Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Bài giáo lý cho Giới Trẻ Việt Nam WYD 2008: “Sai đi làm chứng nhân”

§ +GM Giuse Đặng Đức Ngân

- English version

(Bài giáo lý do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, giám mục lạng Sơn, trình bày cho giới trẻ Việt nam nfày 18.07.2007 tại Sydney)

Các bạn trẻ rất thân mến,

Sau 2 ngày học giáo lý trong chương trình ngày Giới trẻ thế giới, hôm nay chúng ta gặp nhau ngày cuối với chủ đề: “Sai đi làm chứng nhân”

Chúng ta được sai đi vào thế giới: Chúa Thánh Thần, tác động chính yếu của sứ mạng truyền giáo.

“Anh em sẽ lãnh nhận sức mạnh khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên anh em; và anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8).

Chủ đề của ngày hôm nay là dịp để chúng ta nhìn lại hành trình đức tin của mình trong tư cách là người trẻ. Nếu hôm nay Chúa Giêsu hỏi chúng ta như đã từng hỏi các tông đồ xưa: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?” , không biết các bạn có lúng túng không ? có trả lời dễ dàng không? Chắc các bạn cùng tôi sẽ có câu trả lời rất thân thương: Chúng con sẽ nhờ Chúa Thánh Thần giúp chúng con trả lời: Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa. Trả lời rồi chúng ta muốn xác tín sự hiểu biết của mình là cùng tìm hiểu Chúa Thánh Thần là ai, và tại sao lại giúp chúng ta điều đó.

Chắc rằng trong 2 ngày qua, các bạn đã nghe quý Đức Cha đã trình bày về Chúa Thánh Thần là Thần Chân lý, đã dẫn dắt chúng ta trong cuộc hành trình sống đạo. Chúng ta với những công việc bổn phận khác nhau trong cuộc sống, nhưng cùng chung niềm tin, ngôn ngữ, với tâm hồn rộng mở quảng đại của người trẻ để bước vào thế giới góp phần là những chứng nhân của đức tin, tình yêu và sự phục vụ.

Để cảm nhận Chúa Thánh Thần chính là tác động chính yếu của sứ mạng truyền giáo, tôi muốn cùng các bạn lắng đọng tâm hồn để học hiểu về Chúa Thánh Thần:

1. Chúa Thánh Thần, ngôn ngữ của Đức Tin, Tình yêu và Phục vụ:

Vào ngày lễ Hiện Xuống tại Jerusalem, các tông đồ cùng cộng đoàn tiên khởi đang tụ họp với sự hiện diện của Mẹ Maria đã nhận được Chúa Thánh Thần. Đây là ngày mà Giáo hội bắt đầu sứ mạng của mình và được giới thiệu với thế giới. Rõ ràng một Dân tộc mới được tái sinh bởi cuộc khổ nạn Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Hình ảnh Giáo hội trong ngày khởi đầu giới thiệu với thế giới là một việc tạo dựng mới, nơi đó con người cùng một ngôn ngữ, cùng một niềm tin yêu và phó thác vào tình thương sáng tạo của Thiên Chúa. Trong Tông huấn Dominum et Vivificantem của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II, ngài đã viết: ”Thời đại của Giáo hội bắt đầu bằng việc”Chúa Thánh Linh ngự xuống” trên các tông đồ trong căn phòng trên lầu tại Jesuralem, cùng với Đức Maria, Mẹ Chúa Kitô. Thời đại của Giáo hội bắt đầu vào thời điểm khi những lời hứa và tiên báo đề cập hết sức rõ ràng về Đấng Phù Trợ, Thánh Thần Chân lý, bắt đầu được hoàn thành cách trọn vẹn và rõ ràng trên các Tông đồ, như thể xác định lúc Giáo hội chào đời…Chúa Thánh Thần là Đấng vô hình, nhưng một cách nào đó, người ta có thể nhận thức được. Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn, an ủi các tông đồ và các môn đệ, những người đã cảm thấy thấm thía bị bỏ mồ côi sau khi Chúa Giêsu đi khỏi. Nhờ Chúa Thánh Thần ngự xuống, các ngài cảm thấy đầy đủ sức mạnh, đồng thời cảm thấy có khả năng chu toàn sứ mệnh được ủy thác” .(25)

