GIỚI THIẾU NHI

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Quy tụ các em thuộc độ tuổi thiếu nhi tương ứng với trình độ văn hoá phổ thông cấp I – II (tuổi ‘teen’), để phát triển và thăng tiến đức tin của các em trong đời sống của Giáo Hội giữa lòng thế giới hôm.

· Giúp các em sống hiệp thông với Đức Kitô trong tất cả lời dạy và đời sống của Người, để nhờ ơn Chúa giúp, đức tin của các em được nuôi dưỡng và tăng trưởng mỗi ngày.

· Việc dạy Giáo lý được canh tân và thích nghi phù hợp với lứa tuổi, trình độ và môi trường, để các em vừa nhận thức được nội dung giáo lý vừa canh tân đời sống liên kết mật thiết với Đức Kitô và hiệp thông với Giáo hội.

· Dạy các em biết chăm chỉ học giáo lý, ngoan ngoãn và luôn vâng lời, trở nên thiếu nhi gương mẫu qua đời sống đạo đức, siêng năng đi lễ và rước lễ.

· Khuyến khích các em hăng say làm chứng về Chúa cho bạn bè, như không nói tục, không đánh nhau, không gian dối ...

· Nhắc các em tích cực tham gia các công việc từ thiện bác ái, và giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình.

· Cuộc sống của bản thân là mẫu gương lý tưởng cho các em noi theo. Yêu thương, tôn trọng các em, vì các em là hình ảnh của Chúa và là món quà Chúa gởi đến để ta phục vụ.

· Luôn gần gũi, thân tình, niềm nở đón tiếp; chăm sóc, đào tạo, giáo dục các em.

· Nơi các em đã sẵn những đức tính như đơn sơ, thật thà, khiêm tốn, dễ dạy…, phải nhằm khơi dậy và giúp các em phát triển các đức tính tốt đó.

· Làm gương sáng trong lời ăn tiếng nói, cách cư xử, giao tiếp; đào tạo cho các em có nền tảng nhân bản, dấn thân phục vụ mọi người.

· Giúp các em trở nên những tín hữu nhiệt thành, thánh thiện, hăng say sống đạo, đón nhận và sống các Bí tích sâu sắc; và cũng là những công dân tốt giữa xã hội.

· Giúp các em hăng say học hỏi những điều thuộc niềm tin, giáo lý, Thánh kinh và đời sống luân lý trong Giáo Hội. Cũng khuyến khích trẻ trau dồi khả năng học vấn theo đà phát triển của xã hội; có tinh thần hoà đồng, làm việc tập thể.

· Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, hãy vẽ vào tâm hồn các em “thần tượng” là Chúa Giêsu.

· Hướng dẫn các em sống tình người, tình huynh đệ bạn bè, tình gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình nhân loại.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Trong công tác giáo dục, không nên nóng vội, phải biết kiên nhẫn. Không đòi hỏi khắt khe, coi các em như người đã trưởng thành.

· Không xa cách các em, mà sống gần gũi yêu thương. Không nuông chiều các em quá. Không tạo cho các em tính tự phụ, cục bộ hay tự hào quá đáng.

· Không nói xấu người khác trước mặt các em. Không chê bai em nào trước mặt tập thể. Không khen em nào trước những người khác, khi không cần thiết.

· Không nên áp đặt trên các em theo kiểu trưởng giả, cha chú. Không bạo hành hay áp dụng hình thức kỷ luật mang tính nhục hình.

· Không làm gương mù, gương xấu, ví dụ làm và dậy các em nói dối. Tránh nói năng cộc cằn thô lỗ thiếu văn hoá.

· Không nói xấu người khác trước mặt các em. Không được có những hành động thô bạo hay mắng chửi: với chính các em hay với người khác trước mặt các em.

16. TƯƠNG QUAN VỚI NHỮNG NGƯỜI PHỤC VỤ TRONG NHÀ XỨ, NHẤT LÀ CÔ BẾP

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Luôn tỏ thái độ biết ơn, tôn trọng, hoà nhã, vui vẻ. Luôn dùng những lời nói nhẹ nhàng. Góp ý cách chân thành, mang tính xây dựng.

· Quan tâm đến sức khỏe và đời sống của họ. Động viên kịp thời và giúp đỡ họ khi cần.

· Tạo điều kiện tốt cho họ để họ có thể an tâm phục vụ tốt những công việc nhà xứ. Nếu có thể được, trong những dịp đặc biệt, cộng tác với những người giúp việc trong công việc nhà xứ.

