Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Giải đáp Phụng Vụ: Nguồn gốc và việc xử dụng nến Phục Sinh

§ ĐÔ Nguyễn Quang Sách

”và nói thêm về sự Thương Khó”

ROME (Zenit. Org ) - Giải đáp của Cha Edward McNamara, giáo sư Phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Cha có thể giải thích nguồn gốc cây nến phục sinh và phải thắp bao lâu sau lễ Phục Sinh trong Thánh Lễ? Có phải đưa nến phục sinh vào trong cung thánh và cũng thắp trong các lễ cưới và an táng suốt năm, như đã từng làm trong một giáo xứ mà con đã thăm viếng? –E.L., Fresno, California.

Nguồn gốc cây nến phục sinh thì không chắc chắn. Gần như nguồn gốc nến phục sinh phát xuất từ Lucernarium, trong buổi kinh chiều mà những Kitô hữu trước kia bắt đầu lấy đó làm đêm vọng cho mỗi Chúa Nhật và cách riêng đêm vọng của Phục Sinh.

Lần lượt, nghi thức này có lẽ được linh hứng bởi tập quán Do Thái thấp môt cây đèn khi kết thúc ngày Sabbath. Do đó nghi thức có nguồn gốc trong chính lúc bắt đầu của Kitô Giáo.

Trong nghi thức Lucernarium, ánh sáng dành để phá tan bóng tối ban đêm, được dâng lên Chúa kitô như là ánh huy hoàng của Chúa và của sự sáng không bao giờ thiếu sót. Nghi thức Chúa Nhật này được thực thi một cách logic với sự long trọng hơn trong Đêm Vọng Phục Sinh.

Rõ ràng là nghi thức long trọng này đã khởi đầu không trễ hơn phần nữa thế kỷ thứ bốn. Ví dụ, thói quen hát một thánh vịnh để ngợi khen cây nến và mầu nhiệm Phục Sinh được nhắc tới như là một tập quán đã được thiết lập tong một thư của Thánh Jerome, viết năm 384 cho Presidio, một phó tế từ Piacenza, Italia.

Các Thánh Ambrôisô và Augustinô cũng được biết đã sáng tác những phần công bố Phục Sinh như thế. Bản văn thi thơ và long trọng “Exultet,” hay là sự công bố Phục Sinh mà ngày nay sử dụng, có nguồn gốc trong thế kỷ thứ năm, nhưng không biết tác giả là ai.

Việc sử dụng cây nến đã thay đổi qua các thế kỷ. Lúc đầu cây nến bị bẻ ra sau Vọng Phục Sinh và những mảnh vở của nó được chia cho các tín hữu. Điều này sau đó được dời lại vào Chúa Nhật sau; nhưng từ thế kỷ thứ 10 có thói quen giữ cây nến trong một chỗ danh dự gần Sách Tin Mừng cho tới lễ Thăng Thiên (bây giờ cho tới lễ Hiện Xuống).

Từ lối thế kỷ thứ 12, bắt đầu thói quen ghi năm hiện hành trên cây nến cũng như niên hiệu những ngày lễ chính hay thay đổi. Do đó cây nến lớn lên trong chiều kích hầu xứng với phẩm chất của trụ cột được nhắc tới trong kinh “exultet.” Có những trường hợp những cây nến nặng lối 135 kg. Cuộc kiệu dự kiến trong nghi thức hiện nay đòi hỏi những chiều kích phải thích hợp hơn.

Cây nến phục sinh thông thường đựơc làm phép lúc bắt đầu Lễ Vọng Phục Sinh và được đặt trên một chân đèn đặc biệt gần bàn thờ hay giá sách.

Trong lễ nghi, năm hột hương chỉ những vết thương Chúa kitô được gắn vào trong hình thánh giá. Một chữ alpha trên đầu thánh giá và một chữ omega phía dưới (những chữ đầu và cuối mẫu tự Hy lạp) chỉ rằng Chúa Kitô là khởi điểm và cuối điểm của mọi sự. Năm hiện hành được viết trên bốn phía thánh giá

Cây nến được cất giữ trong nhà thờ trong vòng 50 ngày mùa Phục Sinh và được thắp sáng trong tất cả kinh phụng vụ. Sau lễ Hiện Xuống cây nến được đặt gần giếng rửa tội.