Chính lúc đó, các tông đồ và các môn đệ đã nhận được ơn đặc sủng của Thánh Linh, và như những tôi tớ trong Tin Mừng, các ngài được mời gọi truyền giáo bằng ngôn ngữ của đức tin, tình yêu và phục vụ. Thánh Linh đã ban cho các ngài sức mạnh, khả năng, để với sự thúc đẩy của Thánh Thần, các ngài thi hành sứ mệnh được trao phó. Đám đông đang hiện diện trước mặt các ngài đã rất ngạc nhiên và bỡ ngỡ vì nghe các tông đồ nói thổ ngữ của mình. Hình ảnh tháp Babel hiện về trong tâm trí chúng ta: khi con cái loài người không tìm được điểm chung của niềm tin và tình yêu trong phục vụ, mà chỉ là kèn cựa, ghen tỵ, nơi đó sẽ xuất hiện ngôn ngữ khác biệt mà họ sẽ không hiểu được nhau, không hiểu được trái tim, không hiểu được tâm hồn và dẫn đến sự cách biệt, rối loạn và phân rẽ. Tháp Babel là biểu hiện cho sự phân tán của lòng người và ngôn ngữ thế nào, thì dưới tác động của Chúa Thánh Thần, sự phân tán ngôn ngữ không còn cản trở vì giờ đây tất cả cùng nghe loan báo nhân danh Chúa, đó chính là sự hiệp nhất trong đức tin, trong tình yêu để vượt qua rào cản của ngôn ngữ và văn hóa để lắng nghe tiếng nói thì thầm của ngôn ngữ trái tim trong thế giới. Với tác động của Chúa Thánh Thần, khởi đầu từ Chúa Kitô, đến các tông đồ, đến Giáo hội, đến toàn thế giới trong ngôn ngữ chân lý và yêu thương.

Chính các bạn trẻ ngày hôm nay đang chứng kiến điều đó; dù là người Việtnam, nhưng hội nhập với những ngôn ngữ khác nhau nơi chúng ta đang sống, nhưng với ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta được mời gọi đến với nhau trong tin yêu với trái tim và nghị lực của người trẻ để cùng trình bày cho thế giới và cho nhau ngôn ngữ của đức tin và tình yêu đó để trở nên những chúng nhân cho Tin Mừng khổ nạn Phục sinh của Đức Giêsu Kitô

2. Chúa Thánh Thần, tác động chính yếu của sứ mạng truyền giáo:

Lời Chúa trong sách Tông đồ Công vụ đã viết: “Anh em sẽ lãnh nhận sức mạnh khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên anh em; và anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8). Chính nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần mà các tông đồ nhận được trong ngày lễ Ngũ Tuần khi đang cầu nguyện trong nhà Tiệc Ly, Thánh Phêrô cùng anh em lên tiếng công khai rao giảng về Chúa Kitô Phục sinh và Hiển thắng. Đó chính là giây phút thánh Phêrô cùng các tông đồ khởi đầu sứ mệnh truyền giáo theo lệnh truyền của Chúa Giêsu Ki tô: “…anh em sẽ là chứng nhân của Thầy”. Chúa Thánh Thần ngự xuống trong ngày lễ Hiện Xuống là một biến cố đặc biệt trong ngày Giáo hội bước ra với thế giới, nhưng ơn Chúa Thánh Thần không chấm dứt ngày lễ này, mà là khởi đầu cho một tiến trình lâu dài luôn nâng đỡ các tông đồ và các môn đệ trong những ngày đầu rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Kể cả khi các tông đồ bị bắt bớ và tống ngục, quyền năng của Chúa Thánh Linh trên các ngài mạnh đến mức: các ngài hiên ngang mạnh dạn khiến công nghị Do thái ngạc nhiên: vì biết các ngài là những người bình dân, thất học. Đây chính là một sự biến đổi lớn lao với các tông đồ, những người đã từng nghĩ mình can đảm đã vấp ngã trước cuộc thương khó của Thầy mình, đến mức trốn chạy, phản bội, chối Thầy… được chính Chúa Phục Sinh biến đổi qua Thánh Thần Thiên Chúa, các tông đồ đã được biến đổi để trở nên những người góp phần biến đổi thế giới.

Những tác động chính yếu của Chúa Thánh Thần trong sứ mạng truyền giáo trình bày Giáo lý Đức tin và Tình yêu của Giáo hội sơ khai có nhiều lắm: là hiệp thông trong tình huynh đệ và yêu thương, đến độ cùng đồng tâm nhất trí; là cộng đồng chia sẻ và sống đức ái, dám trao tài sản riêng của mình cho các tông đồ để phân phát cho nhau tùy nhu cầu mỗi người; thứ hai là hiệp thông theo giáo huấn của các tông đồ; thứ ba là hiệp thông trong sự bẻ bánh; thứ bốn là hiệp thông trong lời cầu nguyện. Chính tinh thần hiệp thông này mà người Do thái phải thốt lên: “Hãy xem họ yêu thương nhau biết chừng nào”.