· Cần thận trọng khi tiếp xúc, nhất là vấn đề mà biết là sẽ khiến nảy sinh tình cảm riêng tư.

· Cần tôn trọng, yêu thương và nâng đỡ họ trong cuộc sống cũng như trong công việc.

· Chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ. Luôn nghĩ tới đức công bằng: thù lao cần thiết để họ có phương tiện tối thiểu cho cuộc sống của họ và cho những người mà họ có trách nhiệm chăm sóc, để họ an tâm phục vụ.

· Với người nữ giúp việc nên khôn ngoan và tỉnh thức trong cách nói năng, trong những cử chỉ giao tiếp. Ứng xử với họ như mẹ và chị em mình với tấm lòng trong sạch.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Không khinh thường, nóng nảy, cáu gắt với những người phục vụ; tỏ thái độ kẻ cả, sai bảo, hạch sách, chỉ trích, trì chiết.

· Không nên bày tỏ một sự quan tâm đặc biệt và sâu sắc quá mức. Không nên tiếp xúc lâu giờ và ở nơi kín đáo khi chỉ có hai người. Không nên nói và hành động gây gương mù gương xấu.

· Không nên hành xử vượt quá chức năng của mình là một thầy xứ. Không nên có những lời nói hay hành động, cách cư xử thiếu trong sạch, thiếu sự đứng đắn.

· Không nên để cô bếp xen vào những công việc quản trị và điều hành giáo xứ; tránh trao đổi bàn hỏi ý kiến về những công tác này.

· Tâm sự, than thở về bệnh tình hay nỗi đau buồn để được cô bếp an ủi là điều nên tránh.

· Không để cô bếp trở thành tờ báo sống đem chuyện thiên hạ vào nhà xứ hoặc chuyện nhà xứ ra ngoài, khiến ta phán đoán thiên lệch và phản ứng thiếu sáng suốt.

· Đừng để thân nhân, người giúp việc, cô bếp lợi dụng, lộng hành làm cho giáo dân khó chịu mình.

· Không có lý do đặc biệt chính đáng, không nên để người nữ giúp việc và cô bếp vào phòng riêng của mình.

17. TƯƠNG QUAN VỚI CHÍNH QUYỀN

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Tôn trọng cởi mở và sẵn sàng đối thoại để hiểu biết nhau và cùng nhau cộng tác trong những công việc có liên quan đến đời sống chung của người dân.

· Thỉnh thỏang thăm hỏi chính quyền, tích cực cộng tác với chính quyền trong các việc thúc đẩy sự phát triển tốt đẹp của đời sống xã hội và đẩy lùi những tiêu cực và những tệ nạn trong xã hội.

· Khi có vấn đề gì có nguy hại đến đức tin và thiệt hại cho Giáo Hội, hãy trình bày với Bề trên để tìm cách khôn ngoan giải quyết.

· Phải có thái độ tôn trọng những người lãnh đạo được nhân dân bầu chọn để lo việc chung. Luôn niềm nở, vui vẻ tiếp đón nhà chức trách địa phương khi họ đến thăm viếng nhà xứ hay trao đổi công tác.

· Thân thiện đón nhận mặt tích cực mà chính quyền đề xướng. Cộng tác với chính quyền để lo cho công ích, nhất là các vấn đề an sinh xã hội nhằm thăng tiến con người: tìm công ăn việc làm cho dân, giáo dục thanh thiếu niên, đẩy lui các tệ nạn xã hội...

· Viếng thăm xã giao các cấp chính quyền, nhất là chính quyền địa phương. Thăm hỏi động viên gia đình chức sắc địa phương dịp vui, buồn...

· Cởi mở, đối thoại - lắng nghe và tìm hiểu những ưu tư của chính quyền. Nếu chính sách pháp luật hợp với luật Chúa, luật tự nhiên ta nên cùng họ hợp tác.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Tránh đối đầu, căng thẳng với chính quyền khi không cần thiết.

· Tránh vội vàng nói, làm, quyết định điều gì làm thiệt hại cho đức tin, cho Giáo Hội.

· Không cộng tác với chính quyền nếu biết chắc việc cộng tác đó làm thiệt hại cho Giáo Hội và cho đời sống của người dân.

· Không luồn cúi để đạt được mục đích nào đó của riêng mình hay của giáo xứ, ngay cả của Giáo hội.