Trong năm, cây nến được thắp sáng trong tất cả lễ nghi rửa tội và những nghi lễ an táng; cây nến được để gần quan tài trong Thánh Lễ an táng. Trong cách này cây nến tiêu biểu bí tích rửa tội như là sự chết và phục sinh của Chúa Kitô, và cũng chứng minh sự chắc chắn Kitô hữu về sự kẻ chết sống lại cũng như về sự kiện là tất cả được sống trong Chúa Kitô phục sinh.

Cây nến phục sinh cũng được thắp sáng cho một số thực hành do lòng sốt mến, như thói quen thông thường của các tín hữu khi lập lại những lời hứa rửa tội để kết thúc những tuần tỉnh tâm và linh thao.

Sau cùng, tuy những thói quen hợp pháp đáng kính hiện hữu trong một số nơi, đối với việc cử hành hôn nhân, tôi không biết đến vai trò phụng vụ chính thức nào cho cây nến phục sinh.

* * *

Khi Đọc bài Thương Khó

Sau những nhận xét của chúing tôi về những cách thức khác nhau của việc đọc bài Thương Khó, một độc gỉa từ Rocgester, Minnesota, đã cho một số nhận xét thú vị, tức là:

  1. Tại Hoa Kỳ, những người Công Giáo giữ những thực hành của các truyền thống khác. Bất kể những quyển sách của những truyền thống này được giữ cẩn thận cách nào, có những thực hành kỳ dị được lồng vào trong những lễ nghi này.
  2. Những thực hành này được rước về nhà và thỉnh thoảng bị bóp méo hơn nữa. Như vậy, thực hành của Giáo Hội Episcopal cho phép nhiều người đọc (vì mỗi cá nhân được gọi tên) và những giáo xứ Công Giáo Roma chấp nhận cho toàn thể cộng động đọc phần dành cho ‘dân chúng’. Vì những sự như thế thường chuẩn bị cách nghéo nàn, nên tiếng ồn và sự hỗn loạn có thể kinh khủng.

Cũng như vậy đối với việc ngồi. Trong những dự liệu của Sách Kinh Chung 1979 dân chúing có thể ngồi trong phần đầu sự Thương Khó. Họ được yêu cầu đứng lên lúc tường thuật việc Chúa Giêsu vác thánh giá. Một lúc thinh lặng được đòi hỏi lúc Chúa Giêsu chết. Một sự bái gối hay quì gối không được nhắc tới, dầu sự thực hành được phổ biến. Trong những hoàn cảnh nơi có nhiều buổi lễ với những những nhóm nhỏ, bài Thương Khó có thể bắt đầu khi cộng đoàn được yêu cầu phải đứng.

Thói quen xen vào những thánh thi là Lutheran. Tôi phỏng đoán điều đó thực hành tốt tại Germany. Tôi đã thấy sự đó được làm trong một Nhà thờ Epicopal. Nhạc sĩ Lutheran làm điều ấy với nhạy cảm lớn đối với bản văn và không tuân giữ lúc thinh lặng. Cả với việc làm tốt, điều đó luôn luôn có mòi tan rã.”

Độc giả chúng ta cũng khuyên hát bài thương Khó như phương cách tốt nhất chia các phần. Tôi đồng ý phải làm điều đó khi có thể nhưng tôi công nhận rằng đó là một sự cố cho một người hát không chuyên nghiệp, nhất là người thuật truyện một cách nghèo nàn Tin Mừng Thánh Gioan trong Ngày thứ Sáu Tuần Thánh.

Nhiều độc giả hỏi Có được phép thực hiện những kịch câm và những màn kịch sân khấu trong lúc đọc bài Thương Khó chăng. Đang khi những yếu tố đó có thể được bao hàm trong những biến cố ngoại-phụng vụ như Đàng Thánh Giá hay khi dạy giáo lý, những yếu tố đó không được phép trong phụng vụ. Lời Chúa phải được nghe trong thinh lặng của tâm hồn mà sự chia trí do những trò tiêu khiển hữu hình hay là nghe được càng ít bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

Đ.Ô Nguyễn Quang Sách

Đọc nhiều nhất Bản in 08.04.2007. 07:59