Khi người trẻ chúng ta sống đức tin giữa các giáo xứ, cộng đoàn, gia đình, chắc chúng ta cũng cảm nhận được lời mời gọi này của Chúa Giêsu Kitô: “Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em” . Nhưng yêu thương thế nào luôn là một thách đố của đức tin và sự khám phá của người trẻ ngày nay. Yêu thương như mong muốn của Chúa Kitô, đó chính là sự dấn thân của người trẻ vào thế giới, môi trường mà mình đang hiện diện, với những khao khát tự do của người trẻ, khao khát tìm kiếm một tình yêu và niềm tin đích thực, khao khát góp phần tô điểm bộ mặt trái đất. Đã có những bạn trẻ thành đạt và tìm được chân lý, nhưng cũng có những bạn trẻ định hướng sai lý tưởng và hoài bão cuộc đời, có những bạn trẻ thất bại khi tự mình đi tìm một con đường loại trừ Thiên Chúa ra khỏi lý trí của mình. Đã có những bạn trẻ từ thất bại đến thất vọng và đi đến những quyết định sai lầm cho cả cuộc đời. Hãy nhìn các tông đồ là những người không già, và rất trẻ trong đức tin, chính họ đã từng tưởng rằng mình có thể thay đổi cả thế giới với khả năng riêng của mình, chỉ khi đối diện với thế giới của quyền lực và đối nghịch, họ mới cảm thấy chới với, tuy nhiên họ đã biết nhìn vào Đấng Phục Sinh, và Chúa Kitô đã ban Chúa Thánh Thần trên các Tông đồ để biến đổi các Ngài trở nên những con người nhận ra chính Chúa, nhận ra tiếng gọi của Chúa, nhận ra chương trình của Chúa để làm công việc của Ngài.

3. Chúa Thánh Thần với giới trẻ hôm nay:

Chúng ta nhớ lại lời của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI trong bài giảng bế mạc ngày Quốc tế Giới trẻ tại Cologne (Đức quốc), ngày 21/08/2005: “Các bạn hãy giúp nhân loại khám phá ánh sao dẫn đường đích thực là Đức Giêsu Kitô. Chính chúng ta cũng cần tìm hiểu về Người mỗi ngày một hơn để có thể dẫn đưa tha nhân tin tưởng đến với Người. Vì thế, nếu yêu mến Thánh Kinh là điều hệ trọng, thì am hiểu đức tin của Giáo Hội cũng hệ trọng không kém, bởi vì nhờ Giáo Hội, ta mới hiểu được ý nghĩa của Thánh Kinh”. Các bạn sẽ là chủ nhân của tương lai, là niềm hy vọng của Giáo Hội. Trước bao nhiêu khuynh hướng, trào lưu và thần tượng của thời đại, các bạn không được phép sai lầm khi lựa chọn tiêu chuẩn hướng dẫn hành động. Lời Chúa là Ánh Sáng duy nhất giúp các bạn trong sự lựa chọn có tính quyết định”.

Lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha đã giúp cho các bạn những người trẻ đang khao khát tìm kiếm chân lý đích thực. Chúng ta đã được Rửa tội trong Nước và Thánh Thần, nên được mời gọi sống theo lời mời gọi của Chúa Giêsu Kitô. Chúa Thánh Thần không chỉ nói khi chúng ta cầu nguyện, mà Ngài luôn bên chúng ta trong lịch sử nhân loại và lịch sự cuộc đời của mỗi người. Cho dù chúng ta có nhận ra Ngài hay không thì Ngài vẫn luôn có đó. Thánh Phaolô tông đồ trong thư gửi tín hữu Philipphê đã nói: “Thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy đem ra thực hành và Thiên Chúa là nguồn bình an sẽ ở với anh em” (Pl 4,8-9). Chúa Thánh Thần luôn đồng hành với thế giới và với mỗi người chúng ta, và giúp chúng ta nhận ra lời mời gọi của Chúa trong chương trình cứu độ của Ngài.

