Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Giáo Lý Đại Hội Giới Trẻ: Tác động của Chúa Thánh thần nới Giới Trẻ và Giáo Hội hôm nay

§ +GM Giuse Vũ Văn Thiên

- English version

(Bài Giáo Lý của Đức Giám Mục Hải Phòng trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới cho Việt Nam ngày 17-07-2008)

Các Bạn Trẻ thân mến,

Thật là tuyệt vời khi được chia sẻ bầu khí sinh động và phong phú của Đại Hội. Tại Sydney trong những ngày này, cùng với những Bạn Trẻ đến từ khắp thế giới, các Bạn Trẻ Việt Nam từ năm châu cũng tụ hội về. Từ nhiều nền văn hóa, nhiều truyền thống khác nhau, các Bạn cùng có chung một ngôn ngữ, đó là tiếng Việt; các Bạn cùng có một trái tim, đó là trái tim Việt Nam; các bạn cùng chung một thao thức, đó là góp phần xây dựng Giáo Hội và cuộc sống.

Chính ngôn ngữ Việtnam và tình yêu đất Việt quy tụ chúng ta hôm nay tại Sydney. Nền văn hóa Việt như người Mẹ giang rộng cánh tay để chào đón những người con dòng giống Lạc Hồng. Sự quy tụ ấy còn do chính Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa thực hiện và liên kết chúng ta nên một mặc dù chúng ta có nhiều khác biệt. Chúa Thánh Thần chính là niềm vui, niềm hy vọng, tình mến. Chúa Thánh Thần dạy chúng ta sự thật và ban nghị lực để chúng ta lên đường, cộng tác phần mình làm cho xã hội và Giáo Hội ngày một vững mạnh hơn.

Đề tài của Đại Hội Giới Trẻ lần thứ 23 năm nay, như các Bạn đã biết, là“Chúng con sẽ lãnh nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần xuống trên chúng con, và chúng con sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8). Với đề tài này, Đức Thánh Cha muốn mời gọi chúng ta tái khám phá ơn huệ và sức mạnh của Chúa Thánh Thần mà chúng ta đã lãnh nhận khi chịu phép Thanh Tẩy và phép Thêm Sức.

Chúa Thánh Thần luôn hoạt động trong vũ trụ, trong lịch sử và trong đời sống con người, cá nhân cũng như tập thể. Từ những trang đầu của Kinh Thánh, tác động của Chúa Thánh Thần đã được nhắc tới: “Thần khí Chúa là là trên mặt nước” (St 1, 1).

Trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần luôn hoạt động nơi các thủ lãnh, các ngôn sứ và những người lãnh đạo dân nhằm giúp họ khôn ngoan sáng suốt lãnh đạo dân.

Chúa Thánh Thần cũng hoạt động trong cộng đoàn nhân loại thuộc bất kỳ nền văn hóa nào, để nhờ đó mọi người có thể đạt tới mức hoàn thiện, sự công chính theo tiếng nói của lương tâm.

1- Đức Giêsu thiết lập Giáo Hội

Trong khi thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng cứu độ, Đức Giêsu đã quy tụ những người tin vào Người. Ban đầu đó là một nhóm nhỏ, gồm những người dân chài chất phác vùng biển hồ Galilêa. Trong số đó, các môn đệ là những người được Chúa chọn riêng để huấn luyện và sai đi truyền giáo. Từ nhóm nhỏ 12 người dân chài ấy, cộng đoàn những người tin ngày càng tăng trưởng. Họ là người nam, người nữ, người già, người trẻ. Mọi người đều nhiệt thành và hy sinh theo Chúa để nghe lời Người giảng dạy, có những lúc vào tận sa mạc, có những khi lên tận đỉnh núi, bất chấp gian khó và hy sinh. Nhóm nhỏ này chính là hạt nhân làm nên Giáo Hội sau này.

