Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Diễn Văn Của ĐTC Benedict XVI tại Cuộc Họp Liên Tôn ở Sydney, Úc Châu

§ Gs Đỗ Hữu Nghiêm

“Các Trường Phái Đã có Thể Làm Nhiều Hơn để Nuôi Dưỡng Chiều Kích Thiêng Liêng”

SYDNEY, Úc Châu, ngày 17/7/2008 (Zenit.org).- Đây là bài diễn văn Đức Thánh Cha Benedict XVI đọc sáng Thứ Sáu, giờ địa phương tại cuộc họp liên tôn ở Sydney. Đức Giáo Hoàng đang ở Úc Châu, tham dự Ngày Thanh Niên Công Giáo Thế Giới 2008 Lần Thứ 23 đang diễn ra từ Thứ Ba đến hết ngày Chủ Nhật

Các bạn thân mến,

80715PopeTongiao.jpg

Gặp gỡ với các lãnh đạo các tôn giáo ở Úc

Tôi gửi lời chào mừng tâm huyết đến tất cả các bạn ở đây. Các bạn là nhưng người đại diện cho nhiều truyền thống tôn giáo khác nhau ở Úc Châu. Tri ân về cuộc gặp gỡ này, tôi cám ơn Thầy Thượng Tế Jeremy Lawrence và Thầy Hồi Sĩ Shardy vì các vị đã ngỏ lời chào đón nhân danh bản thân và thay mặt các cộng đoàn liên hệ.

Úc châu nổi tiếng vì mọi người trong nước này hòa hợp với người lân cận và cả với quan khách đến thăm. Đó là một nước chủ trương tôn trọng tự do tôn giáo. Quí quốc các ngài chấp nhận tôn trọng quyền căn bản này, dành cho mọi người, nam cũng như nữ, được rộng quyền tôn thờ Thiên Chúa theo lương tâm của họ, nuôi dưỡng tinh thần và hành động theo các thâm tín đạo lý, bắt nguồn từ những niềm tin của họ

Quan hệ hài hòa giữa tôn giáo và đời sống công cộng còn quan trọng hơn nữa, vào lúc mà một số người muốn coi tôn giáo như lý do để phân ly hơn là một sức mạnh tạo đoàn kết. Trong một thế giới có nhiều hình thức bạo lực tai hại và bừa bãi đang đe dọa, thì người có tôn giáo đều cùng nhau kêu gọi, thúc đầy các quốc gia và cộng đoàn giải quyết các xung khắc, nhờ những phương tiện hòa bình và tôn trọng phẩm giá con người. Một trong những phương cách mà tôn giáo kiên trì phục vụ con người là cống hiến một cái nhìn về nhân vị, nhấn mạnh đến các nguyện vọng sẵn có là sống quảng đại, và tăng cường mối liên kết bằng hữu với tha nhân chúng ta. Về cơ bản, người ta không thể xác định các quan hệ nhân bản theo quyền lực, ưu thế thống trị và quyền lợi vị kỷ. Đúng ra, các quan hệ ấy phản ảnh và kiện toàn xu hướng tự nhiên của con người là sống hiệp thông và hoà thuận với người khác.

Cảm thức tôn giáo được vun trồng trong trái tim con người mở rộng lòng con người, nam cũng nữ, cho Chúa. Nó hướng dẫn con người khám phá ra nhân vị được toàn mãn không phải là thanh thỏa các dục vọng ích kỷ, tạm bợ. Đúng ra, cảm thức ấy xui khiến ta đáp ứng các nhu cầu của người khác, và tìm ra những phương cách cụ thể góp phần vào công ich. Về mặt này, các tôn giáo có một vai trò đặc biệt, vì các tôn giáo dậy người ta biết phục vụ đích thực đòi hỏi phải hy sinh và tinh thần kỷ luật tự giác. Đến lượt tinh thần đó phải được cải hóa nhờ biết sống từ bó chính mình, tiết độ và sử dụng vừa phải các sản phẩm của thế giới

Theo cách đó, nam cũng như nữ, được hướng dẫn để coi môi trường như là một điều kỳ diệu mà ta phải cân nhắc và tôn trọng hơn là chỉ tiêu thụ thuần túy. Những người có tôn giáo có trách nhiệm phải cho thấy là có thể tìm thấy niềm vui, khi sống đơn sơ và khiêm tốn, chia sẻ quảng đại cái dư thừa của mình với những người thiếu thốn.

Thưa các bạn, tôi chắc chắn các bạn sẽ đồng ý, các giá trị này đặc biệt quan trọng cho việc đào tạo thanh niên. Họ là những người thường dễ bị cám dỗ để coi chính cuộc sống như một hàng hoá tiện ích. Họ cũng có một khả năng tự chủ: thực thế trong các môn thể thao, các nghệ thuật sáng tạo, và trong nghiên cứu học thuật, họ sẵn sàng đón nhận cuộc sống như một thách thức. Khi được giới thiệu với những lý tưởng cao đẹp, nhiều thanh niên thấy ưa thích sống khổ hạnh và tự trọng thực thi đạo lý và quan tâm đến người khác, thì phải chăng đó điều không đúng là sao? Họ thích thú chiêm niệm ân huệ sáng tạo và thấy có động lực sống màu nhiệm siêu việt. Về mặt này, các trường phái tín ngưỡng cũng như các trường phái quốc gia còn có thể làm nhiều hơn để nuôi dưỡng chiều kích tâm linh của mỗi thanh niên,

Tại Úc Châu, cũng như ở nơi khác, tôn giáo từng là một yếu tố cổ vũ xây dựng nhiều cơ sở giáo dục. Và thực sự tôn giáo vẫn chiếm giữ một địa vị trong các giáo trình ngày nay. Chủ đề giáo dục thường nổi lên từ các cuộc bàn luận và Hoạt Động Hợp Tác Liên Tín vì Hòa Bình và Hòa Hợp. Tôi tha thiết khuyến khích mọi người tham gia vào sáng kiến này, tiếp tục hội thoại về các giá trị. Các giá trị ấy thâu nạp các chiều kích trí thức, nhân bản và tôn giáo của một nền giáo dục lành mạnh.

