Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Bước chân rao truyền Tin Mừng

§ Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long

“Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ và nói với Sion rằng: “Thiên Chúa người là Vua hiển trị”. (Isaia 52,7)

Với những lời này Thánh Tiên tri Isaia đã vẽ nên bức tranh truyền giáo. Thật là phải đạo và chính đáng! Nhưng còn hơn thế nữa, qua đó Thánh tiên tri Isaia muốn cổ võ khuyến khích lòng nhiệt thành hăng say cho việc mở mang Nước Thiên Chúa ở trần gian trong thế giới đất nước vùng Trung đông lúc đó.

Đó là thời điểm nghìn năm trước Chúa Giêsu giáng sinh. Còn thời điểm từ sau khi Chúa Giêsu giáng sinh việc truyền giáo như thế nào? Có còn bước chân hăng say nhiệt thành là mẫu gương cổ võ việc loan truyền tin mừng của Chúa không?

1. Bước chân chuyển tiếp của Thánh Gioan Tẩy gỉa

Theo Kinh Thánh thuật lại lịch sử bước chân đời Ông có nhiều biến cố lạ lùng:

Ông là anh em bà con họ hàng với Chúa Giêsu. Theo niên lịch ghi chép lại, Ông sinh trước Chúa Giêsu nửa năm. Truyền thống lịch Phụng vụ Công giáo hằng năm mừng ngày sinh nhật của Ông vào ngày 24.06; đang khi của Chúa Giêsu vào đêm 24.12. Như thế theo thời gian cùng thời tiết niên lịch bên các xứ có bốn mùa thay đổi, ngày sinh nhật 24.06 của Gioan tẩy giả là mốc thời gian bản lề trong năm.

Ngày 24.06. là cao điểm của mùa hè, là ngày ở giữa năm. Ngày đó ở mức giữa chuyển tiếp sang phần thứ hai của một năm có 12 tháng. Cũng từ ngày này thời tiết nhích chuyển dần sang khí hậu mùa Thu mùa Đông với cao điểm là đêm 24.12, đêm Chúa Giêsu giáng sinh làm người.

Bước chân thành hình sự sống của Ông là một phép lạ ân đức Thiên Chúa ban cho cha mẹ Ông. Vì cả hai ông bà Dacharia và Elisabeth đã bước vào tuổi tác cao không thể thụ thai sinh con được nữa.

Cùng với bước chân sinh ra đời vào trần gian của Ông, cha ông Thánh Dacharia trước đó bị câm, miệng lưỡi liền mở ra nói trở lại bình thường được.

Bước chân đời sống của Ông kỳ dị khác thường: vào sống trong sa mạc hoang vu, ăn châu chấu và mật ong rừng, mặc áo lông thú da lạc đà.

Bước chân của Ông rao giảng về Nước Thiên Chúa bằng những lời kêu gọi chát chúa khó nghe: phải ăn năn thống hối, bằng những lời răn đe can ngăn, xa lánh sự tội trở về với đường ngay chính chân thật để được cứu độ.

Bước chân của Ông làm phép rửa cho dân chúng như dấu chứng lòng ăn năn thống hối từ bỏ đường tội lỗi trở về với Thiên Chúa nguồn đời sống chân thật. Vì thế Ông gọi phép rửa ông làm, là phép rửa lòng ăn năn sám hối.

Bước chân rao giảng tin mừng của Ông được nhiều người thời đó kéo đến nghe theo, Ông được kính trọng nể vì. Nhưng sau cùng bước chân Ông bị chặn lại. Ông bị bắt giam trong tù và chết tử vì đạo, bị chém đầu.

Nhưng dẫu vậy bước chân loan tin mừng vào Chúa của Thánh Gioan tẩy gỉa không chấm dứt với sự chết. Trái lại, bước chân rao giảng tin mừng vào Chúa được liên tục tiếp nối sang tới thời Kinh Thánh Tân Ước với Chúa Giêsu và Giáo Hội từ ngày đó cho mọi không gian, thời gian hôm nay cùng ngày mai.

2. Bước chân loan tin mừng thời Tân Ước

Thời Tân ước mở đầu với Chúa Giêsu giáng sinh trên trần gian. Theo cách tính phân chia thời gian lịch sử văn minh Kytô giáo, người ta đã lấy thời điểm năm Chúa Giêsu giáng sinh làm mốc: thời gian trứơc đó là thời trước kỳ trứơc Công nguyên, thời gian sau đó là thời kỳ sau Công nguyên, để tính niên lịch thời đại.

Sau khi bước chân rao giảng của Thánh Gioan tẩy gỉa bị chặn lại với cái chết trong tù, Chúa Giêsu và đoàn môn đệ vẫn tiếp tục bước chân rao giảng tin mừng ơn cứu độ của Thiên Chúa cho con người.