Đức Giêsu phục sinh, vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, đã ban Thánh Thần cho các môn đệ. Nhờ sức mạnh của Thánh Thần, các ông có thể đón nhận sứ điệp Phục Sinh. Các ông cũng được trang bị bằng sức mạnh “trên cao” để can đảm loan báo Đức Giêsu, mạnh mẽ làm chứng cho Người. Ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đã đến khai sinh Giáo Hội. Ngài đã liên kết mọi ngôn ngữ nên một. Ngài đã quy tụ muôn dân để làm cho họ trở thành Dân của Thiên Chúa, tức là Giáo Hội.

Vì hiện hữu và tồn tại trong xã hội trần thế, Giáo Hội hay là Dân Thiên Chúa cần phải có một cơ chế, một phẩm trật. Chính Đức Giêsu đã trao quyền cho Phêrô và đặt ông làm thủ lãnh các tông đồ. Phêrô là vị Giáo Hoàng đầu tiên do chính Đức Giêsu tấn phong. Cùng với Phêrô, có các tông đồ khác chia sẻ trách nhiệm điều khiển Giáo Hội. Họ là các Giám mục ngày nay hiện diện trên khắp thế giới. Các Giám mục được trao một Giáo phận, gọi là Giáo Hội địa phương, và điều khiển Giáo phận với sự cộng tác của các Linh mục. Đó là tổ chức phẩm trật của Giáo Hội.

Là một tổ chức có phẩm trật cơ cấu, Giáo Hội còn là một tổ chức mang tính thiêng liêng. Vì thủ lãnh đích thực của Giáo Hội chính là Đức Giêsu. Đức Giáo Hoàng chỉ là người Đại diện cho Đức Giêsu ở trần gian, hay còn gọi là thủ lãnh hữu hình của Giáo Hội. Giáo Hội xác tín rằng Đức Giêsu luôn hiện diện trong Giáo Hội và trong vị lãnh đạo. Nhờ đó Giáo Hội luôn đứng vững và phát triển.

2- Tác động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội và trong đời sống cá nhân

Chúa Thánh Thần là nguồn sống của Giáo Hội. Giáo Hội từ hơn hai ngàn năm trải qua bao thăng trần trôi nổi, nhưng vẫn luôn tiến triển không ngừng, vì có Chúa Thánh Thần hoạt động. Chính vì vậy, Chúa Thánh Thần chính là linh hồn của Giáo Hội. Ý niệm “linh hồn” cho thấy sự gắn bó không thể thiếu được giữa Ngôi Ba Thiên Chúa với Giáo Hội do Đức Giêsu thiết lập. Một Giáo Hội không được điều khiển bởi Chúa Thánh Thần sẽ trở nên xác không hồn, sẽ mất đi sức sống. Chính nhờ Chúa Thánh Thần mà Giáo Hội luôn tươi trẻ, luôn đứng vững và phù hợp với mọi thời đại, phù hợp với mọi nền văn hóa. Ngài hoạt động trong Giáo Hội và liên kết Giáo Hội trong tình hiệp nhất. “Hết thảy chúng ta đều đã được thanh tẩy trong một Thánh Thần duy nhất để trở nên một thân thể duy nhất, và hết thảy chúng ta đều được đầy tràn một Thánh Thần duy nhất” (1 Cr 12,13). Thánh Phaolô đã so sánh Giáo Hội với thân thể con người. Một thân thể tuy gồm nhiều chi thể, nhưng đều được điều khiển bởi một ý chí duy nhất và nhằm một mục đích duy nhất, đó là làm cho thân thể ấy được mạnh khoẻ (x. 1 Cr chương 12). Các chi thể đều cần có nhau để tồn tại. Không chi thể nào có thể sống riêng rẽ, nhưng luôn gắn bó với nhau, phụ thuộc vào nhau. Chính Chúa Thánh Thần là mối giây liên kết ấy để làm cho các chi thể hiệp nhất và sống động. Các đặc sủng thì có nhiều, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Người thì được ơn khôn ngoan để giảng dạy, người thì được ơn hiểu biết để trình bày, người thì được ơn chữa bệnh để xoa dịu nỗi đau thể xác và tinh thần của tha nhân, người thì được ơn làm phép lạ để chứng minh quyền năng Thiên Chúa… tất cả đều nhận được đặc sủng của Chúa Thánh Thần, nhằm làm cho thân thể Đức Giêsu là Giáo Hội lớn lên.