Nếu tâm tình của các bạn muốn hỏi Chúa Thánh Thần sẽ mời gọi bạn cộng tác gì trong sức mạnh và quyền năng của Ngài, chúng ta cùng suy tư nhé:

• Chúa Thánh Thần với Ngôn ngữ Đức Tin:

Có lẽ khi các bạn thắc mắc: thế nào là Ngôn ngữ đức tin; chúng ta cùng nhìn vào cuộc hành trình đức tin của các Tông đồ, các ông đã chọn Chúa Giêsu đã dám từ bỏ tất cả để theo Ngài, đã sống bên Ngài; mà sau này thánh Phêrô vẫn xin cùng Ngài: “Xin Thầy ban thêm Đức tin cho chúng con!”. Như vậy, đức tin là một Ơn ban của Thiên Chúa với khát vọng tìm kiếm của con người. Với người trẻ, đức tin được biểu lộ bằng Ngôn ngữ của Thiên Chúa. Chính ngôn ngữ mà Chúa Thánh Thần ban cho các Tông đồ ngày lễ Ngũ Tuần cũng là điều chúng ta cầu xin Ngài ban cho mỗi chúng ta, để có được Ngôn Ngữ là Lời của Chúa, là tiếng Chúa, là Ơn Ban của Chúa để giúp chúng ta tin mến và phụng thờ. Chính Ngôn ngữ Đức Tin này đã biến đổi các Tông đồ, các môn đệ thế nào, thì cũng xin biến đổi các bạn như vậy trong cuộc hành trình sống đạo hôm nay. Đó chính là sứ mạng truyền giáo của người trẻ trong cách thể hiện đạo nơi cuộc sống xã hội, giáo hội của mình. Trước khi về trời, chính Chúa Giêsu đã củng cố niềm tin cho các tông đồ, giúp các Ngài hiểu Thánh Kinh và trao sứ mệnh ra đi rao giảng tin mừng cho muôn dân, Ngài mời gọi các tông đồ cũng là mời gọi chúng ta: “…chính anh em sẽ là chúng nhân về những điều đó”(Lc 24,48). Ngôn ngữ của đức tin chính là cách thế biểu lộ cách sống động nhất về sức mạnh yêu thương cứu độ của Thiên Chúa. Mọi Kitô hữu được mời gọi bước theo Chúa Giêsu để được Người biến đổi và trở nên những chứng nhân Tin mừng cứu độ cho thế giới.

• Chúa Thánh Thần là Ngôn ngữ của Tình yêu:

Khi Chúa Giê su nói: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống cho người mình yêu” . Có lẽ các tông đồ cũng không hiểu hết lời của Ngài. Chỉ sau này khi chứng kiến cuộc khổ nạn và Phục sinh của Chúa Giêsu các Ngài mới cảm nhận và được Ơn Chúa Thánh Thần biến đổi để sống trọn vẹn lời mời gọi sống ngôn ngữ tình yêu đó. Các tông đồ từ những con người nhút nhát sợ hãi, sau khi được Ơn Thánh Thần, đã vui mừng hớn hở vì được chịu khốn khó vì Danh Chúa Giêsu Kitô, đó chính là giá trị của tình yêu lớn nhất, hơn chính bản thân mình để quy về tình yêu thương của Thiên Chúa. Ngôn ngữ tình yêu của Thánh Thần, không phải là sự lạm dụng sự tự do cá nhân về tình yêu nam nữ, tình yêu dục tính, tình yêu giả dối, tình yêu đổi chác. Mà là giá trị của tình yêu đích thực, tình yêu trao ban chính mình như chính Chúa Giêsu đã thực hiện cho mỗi người chúng ta. Đó cũng chính là khả năng của các bạn trẻ với Thiên Chúa, Giáo hội và thế giới.

• Chúa Thánh Thần là Ngôn ngữ của Phục vụ:

Có lẽ các bạn tự hỏi: chúng ta phải phục vụ thế nào? Bởi vì sự hiện diện của Kitô giáo ở trần gian này không phải là sự hiện diện của tự ti mặc cảm, mà chính chúng ta mang tới một tinh thần phục vụ vô vị lợi, đó chính là quyền năng giải phóng và cứu độ.

Trong sách Tông đồ công vụ, Thánh Phêrô và Thánh Gioan khi tới cửa đền thờ ở Bétsaiđa, ở đó có người ăn xin đã lên tiếng xin các ngài bố thí; nhưng Thánh Phêrô đã nói: “Vàng bạc thì tôi không có, nhưng cái tôi có, tôi sẽ cho anh, đó là: nhân danh Đức Giêsu Kitô người Nazareth, anh hãy đứng dậy mà đi” (Cv 3,6). Hình ảnh đó, chính là câu trả lời cho các bạn, hỡi các bạn trẻ từ các miền trên thế giới hội tụ ở đây, để hiệp nhất, để yêu thương như lời mời gọi của Chúa Giêsu và Thánh Thần của Ngài. Vàng bạc chúng ta chưa có, nhưng chúng ta có trái tim nhiệt huyết của người trẻ, nghị lực, tình yêu, niềm tin và sự khao khát sự thiện nơi người trẻ, là những người với Ơn Chúa giúp thay đổi thế giới.