Bước chân của Ngài cũng giống như của Thánh Gioan tẩy gỉa, sau cùng bị kết án chết trên thánh giá.

Nhưng bước chân rao giảng tin mừng của Ngài không dừng lại ở mốc điểm đó. Nó vẫn hằng được tiếp tục nối tiếp do bước chân dấn thân cho Tin Mừng của Giáo Hội.

Trước khi trở về trời, Chúa Giêsu đã căn dặn cổ võ khuyền khích bước chân các Thánh Tông đồ: “ Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất." (Cv 1,8).

Bước chân đến tận cùng biên cương trái đất không chỉ là bước qua không gian hình thể địa lý, cũng không chỉ là đi xuyên qua lằn ranh thời gian ngày giờ năm tháng, thế kỷ, nhưng còn hơn thế nữa.

Bước chân truyền giáo đó vượt qua mọi lằn ranh định vị trông xem vẽ ra được hôm qua, hôm nay cùng ngày mai

Bước chân truyền giáo cần đi vào với cuộc sống hoàn cảnh của con người mỗi thời đại, mỗi thế hệ hiện tại cũng như tương lai. Nhưng không được bỏ quên qúa khứ làm nên dòng sông, kết tạo thành con đường lịch sử đời sống con người.

Bước chân truyền giáo phải có mặt trong những phát triển của cuộc sống con người về tâm lý, về ngôn ngữ văn hóa, về phong tục nếp sống.

Bước chân truyền giáo cần hòa nhịp điệu với những thay đổi về cung cách sinh sống, nhất là cùng cảm thông những đau khổ và ước mơ trông mong của con người.

Một thí dụ điển hình trong đời sống Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Benedictô 16., khi còn là Hồng Y đã có suy luận về bước chân trong việc loan truyền tin mừng cây Thánh giá Chúa Giêsu trong vũ trụ:

“Triết gia người Hy Lạp, Platon (v. Chr. 428 – 348) đã dựa theo truyền thống trường phái triết học Pythagor suy luận về vũ trụ được vẽ liên kết trong hình thánh giá (Timaios 34 A/B và 36 B /C) cộng thêm với những truyền thuyết bên vùng Ðông Phương.

Suy luận của Platon trước hết về khoa học trong không gian: Hai ngôi sao lớn lưu chuyển trong vũ trụ không gian, như thế giới thiên văn thời ngày xưa biết, kết nên hình bầu dục (trời không gian hình vòng tròn, trên đường vòng đó mặt trời luân chuyển theo) và đường luân chuyển của trái đất. Chúng luân chuyển qua lại cắt ngang nhau và cùng nhau tạo nên chữ Chi (X) của vần mẫu tự Hy Lạp, vẽ nên hình chữ thập(+).

Dấu hiệu thánh giá được viết vẽ vào toàn thể vũ trụ. Platon đã dựa theo truyền thuyết cổ xưa để lại, nối kết trong một hình ảnh Thần Thánh: Ðấng Tạo Hóa (Demiurg), Ðấng đã với tay rộng dài đến linh hồn vũ trụ vượt qua mọi không gian.

Justin, vị tử đạo (+ 165) cùng là nhà hiền triết đầu tiên vùng Palestina cùng thời với các Giáo phụ, đã khám phá ra suy luận này của Platon. Ông đã không ngần ngại đem lý thuyết này ra áp dụng diễn giải về Chúa Ba ngôi và về công việc cứu chuộc của Chúa Giêsu cho con người.

Ðiều Platon nói về linh hồn vũ trụ, với Justin là lời loan báo sự đến của Ngôi Lời Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, trong trần gian. Vì thế ông có thể nói rằng: Hình tượng của thập giá là dấu hiệu to lớn nhất về Ngôi Lời Thiên Chúa, không có dấu hiệu đó không có sự liên kết tương quan của toàn thể vũ trụ. Thập giá Chúa Giêsu ngày xưa trên đồi Golgotha là hình ảnh của cấu trúc vũ trụ đã được viết sáng tạo trong không gian.

Vũ trụ nói với chúng ta về Thập giá, và thập giá khai mở những bí mật về vũ trụ.

Thập giá là chiếc chìa khóa của mọi thực tế xảy ra trong vũ trụ. Lịch sử và vụ trụ gắn liền với nhau. Nếu chúng ta đưa mắt nhìn ra, chúng ta sẽ đọc được sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô qua những dấu chỉ như ngôn ngữ viết sẵn trong không gian, và ngược lại: Chúa Giêsu Kitô trao tặng giúp chúng ta hiểu được sứ điệp trong công trình sáng tạo thiên nhiên.“ (tr. 155-156)

(Joseph Kardinal Ratzinger, Der Geist der Liturgie, eine Einführung. Herder, Freiburg i. Br. 6. Auflage 2002, tr. 152- 153 và 155.)