3- Giáo Hội hiệp thông

Thưa các Bạn, Giáo Hội là ai ? là chính chúng ta. Từ nhiều khác biệt văn hóa, tư tưởng, chính kiến, sở thích… chúng ta được quy tụ thành một Giáo Hội duy nhất của Đức Giêsu. Những khác biệt trên không làm cho Giáo Hội trở thành mâu thuẫn và xung đột, nhưng làm cho Giáo Hội thêm phong phú đa dạng. Công đồng Vatican II đã định nghĩa Giáo Hội là Dân Thiên Chúa. Đây là một dân lữ hành, tức là đang trên đường đi về mục đích vĩnh cửu là Thiên Chúa. Dân Thiên Chúa bao gồm nhiều thành phần khác nhau, như một đoàn rước khổng lồ, gồm nhiều người tham dự. Trong đó có các vị hữu trách lãnh đạo Giáo Hội, có những người đang dấn thân trong sứ vụ truyền giáo hoặc hoạt động bác ái. trong đoàn rước ấy gồm cả những người giàu, người nghèo, người trí thức, người thất học, thuộc đủ mọi mầu da, mọi ngôn ngữ. Kể cả những người dửng dưng đứng bên lề đường của cuộc rước, một cách nào đó cũng thuộc về Giáo Hội. Giáo Hội hiệp thông trong đức tin, trong tình mến, trong niềm hy vọng và trong những dự tính vì con người và phục vụ con người. Giáo Hội hiệp thông còn thể hiện qua các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể, vì Bí Tích này là điểm quy tụ của muôn người, là mối liên kết trong tình bác ái, là nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu. Giáo Hội không phải là một ốc đảo, không cô lập khép kín, nhưng luôn mở ra với thế giới bên ngoài và quan tâm đến những vấn đề thiết thực của cuộc sống con người. Giáo huấn xã hội (Social Teaching of the Church) đã cho thấy mối quan tâm ấy. Qua hình thức giáo huấn này Giáo Hội thực hiện sứ mạng giáo huấn và ngôn sứ của mình: giảng dạy chân lý, nói lên sự thật, bảo vệ quyền lợi và nhân phẩm của con người, lên án bất công và chiến tranh và xung đột.

4- Bạn Trẻ với Giáo Hội hôm nay

Là thành phần của Giáo Hội, chúng ta, những người trẻ, được mời gọi chia sẻ trách nhiệm để xây dựng Giáo Hội của Đức Kitô mỗi ngày một lớn mạnh hơn.

Do thành kiến với tổ chức Giáo Hội, có những tín hữu sẵn sàng tin theo giáo huấn của Đức Giêsu trong Tin Mừng nhưng khước từ Giáo Hội. Họ coi Giáo Hội là những định chế cứng nhắc ràng buộc và ngăn cản đà tiến của họ. Họ nghĩ rằng Giáo Hội làm họ mất tự do khi can thiệp vào những vấn đề đời tư của họ (ví dụ những quy định và chỉ dẫn về luân lý). Do ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng này, nhiều bạn trẻ không tham dự thánh lễ, không lãnh nhận các bí tích, không sinh hoạt với cộng đồng đức tin. Đối với họ, tuyên bố tin vào Thiên Chúa là đủ.

Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập không chỉ là một định chế phẩm trật mà còn là bí tích của ơn cứu rỗi (x Công đồng Vatican II, Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới hôm nay, số 45). Nói đến Bí tích là nói đến phương tiện hữu hình. Giáo Hội được Đức Giêsu thiết lập và sẽ trường tồn với thời gian nhằm mục đích phục vụ con người và cứu rỗi con người. Giáo Hội góp phần phục vụ nhân loại qua việc nhiệt thành loan báo Tin Mừng, qua việc dấn thân bảo về quyền lợi người nghèo và bất hạnh, qua việc loan truyền các giá trị Tin mừng giúp con người sống với nhau công bằng và nhân ái hơn (x. Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Thế của Đức Gioan Phaolô II, số 20). Chính vì thế, chúng ta cần hiểu sứ mạng của Giáo Hội để chia sẻ trách nhiệm trong việc xây dựng và làm cho Giáo Hội phát triển.

Các Bạn Trẻ thân mến,

Một trong những mục tiêu của ngày Đại Hội Giới Trẻ là giúp các Bạn tái xác tín Giáo Hội là thân thể Đức Giêsu và mỗi chúng ta là chi thể của thân thể ấy. Không thể yêu mến Đức Giêsu mà dửng dưng với Giáo Hội của Người. Giáo Hội là một thân thể sống động nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần. Có nhiều Bạn Trẻ thường hay đặt câu hỏi: “Giáo Hội đã làm gì cho tôi?” mà ít khi hoặc không khi nào tự hỏi: “Tôi đã làm gì cho Mẹ Giáo Hội?”. Cũng như trong cuộc sống, chúng ta thường chỉ đặt câu hỏi: “Những người xung quanh đã làm gì cho tôi?” mà quên rằng, chính chúng ta cũng phải tự vấn lương tâm: “Tôi đã làm gì cho cha mẹ, bạn bè, cho giáo xứ và cộng đồng xã hội?”. Cố gắng để trở nên “tha nhân” của những người xung quanh, đó chính là lời dạy của Tin Mừng (xem dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân hậu trong Lc 10,29-37)

Chúng ta cầu nguyện để Đại Hội Giới Trẻ trở thành lễ Hiện Xuống mới. Nhờ đó, chúng ta được lãnh nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Từ Sydney, sau Đại Hội, chúng ta sẽ lên đường. Chúng ta sẽ trở về với công việc thường ngày của cuộc sống. Chúng ta sẽ mang theo những kỷ niệm tốt đẹp của cuộc gặp gỡ trọng đại này. Nhất là chúng ta mang theo sức mạnh của Chúa Thánh Thần, với những thao thức hoài bão đóng góp phần mình làm cho Giáo Hội địa phương thêm sinh động hơn qua những sinh hoạt cụ thể tại các giáo xứ, các hội đoàn và các phong trào tông đồ. Từ Đại Hội này, Các Bạn được Chúa Thánh Thần sai đi để góp phần diễn tả một gương mặt tươi trẻ và sinh động của Giáo Hội. Bởi lẽ chính các Bạn là hiện thân của Giáo Hội. Các Bạn là nhân chứng cho Đức Giêsu và Giáo Hội của Người. Sự thánh thiện của Giáo Hội, vinh quang và niềm tự hào của Giáo Hội phần nào tuỳ thuộc nơi thiện chí của Các Bạn, nhằm xây dựng một cuộc sống nhân ái hơn, yêu thương hơn và hy vọng hơn.

Xin Chúa Thánh Thần luôn chúc lành và phù trợ Các Bạn trong những nẻo đường của cuộc sống. Xin Ngài luôn đồng hành với Các Bạn, như Người-chở-che, như Đấng-hướng-dẫn trên con đường Chân Lý. Xin cám ơn!

+GM Giuse Vũ Văn Thiên

WYD Catechesis: The Holy Spirit, The Youth and the Church today

(Catechesis of Bishop Joseph Vũ Văn Thiên, bishop ot Hải Phòng Diocese, to Vietnamese at WYD 2008 Sydney, July 17, 2008)

Dear young friends,

It is wonderful to share in the rich and vibrant atmosphere of the WYD 2008. These days, the Vietnamese Youths are gathering in Sydney from all continents together with the Youths from over the world. From different cultures and traditions, you all have the same language: Vietnamese; the same heart: Vietnamese; the same desire: to build up the Church and improve life.