Các tôn giáo của thế giới lôi kéo ta luôn chú ý đến vẻ kỳ diệu của cuộc sống con người. Ai có thể không ngạc nhiên về khả năng trí tuệ có thể nhờ khám phá của khoa học mà nắm bắt được các bi quyết của thiên nhiên? Ai không bị xao động do khả năng tạo ra một cái nhìn cho tương lai? Ai không bị ấn tượng do sức trí khôn con người có thế đặt ra các mục tiêu và phát triển các phương thế thực hiện chúng? Con người, nam cũng như nữ, được phú bẩm khả năng không những hình dung các sự vật được tốt hơn làm sao, mà còn đầu tư năng lượng của mình làm cho sự vật trở nên tốt hơn.

Ta ý thức được mối quan hệ độc đáo của ta với thế giới thiên nhiên. Lúc đó, nếu ta tin rằng ta không tùy thuộc vào các luật lệ của vụ trụ vật chất hệt cách như các loài thụ tạo khác, thì phải chăng ta không nên làm điều gì tốt, có lòng trắc ẩn, tự do, liên đới và kính trọng từng cá nhân, thành phần cốt yếu trong cái nhìn của ta về một tương lai nhân bản hơn sao?

Tuy nhiên tôn giáo, nhờ nhắc ta nhớ đến tính hữu hạn và yếu đuối, cũng khiến ta không được đặt hy vọng cuối cùng của ta vào thế giới chóng qua này. Con người “giống như một hơi thở, thời gian của con người thì giống như hình bóng mau qua” (Thánh Vịnh 144:4). Tất cả chúng ta đều trải nghiệm nỗi thất vọng là không đạt tới điều tốt mà ta muốn hoàn thành.

Giáo hội chia sẻ nhưng nhận xét này với các tôn giáo khác. Được cố vũ bởi lòng bác ái, Giáo Hội tới gần cuộc đối thoại, tin tưởng rằng nguồn gốc tự do đích thực được tìm thấy trong chính bản vị Giêsu Nazareth, Những người Kitôhữu tin rằng chính Ngài tỏ lộ đầy đủ cho con người biết họ có khả năng sống đạo đức và tốt lành và chính ngài giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và tăm tối. Kinh nghiệm con người có tính phổ quát, vượt khỏi biên giới địa lý và giới hạn văn hóa. Điều ấy cho thấy tín đồ các tôn giáo có thể dấn thân đối thoại, ngõ hầu vật lộn với các niềm vui và khổ cực của mầu nhiệm cuộc sống. Về mặt này, Giáo hội hăm hở tìm kiến các cơ hội có thể lắng nghe kinh nghiệm tâm linh của các tôn giáo khác. Ta có thể nói rằng mọi tôn giáo đều có mục đích thấu hiểu ý nghĩa của cuộc sống con người nhờ nối kết nguồn sống với một nguồn gốc hay nguyên lý bên ngoài mình. Các tôn giáo tranh thủ để hiểu biết vũ trụ là xuất phát từ nguồn gốc hay nguyên lý này và qui về đó. Các Kitôhữu tin rằng Thiên Chúa đã mặc khải nguồn gốc hay nguyên lý này trong Chúa Giêsu, được Kinh thánh nói đến là Alpha và Omega” (Xem Mặc khải: 1:8, 22:1)

Các bạn thân mến, tôi đã đến Úc Châu như một sứ giả hòa bình. Vì lý do này, tôi thấy được phúc lành là gặp gỡ các bạn. Vậy mà các bạn cũng chia sẻ ước vọng và mong muốn giúp thế giới đạt tới điều này. Việc ta tìm kiếm hòa bình gắn bó với việc ta tìm kiếm ý nghĩa trong việc khám phá ra chân lý là ta tìm thấy con đường vững chắc dẫn tới hòa bình (Xem Sứ Điệp cho Ngày Hoà Bình Thế Giới, 2006). Cố gắng của ta đem lại hòa giải giữa các dân tộc xuất phát từ chân lý. Thứ chân lý đó nhắm mục đích mang lại sự sống và hướng về đó. Tôn giáo mang đến hòa bình, nhưng còn quan trong hơn, tôn giáo khiến tinh thần con người khao khát chân lý và thấy đói đạo hạnh. Chúng ta hãy khuyến khích mỗi người - nhất là giới trẻ - biết ngạc nhiên về vẻ đẹp của đời cống, tìn kiềm ý nghĩa tối cao của nó và phần đầu để thực hiện tiềm năng cao cả củ a nó!

Với những tình cảm tôn trọng và khích lệ, tôi giao phó các bạn cho Thiên Chúa cao cả quan phòng và chắc chắn tôi cầu nguyện cho quí vị và những người thân yêu của các bạn, các thành viên của cộng đồng các bạn, và tất cà các công dân của nước Úc này.

+ ĐGH Benedictô XVI

Papal Address at Interreligious Meeting [2008-07-17]
"Schools Could Do Even More to Nurture the Spiritual Dimension"

(Bản dịch tiếng Việt do Gs Đỗ Hữu Nghiêm)

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 19.07.2008. 13:29