3. Bước chân loan Tin mừng của Thánh Phaolô

Từ khi Chúa Giêsu về trời, nhiệm vụ rao giảng Tin mừng vào Chúa, Ngài ủy thác cho bước chân của Giáo Hội, cho bước chân của 12 Thánh Tông đồ.

Nhưng có trường hợp không trải qua con đường đó. Thánh Phaolô không được Chúa kêu gọi khi Chúa còn sống trên gian đi theo làm môn đệ như Thánh Phero, Thánh Gioan, Thánh Giacobê…Ông cũng không nhận được con đường đức tin vào Chúa qua Giáo Hội. Mà chính Chúa Giêsu hiện ra bắt Ông trở lại tin theo Chúa, khi ông trên đường tìm lùng tiêu diệt Giáo Hội của Chúa Giêsu. (Cv 9, 1-9).

Chúa đã chọn ông cho bước chân vào con đường truyền giáo vượt ranh giới không gian: “Người này là lợi khí Ta chọn để mang danh ta đến cho các dân tộc, các Vua chúa và toàn thể con cái nhà Israel.” (CV 9,15)

Và Chúa đã chỉ định bước chân Phaolô đi rao truyền nội dung Tin mừng phúc âm của Chúa xuyên suốt thời gian cho tâm hồn mọi con người: Đức tin vào Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên con người, niềm hy vọng như đôi cánh cho tâm hồn cuộc sống được nhẹ nhàng cất bay lên cao, và tình yêu như chất men xúc tác cho đời sống khởi sắc có ý nghĩa sâu đậm. (1Cor 13,13)

Bước chân rao giảng Tin Mừng vào Chúa của Phaolo là niềm vui, là tình yêu của Ông, như chính Ông viết lại. (1Cor,13,16).

Niềm vui tình yêu đó không dừng lại nơi Ông, nhưng còn lan tỏa sang cho con người nữa. Với Ông tình yêu con người biểu hiện trong tình yêu Chúa Kitô là sự kính trọng, tôn trọng nhân phẩm mỗi con người. Vì mỗi người đều được Thiên Chúa tạo dựng và cứu độ.

Bước chân truyền giáo rao giảng Tin mừng của Chúa phải đạt đến mọi con người, mọi dân tộc, cho họ nhận ra Nước Thiên Chúa là nước của công chính chân thật, của bình an và niềm vui trong Chúa Thánh Thần (Roma 14,17).

* * *

Từ hơn 20 năm qua Giáo Hội Công giáo, do sáng kiến của đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolo đệ nhị năm 1985, đã khởi xướng lập ra bước chân rao gỉang Tin Mừng vào Chúa, đúng hơn là nhắc nhở làm sống động lại bước chân sống đức tin nơi người Trẻ, cùng cả nơi mọi người Công giáo, đã nhận lãnh từ ngày tiếp nhận Bí tích Rửa tội, qua những Đại Hội Giới Trẻ thế giới.

“Ngày Thế giới bạn trẻ sắp đến được phác hoạ như là một cuộc tái diễn lễ Ngũ Tuần. Thực vậy, từ một năm nay, các cộng đoàn Kitô hữu đã chuẩn bị bằng cách theo dõi chương trình trong sứ điệp về đề tài “Các con sẽ lãnh nhận sức mạnh của Thánh Linh, Đấng sẽ ngự xuống trên các con, và các con sẽ làm chứng cho Thầy” (Cv 1,8).

Đó là lời hứa của Chúa Kitô sau khi phục sinh với các môn đệ, và lời hứa này luôn duy trì tính cách hiện đại đối với Giáo hội: các môn đệ chờ mong và khẩn cầu Thánh Linh đến để ban sức mạnh làm chứng cho Chúa Kitô và Tin mừng.

Khi thổi lên cánh buồm của các thế hệ mới, Thánh Linh thúc đẩy họ tiến ra khơi lần nữa, từ thế hệ này sang thế hệ khác, để mang tin vui của tình yêu Chúa được mặc khải nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta.

Tôi chắc rằng từ khắp mọi miền trên trái đất, các người công giáo sẽ hợp ý với tôi và với các bạn trẻ họp tại Sydney như là trong nhà Tiệc Ly, khẩn nài Thánh Linh, xin đổ tràn xuống các tâm hồn, ánh sáng nội tâm, lòng mến Chúa và tha nhân, lòng can đảm sáng tạo tìm cách đưa sứ điệp vĩnh cửu của Chúa Giêsu vào các ngôn ngữ và các văn hóa đa dạng.” (Đức giáo Hoàng Benedictô 16, Kinh Truyền tin Chúa nhật 06.07.2008).

Đại Hội Giới trẻ Thế giới lần thứ 23, từ 15 - 20 Tháng Bảy 2008

Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 17.07.2008. 09:39