· Không nên có thái độ nghi kỵ đối đầu. Tránh thái độ tự tôn, kỳ thị giai cấp, ý thức hệ hay đảng phái chính trị.

· Không nói những lời thoá mạ mạt sát. Không hành động hay cư xử cách trịch thượng, thiếu tôn trọng.

· Không nên có thái độ bất hợp tác trong bất cứ công tác nào do phía chính quyền đề xướng. Cũng không vì một vài quyền lợi mà nhượng bộ đến mức đánh mất căn tính của mình.

18. TƯƠNG QUAN VỚI CÁC TÔN GIÁO BẠN, NHẤT LÀ CÁC VỊ LÃNH ĐẠO

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Tôn trọng giá trị và niềm tin cũng như truyền thống của các tôn giáo khác.

· Quan tâm thăm hỏi và chúc mừng tôn giáo bạn vào những dịp lễ hoặc những biến cố quan trọng. Luôn gây thiện cảm, thiết lập quan hệ và tình đoàn kết với các tôn giáo bạn.

· Nhìn nhận và chấp nhận sự khác biệt của họ. Cộng tác với các tôn giáo bạn trong việc xây dựng công ích chung. Sẵn sàng đối thoại về mọi lãnh vực trên căn bản bình đẳng.

· Cùng đối thoại để tìm ra những điểm gần gũi của tôn giáo bạn với tôn giáo của mình. Nhưng đối thoại trong tương quan bình đẳng và chân thành cởi mở.

· Nên có thái độ hợp tác để cùng nhau phục vụ công ích, phục vụ con người và xã hội.

· Tôn trọng niềm tin của họ, nhất là nơi các vị lãnh đạo của các tôn giáo bạn. Tạo nên những mối dây tương quan thân mật gần gũi.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Không có thái độ khinh miệt, cho rằng chỉ đạo của mình là tốt, và hạ thấp tôn giáo bạn. Không xúc phạm đến niềm tin của các tôn giáo khác.

· Không nói xấu hay chỉ trích cách sống, cách thờ phượng của các tôn giáo bạn. Không phủ nhận những gì là chân thật thánh thiện nơi các tôn giáo đó.

· Không trình bày tôn giáo mình với ý định bắt người ta phải theo, trái lương tâm họ. Không nên có thái độ “quyền thế” để tìm cách khuất phục người khác.

· Không nên bo bo khép kín trong chân lý khách quan của mình để bắt người ta phải tuân phục chân lý đó.

· Không được tỏ thái độ khinh thường, chê bai hay thoá mạ niềm tin của các tôn giáo bạn. Không được có những lời nói thoá mạ hay xúc phạm tới niềm tin tôn giáo của người khác.

19. TƯƠNG QUAN VỚI LƯƠNG DÂN

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Sống chứng tá bằng đời sống bác ái, hiền hoà, cởi mở và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Quan tâm giúp đỡ, thăm hỏi động viên anh chị em không công giáo.

· Tôn trọng phẩm giá và niềm tin của anh chị em không công giáo. Sẵn lòng cộng tác với họ trong việc xây dựng con người và xã hội.

· Gần gũi và chia sẻ những gì mình có thể với những người không cùng tôn giáo, và niềm tin với mình. Sẵn lòng trả lời những thắc mắc về đạo một khi được hỏi.

· Có những liên hệ thân tình và gần gũi với đồng bào lương dân trong địa bàn giáo xứ. Quan tâm tới những nhu cầu của họ.

· Tôn trọng những phong tục tập quán tốt, nếu cần có thể tham gia cộng tác trong một số lãnh vực nào đó.

· Thường xuyên thăm hỏi giúp đỡ trong phạm vi khả năng của mình, không phân biệt tôn hay tín ngưỡng.

· Phải hoà nhập với mọi người tại nơi mình giúp xứ, và phải nhập cuộc sống hài hoà với mọi người, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi… Nói năng, cư xử và hành động giao tiếp hoà nhã lịch sự, nhất là tỏ thái độ tôn trọng.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Tránh nói hay làm gì có tính cách gây chia rẽ. Không gây gương mù gương xấu trong cách ăn nết ở.

· Không phân biệt hay xa cách đối với lương dân. Không sống ích kỷ với họ, kỳ thị, phân biệt đối xử, kiêu căng trịch thượng với họ.

· Không cư xử hay hành động bất công đối với bà con lương dân sống trong địa bàn giáo xứ.