Nhưng các bạn trẻ hãy cẩn thận, hãy nghe lời thân thương của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Hãy coi chừng cơn cám dỗ muốn ta lẫn lộn việc canh tân Giáo hội với việc biến cải xã hội. Ngày càng có nhiều người cho rằng xã hội được xây dựng trên tiền bạc”. Chính điều đó, sẽ là sự nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống đức tin và cuộc đời. Đó cũng là tâm tình của Hội Đồng Giám mục Việt-Nam trong thư Mục vụ năm 2000 đã viết: “Vì Chúa Giêsu đồng hoá mình với những ai nghèo đói, tật nguyền, bị gạt ra ngoài lề xã hội (x. Mt 25,31-46), chúng ta hãy dấn thân phục vụ cách thiết thực những người khốn khổ bần cùng. Họ là những trẻ em nghèo hiếu học cần trợ giúp để có thể tiếp tục học; những phụ nữ bị ngược đãi trong gia đình hay bị lạm dụng ngoài xã hội cần được tôn trọng nhân phẩm; những người cao tuổi bị bỏ rơi cần được chăm sóc và ủi an; những đồng bào dân tộc thiểu số cần được đối xử công bằng và được giúp đỡ để thăng tiến trong mọi lĩnh vực; những người bỏ nông thôn ra thành thị bị bóc lột sức lao động cần được bênh vực và che chở; các nạn nhân của tệ nạn xã hội cần được thông cảm và được giúp đỡ trở về cuộc sống bình thường; những nạn nhân thiên tai cần có ngay miếng cơm manh áo để vượt qua cơn thử thách. Phục vụ họ như thế không phải chỉ là đòi hỏi tự nhiên của tình người, mà còn là món nợ của lòng bác ái Kitô giáo (x. Rm13,8) vì mỗi lần làm như thế là chúng ta làm cho chính Chúa Giêsu vậy” (x. Mt 25, 40).

Các bạn trẻ rất thân mến,

Để kết thúc bài giáo lý này, xin mời gọi các bạn lắng nghe tâm tình của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI yêu quý của chúng ta: “ Cách đặc biệt, Cha bảo đảm với các con rằng Thần Khí của Chúa Giêsu ngày nay đang mời gọi giới trẻ các con mang Tin mừng của Ngài tới các bạn đồng trang lứa với các con. Người lớn thường gặp khó khăn khi tới gần thế giới người trẻ do không hiểu biết đầy đủ và khó thuyết phục các con; đó có lẽ là một dấu chỉ cho thấy Thần Khí thúc ép chúng con – chính người trẻ - phải lãnh nhận trách nhiệm loan báo Tin mừng cho người trẻ. Các con biết rõ những lý tưởng, những ngôn ngữ, và cả những vết thương, những mong đợi và lòng khao khát điều tốt đẹp mà các bạn trẻ ở tuổi các con đang ấp ủ. Một thế giới mênh mông những tình cảm, công việc, học hành, mơ ước và cả đau khổ của người trẻ… đang chờ đợi các con… Nhưng để đạt được mục đích này, các bạn trẻ thân mến, các bạn hãy nên thánh và nên những nhà truyền giáo, bởi vì không bao giờ chúng ta có thể tách sự thánh thiện ra khỏi việc truyền giáo (x. Redemptoris missio, số 90). Các con đừng sợ trở nên những nhà truyền giáo thánh thiện như Thánh Phanxicô Xavie, người đã rảo khắp vùng Viễn Đông rao giảng Tin Mừng tới sức cùng lực kiệt, hay như Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, là nhà truyền giáo mặc dầu chưa bao giờ bước chân ra khỏi Dòng Kín Cát Minh; cả hai vị này đều là “Quan Thầy của các Xứ Truyền giáo”. Các con hãy sẵn sàng dấn thân để rọi sáng thế giới bằng chân lý của Chúa Kitô; để sẵn sàng lấy tình yêu đáp trả mọi hận thù và mọi khinh rẻ sự sống; để công bố niềm hy vọng của Chúa Kitô phục sinh trên khắp hoàn cầu”.(Sứ điệp ngày Quốc tế Giới Trẻ).

Chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Thần ban ơn xuống trên tất cả chúng ta, đặc biệt trên các bạn trẻ, để có “một Lễ Hiện Xuống mới” trong tâm hồn của mỗi bạn; để chúng ta trở về với bổn phận trách nhiệm nhưng mang trong tâm hồn ngọn lửa của Chúa Thánh Thần, góp phần xây dựng Giáo hội địa phương, xã hội mà các bạn đang hiện diện với sự hiệp nhất yêu thương và Ơn thánh Chúa từ Ngày Giới trẻ thế giới này. Xin cho các bạn trở nên những nhà truyền giáo mới rao giảng Danh Chúa bằng chính nhiệt huyết, niềm tin, tình yêu và sự phục vụ của giới trẻ Việt-Nam trên mọi nẻo đường của cuộc sống, với tâm tình:

“Trong niềm hân hoan vì được yêu thương và được cứu độ, ta hãy hăng hái ra đi làm chứng về tình yêu thương của Thiên Chúa: Hãy đem Tin Mừng đến cho những người nghèo khổ, đem niềm hy vọng đến cho những người thất vọng, đem niềm tin đến cho những người chưa tin, đem niềm vui đến cho những người sầu khổ, đem tình yêu đến cho những người bị loại trừ, đem sự hòa giải đến cho những người đang thù oán, đem sự giải thoát đến cho những người bị mặc cảm, đem sự kính trọng đến cho những người bị khinh khi, đem ơn cứu độ đến cho tất cả mọi người”. (Thư Chung HĐGM VN, 2000).

Xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành với các bạn, là sức mạnh, là tình yêu, là niềm tin, là nghị lực, là hạnh phúc trong sứ mệnh truyền giáo người trẻ ngày nay. Xin cám ơn các bạn đã lắng nghe.

+ GM Giuse Đặng Đức Ngân

WYD 2008 Catechesis for Vietnamese: “Sent to be my witnesses”

(Catechis for Vietnamese by Bishop Joseph Đang Đức Ngân, bishop of Lang Son, on 18 July, 2008 at Whitlam Centre Liverpool).

Dear young friends,

After two days in the World Youth Day Catechesis program, today we gather here on the last day to share and learn on the topic “Sent to be my witnesses”.

“You will receive power when the Holy Spirit has come upon you; and you will be my witnesses” (Acts 1:8).

Today’s theme is a good opportunity for us to have a good retrospect on our journey of faith as young people. Should Jesus Christ ask us right now the same question He asked the Apostles: “Who do you think that I am?” how do you respond? Is it easy for you to have an immediate reply? Probably you and I will have a lovely answer: we will ask the Holy Spirit for the right one: “You are Christ, Son of God”. Having said that, we would like to dig into our conviction: Who is the Holy Spirit? Why He helps us to have a right answer?

During the last two days, probably you already learned from the bishops that the Holy Spirit is the God of Truth, who leads us in our journey of faith. We, despite various duties in our life, share the same faith, same language, are called to open our heart generously to listen to Him, to be witnesses of our faith, our love, and our services.

Let us be at peace listening and pondering why the Holy Spirit is the principal agent of mission.

1. The Holy Spirit: the language of faith, love, and service.

On the day of the Pentecost in Jerusalem, the Holy Spirit came down upon the praying disciples of Jesus Christ and Mary. On that very day, the Church was introduced to the world and began her mission. A “new People” was born from the death and the resurrection of Jesus Christ. It is a new creation where every one shared the same language, the same conviction, and the same trust on the creative love of God. In “Dominum et vivificantem” (Encyclical Letter on the Holy Spirit in the Life of the Church), Pope John Paul II wrote:

The era of the Church began with the "coming," that is to say with the descent of the Holy Spirit on the Apostles gathered in the Upper Room in Jerusalem, together with Mary, the Lord's Mother. The time of the Church began at the moment when the promises and predictions that so explicitly referred to the Counselor, the Spirit of truth, began to be fulfilled in complete power and clarity upon the Apostles, thus determining the birth of the Church... the Holy Spirit assumed the invisible-but in a certain way "perceptible"-guidance of those who after the departure of the Lord Jesus felt profoundly that they had been left orphans. With the coming of the Spirit they felt capable of fulfilling the mission entrusted to them (25).