It is the Vietnamese language and the love for Vietnam that draw us to Sydney today. The Vietnamese culture like a mother opens up her embracing arms to welcome the children of Lac Hong. It is also the Holy Spirit that draws us together, who is the Third Person of the Holy Trinity and the one who unites us all into one from all of our differences. The Holy Spirit is the joy, the hope and the love, who teaches us the truth and strengthens us to do our part in building up the Church and society.

As you know, the theme of the 23rd World Youth Day this year is “You will receive power when the Holy Spirit comes upon you, and you will be my witnesses” (Acts 1: 8), with which, the Holy Father invites us to rediscover the graces and power of the Holy Spirit received at our Baptism and Confirmation.

The Holy Spirit is always at work in the universe, in history and in human lives, of individuals as well as communities. The working of the Holy Spirit is mentioned already in early pages of the Sacred Scriptures, “The Spirit of God swept over the water” (Genesis 1: 2). In the history of salvation, the Holy Spirit is always at work in the prophets and leaders of the people to enlighten them. The Holy Spirit also operates in human communities of different cultures so that they may attain to perfect justice according to their conscience.

1. The Lord Jesus founded the Church

While carrying out the mission of proclaiming the Good News of salvation, the Lord Jesus gathered together those believing in Him. They are at first a small group of simple fishermen of Galilee, chosen from among the disciples to be trained and sent out. From these twelve fishermen, the community of believers increased. They are men and women, old and young. Everyone was eager to follow the Lord to listen to His teaching, sometimes into the desert, sometimes up to mountaintop, in spite of hardships.

The Risen Lord, in the evening of the first day of the week, gave the Holy Spirit to the disciples. By the power of the Holy Spirit, they could comprehend the message of the resurrection. They were vested with the power “from on high” to courageously proclaim the Lord Jesus and witness to Him. On the Pentecost, the Holy Spirit came to present the Church to the world. He united into one all languages. He united all peoples into the People of God that is the Church.

Since it is an earthly reality, the People of God, the Church, needs to have a structure, a hierarchy. The Lord Jesus Himself gave St. Peter the leading power over the other apostles. Peter is the first Pope appointed by the Lord Jesus Himself. With Peter, the apostles shared the responsibility of leading the Church. Their successors today are the bishops all over the world. Each of them is entrusted with a diocese, a local Church, to care for with the help of the priests. That is the hierarchy of the Church.

The Church is not only a hierarchical but also a spiritual organization because the ultimate leader of the Church is the Lord Jesus. The Pope is His vicar on earth, or the visible leader of the Church. The Church believes that the Lord Jesus is always present in the Church and in its leader. Therefore, the Church always stands firm and grows.

2. The working of the Holy Spirit in the Church and in the lives of individuals

The Holy Spirit is the life-giving source of the Church, which has gone through over 2000 years of many ups and downs, still has not ceased to grow, thanks to the working of the Holy Spirit. For that very reason, the Holy Spirit is the soul of the Church. The concept “soul” expresses the indispensable union of the Holy Trinity and the Church founded by the Lord Jesus. A Church not guided by the Holy Spirit is like a body without soul, thus without life. By the Holy Spirit, the Church is always young, always strong and up-to-date, viable in all cultures. He works in the Church and unites all in charity. “In one Spirit we were all baptized into one body, and we were all given to drink of one Spirit” (1 Cor 12: 13). St. Paul compares the Church to a human body, which has many parts, but is commanded by one single spirit for one single purpose, and thus remains healthy (Cf. 1 Cor 12). The parts of the body need each other to exist. No part can survive by itself. The Holy Spirit unites all the parts making them alive. The gifts are many, but from only one Spirit. To some is given the gift of wisdom to teach; to others is given the gift of knowledge to inform; yet to others is given the gift of healing to console the bodies and souls of others; and to others is given the ability of mighty deeds to witness to the power of God…all are the gifts of the Holy Spirit in order to build up the Church.