20. TƯƠNG QUAN VỚI GIỚI GIÀU CÓ

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Yêu thương và cư xử như mọi người. Thẳng thắn xin họ cộng tác và giúp đỡ khi nhu cầu mục vụ thực sự cần thiết.

· Giúp họ cám ơn Chúa vì những gì đang có. Khích lệ họ làm việc bác ái, giúp đỡ người kém may mắn hơn mình.

· Giúp họ có một tâm hồn bén nhạy trước những đau khổ của người xấu số, hăng hái tham gia chương trình từ thiện khi có dịp. Khuyến khích lòng quảng đại và tinh thần bác ái trong việc nâng đỡ những người kém may mắn hơn họ.

· Tôn trọng yêu thương và nâng đỡ họ trong cuộc sống đức tin. Nói năng và cư xử lịch sử, hoà nhã. Sống thân tình và thăm hỏi động viên những khi cần thiết.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Không tôn họ lên như một thần tượng. Không nói những điều có tính gợi ý xin xỏ.

· Không thiên vị trong cách cư xử, nhất là trong vấn đề mục vụ; coi trọng họ hơn những người nghèo.

· Không để mình bị lèo lái, chi phối bởi những ý kiến mà biết rõ rằng đằng sau đó là sức mạnh của vật chất. Không nên để bị chi phối hay lệ thuộc vào họ hay vào sự điều khiển của "đồng tiền."

· Không đòi buộc họ phải giúp đỡ mình hay giáo xứ. Tránh những tương quan "trục lợi"; tránh nói những lời "vòi vĩnh." Đừng quá quỵ luỵ hay ham mê của cải của họ để rồi đánh mất nhân cách của mình.

21. TƯƠNG QUAN VỚI GIỚI NGHÈO

a. Những gì nên cư xử, nói và làm

· Ý thức rằng người nghèo chính là đối tượng ưu tiên trong sứ vụ của Chúa Giêsu.

· Tôn trọng và yêu thương như những người khác, vì ý thức rằng họ đều là con của cùng một Cha trên trời.

· Sẵn sàng giúp đỡ khi họ có cần. Luôn cởi mở đón tiếp và dành thời gian cho họ, nghe họ tâm sự và chia sẻ.

· Đi đến nhà thăm hỏi, nếu có thời gian. Có chương trình dành cho việc ủng hộ, giúp đỡ người nghèo, kể cả những người không thuộc địa phận mình coi sóc.

· Quyết tâm sống vì người nghèo, cho người nghèo và sống thật là người nghèo. Phải đồng hành với những người nghèo và những người bị bỏ rơi.

· Phải bác ái và quảng đại với những người nghèo khi họ đến với mình, không phân biệt tôn giáo.

· Nên để ý giúp đỡ với những bạn trẻ bất hạnh, không phân biệt. Cư xử hoà nhã và vui vẻ - đón tiếp ân cần và chân thành.

· Thăm viếng, động viên, an ủi và chia sẽ những khi có thể hay trong những dịp lễ tết. Tôn trọng phẩm giá và những giá trị cuộc sống của họ.

b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

· Không coi thường những người nghèo, cũng như những người thấp cổ bé miệng. Không nói hay làm điều gì khiến họ bị tổn thương.

· Không coi họ là những gánh nặng, là người thừa của xã hội. Không đẩy họ ra ngoài cộng đoàn của mình.

· Không giúp đỡ họ như theo kiểu bố thí của kẻ trên đối với người dưới.

· Không tỏ ra khó chịu khi họ đến làm phiền. Không để cho họ hiểu lầm rằng mình là người chỉ giúp vật chất cho họ.

· Không tỏ thái độ khinh thường hay xa lánh những người nghèo, người kém may mắn trong xã hội nói chung, và trong giáo xứ nói riêng.

· Đừng để tính thờ ơ hay vô tâm đối với những người nghèo khổ và những người bị bỏ rơi.

· Không nên xua đuổi những người nghèo họ đến với mình.

· Tránh những lời nói khinh khi xúc phạm tới những người nghèo. Tránh thái độ tự kiêu tự tôn để rồi coi thường họ. Không nên đưa cái tôi mình lên mà kiêu kỳ cấp bậc với những người khác.

(còn tiếp)

Lm Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS

Mục Lục: Linh Mục Tốt Hay Không Đều Do Các Tương Quan: Lời Nói Đầu | Phần Một | Phần Hai | Phần Ba | Phần Bốn

Đọc nhiều nhất Bản in 02.04.2008. 10:51