At that moment, the Apostles and disciples received the grace of the Holy Spirit, and as servants of Good News, they were called to be missionaries with the language of faith, of love, and of sincere service. The Holy Spirit empowered them with strength and capability, and, with the inspiration of the Holy Spirit, they began to fulfil the mission entrusted to them. The crowd in front of them was surprised and bewildered when they saw the disciples speaking their own native languages. The image of Babel tower comes to our mind: when the children of earth cannot figure out the common point of faith and love in service, they see nothing but envy and jealousy. Then comes the confusion of language, so confused that they cannot understand each other. This ultimately leads to diversity, unrest, and dispersion. If the Babel tower is a symbol of confusion and dispersion, then the Holy Spirit is the symbol of understanding and union. In the Holy Spirit the confusion of language is no longer a barrier as we all listen to the proclamation of Good News on behalf of Christ. The union in faith and in love helps us overcome the barriers of language and culture and allows us to listen to the whisper of the language of heart in the world. In the Holy Spirit, from Jesus Christ, the Apostles, and the Church, a new language of truth and love have been continually spreading all over the world.

My dear young friends, you are witnessing that. Despite difficulties to understand your mother tongue, as you are living overseas and integrated well into the native culture where you are living, with the grace of the Holy Spirit, you come here full of faith, love, and the strength of youth so that altogether we can present to the world and to ourselves the death and the resurrection of Jesus Christ, our Lord, in a language of faith and love.

2. The Holy Spirit: the principal agent of mission.

“You will receive power when the Holy Spirit has come upon you; and you will be my witnesses” (Acts 1:8).

It was the strength endowed on them by the Holy Spirit on the day of Pentecost with which Peter and other Apostles had the courage to publicly proclaim the Resurrection and the Glorious Victory of our Lord Jesus Christ. It was the very moment Peter and other Apostles began the mission entrusted on them by Jesus Chirst: “You are my witnesses”. The descent of the Holy Spirit on the Apostles on the day of Pentecost is an extraordinary event on the first day the Church reached out to the world. However, the Holy Spirit did not stop pouring out His grace on the Church since that day. It is just the beginning of a long-term process in which the Holy Spirit has continually supported the Apostles and disciples on their mission to proclaim the Good News to the world. The power of the Holy Spirit in them was so strong that their boldness, even in persecution and in jails, surprised the Jewish assembly who perceived them to be uneducated, ordinary men. It was a great transformation in the Apostles who had thought that they were so strong but soon found in the Passion of Christ their faith so shaken that they betrayed, denied and ran away from their Master. The Christ of Resurrection transformed them through the Holy Spirit to be new people that could help to transform the world.

There were so many works of the Holy Spirit in the mission of the early Church: the union in the brotherhood and love, they were so united that they agreed with each other in everything, they had all things in common, they would sell their property and possessions and divide them among all according to each one's need; secondly, the communion in teaching of the Apostles; thirdly, the communal life in the breaking of the bread; and the communion in the prayers. That spirit of communion made people say: “Look how they love each other”.

When we, young people, live up our faith in our parish, our community, our family we will experience a call from Jesus Christ: “Love one another as I love you”. How to love is always a challenging question of faith that we need to discover. Love as instructed by Jesus Christ requires an active commitment to the world, to the environment where we are living with an aspiration for freedom, a thirst for real love and authentic faith, and a desire to beautify the surface of the earth. There are many young successful people who have been eagerly seeking for the truth and have arrived. But, there are also many who disorient their ideals and aspirations and ultimately fail as they try seeking a way in which God is excluded from their reason. There are so many who jump from failures to disappointment and finally make wrong decisions in their life. Look at the Apostles. They were not old and so young in their faith. They themselves had thought that they could change the world solely by their own ability, and only discovered their weakness when confronted with earthly power and defiance. However, they knew how to gaze upon The Resurrected Christ, and Christ bestowed the Holy Spirit on His disciples to transform them into new people who can recognise Him, His calls, and His plans in order to carry out his works.

3. The Holy Spirit and Youth Today.

Let us recall the appeal from Pope Benedict XVI in his homily at the closing Mass of the World Youth Day in Cologne (Germany) on 21st of August, 2005:

“Help people to discover the true star which points out the way to us: Jesus Christ! Let us seek to know him better and better, so as to be able to guide others to him with conviction.

This is why love for Sacred Scripture is so important, and in consequence, it is important to know the faith of the Church which opens up for us the meaning of Scripture”

You will be the owner of the future, and the hope of the Church. In the wake of so many tendencies, movement, and idols of our times, you are not allowed to make mistake on criteria that guide our life. The Gospel is the only Light that guides you in critical decisions.