3. The Communion of the Church

Dear friends, what is the Church? We are the Church. From differences of cultures, mentalities and preferences, we all are united into the one Church of the Lord Jesus. Those differences do not cause conflicts in the Church, but enrich the Church. The Second Vatican Ecumenical Council defines the Church as the People of God. It is a pilgrim people, that is, on the way to their eternal goal which is God. The People of God include many peoples in an enormous procession, in which, there are the leaders of the Church; there are those who engage in the missions of spreading the Faith or in the work of charity; there are the rich, the poor, the learned, the unlearned, people of all colors and languages. Even the by-standers looking on the procession in some way belong to the Church.

The communion of the Church is also expressed through the Sacraments, especially the Eucharist, since it is the uniting point of all peoples, the bond of charity, the source and the summit of the Christian life. The Church is not a lone island, not isolated, not closed-up, but is always open to the outside world and solicitous about the needs of human lives. The social teaching of the Church attests to that solicitude. Through that teaching, the Church fulfills its prophetic office: teaching the truth, defending human rights and dignity, condemning injustice and violence.

4. The Youth and the Church today

As members of the Church, we, young people, are invited to share in the responsibility of building up the Church of the Jesus Christ.

Due to prejudice, some faithful is willing to believe in the Gospel, but reject the Church. They see the Church as rigid institution restraining and impeding their progress. They think the Church restricts their personal freedom, for example by its moral teachings. Affected by that mentality, many young people do not attend Mass, receive the Sacraments, or participate in the community of believers. For them, it is enough to profess the faith in God.

The Church founded by the Lord Jesus is not only a hierarchical structure, but also a Sacrament of salvation (Cf. Vatican II’s Pastoral Constitution on the Church in the Modern World “Gaudium et Spes” n. 45). Speaking of the Sacrament is speaking of the visible aspect. The Church founded by Jesus will continue with time to offer salvation to mankind, through proclaiming the Gospel, through defending the poor and the oppressed, through teaching those values of the Gospel that help us live more justly and lovingly (Cf. Pope John Paul II’s “Redemptoris Missio” n. 20). For that reason, we need to understand the mission of the Church in order to share in the responsibility of building up the Church.

Dear young friends,

One of the goals of the World Youth Day is to help renew our belief that the Church is the Body of Christ and each of us is a member of that Body. We can’t love Jesus and remain indifferent to His Church. The Church is a body animated by the Holy Spirit. Many young people often ask, “What has the Church done for me?” yet seldom or never ask, “What have I done for the Mother Church?” Just as in life, we usually only ask, “What have my neighbors done for me?” but forget that we also need to ask ourselves, “What have I done for my parents, my friends, my parish and my society?” Try to become “neighbors” to those around us, which is the teaching of the parable “the Good Samaritan” in the Gospel (Lk 10: 29-37).

We pray that the World Youth Day will be a new Pentecost, at which we will receive the power of the Holy Spirit. Afterwards, we will depart from Sydney taking back to our normal daily lives the blessed memories of the encounters of these days. Above all, we take with us the power of the Holy Spirit with all eagerness to do our part to make the Church more vibrant in concrete activities in the parishes, in spiritual associations, in apostolic movements. From this World Youth Day, we are commissioned by the Holy Spirit to take part in expressing a young and lively face of the Church. For the Church exists through you. You are witnesses to the Lord Jesus and His Church. The holiness, glory and honor of the Church partly depend on your good will of building a life of more love and more hope.

May the Holy Spirit bless and assist you in every moment of your lives. May He always accompany you to be your Protector and Guide to all truths. Thank you.

+ Bishop Joseph Vũ Văn Thiên

(Translated into English by Rev. Dong Minh Quang)

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 16.07.2008. 23:45