The Pope’s appeal helps young people who are seeking for the truth. We were baptised in the Holy Spirit and were called to live our lives according to the teaching of Jesus Christ. The Holy Spirit does not only speak when we pray. He always is with us in the course of history of the world and of our lives. He always is there regardless whether we recognise Him or not. In the letter to Philippians, St. Paul writes:

“Brothers, whatever is true, whatever is honourable, whatever is just, whatever is pure, whatever is lovely, whatever is gracious, if there is any excellence and if there is anything worthy of praise, think about these things. Keep on doing what you have learned and received and heard and seen in me. Then the God of peace will be with you” (Pl 4:8-9)

The Holy Spirit always accompanies the world and each of us to guide us to recognise the call of Lord in the salvic plan of God.

Should you want to ask the Holy Spirit what He wants you to cooperate in His strength and power, let us ponder deeper.

3.1 The Holy Spirit and the language of faith:

You may wonder: what is the language of faith? Let us look at the journey of faith of the Apostles. They chose Jesus Christ and dared to leave everything behind to follow Him. Even so, St. Peter kept asking Jesus for more faith: “Please give us more faith”, he asked.

Faith, therefore, is a grace that God bestow on us for our searching aspiration. Faith must be expressed in the language of God, the language that the Holy Spirit granted to the Apostles on the day of Pentecost, the same language we are asking for, the language of the Word of God, the voice of the Lord, the Grace from God to help us believe, love and worship Him. We pray that in our earthly journey, the language of faith will transform us on the same way as it did in the Apostles, and grant us the strength to fulfil our mission: live up our faith in our society, in our Church. Before ascending to Heaven, Jesus Himself consolidated the faith of the Apostles, helped them to understand Sacred Scripture, and entrusted to the Apostles the mission to proclaim the Good News to all nations. The mission that Jesus entrusted to the Apostles is also the mission that Jesus entrusts to us today: “You are witnesses of these things” (Lk 24:48). The language of faith is the most living expression of the power of the salvic love in which each Christian is called to follow Christ, to let Him transform self in to witnesses of the Salvic Good News for the world.

3.2 The Holy Spirit is the language of love:

When Jesus Christ said: “No other love is higher than the love in which one offer his own life for whom he loves,” probably the disciples did not understand fully these words. But once they witnessed the Passion, and the Resurrection of Jesus Christ, they began to appreciate and through the Holy Spirit they were transformed to live up bravely the language of love. From the men full of fears, the Apostles became joyful when they were persecuted for Christ's sake. It is the love that is higher than one’s life, a love that has its orientation towards God. The language of love from the Holy Spirit is not the misuse of freedom in the love between man and woman, nor sexual love, fake love or love of exchange. It is the real love, self-offering love as Jesus did for each of us. That is the love, you, my young friends, can offer to God, His Church, and the world.

3.3 The Holy Spirit is the language of service:

You may wonder: how should I serve? Christians reach out to the world not with the inferiority complex but with the spirit of service. This is the power of liberation and salvation.

In the Book of Acts, when St. Peter and St. John arrived at the gate of the temple of Bethsaida, a beggar asked them for alms, St. Peter told him: “I have neither silver nor gold, but what I do have I give you: in the name of Jesus Christ the Nazarene, rise and walk.” That image is the answer for you, my dear young friends, gathering here from all around the world, to be united, to love as called by Jesus and His Holy Spirit. We have neither silver nor gold, but we do have a young heart full of enthusiasm, love, energy, faith and the aspiration of goodness. With the grace from God we can transform the world.

But be careful! Let us listen to our dear Pope John Paul II: “Be aware of the temptation to mix up between the renewal of the Church and the revitalization of society. More and more people believe that the society must be built on the wealthness”. We need to remember that in our journey of faith and in our daily lives. In the same direction, the Vietnamese Conference of Catholic Bishops (VCCB) wrote in its pastoral letter in 2000: “As Jesus assimilates Himself to the poor, the hungry, the disabled, the marginal (cf. Mt 25:31-46), let us commit ourselves to practical services for the wretched, and the poor. They are children wishing to receive education who need our supports in order to keep studying. They are women mistreated in family and abused in the society whose dignity must be respected. They are abandoned elder people who need to be cared and comforted. They are ethnical minorities who need to be treated fairly and granted opportunities to develop in all aspects. They are peasants left their villages for cities who need to be defended and protected. They are victims of social crimes who need to be understood and helped to return to normal lives. They are victims of natural disasters who need aids to overcome their challenges. Serving them is not only the requirement of human fellowship but also of the Christian love (cf Rm 13:8). Each time we did that, we did for Christ Himself” (cf. Mt 25:40).

My dear young friends,

In conclusion, I invite you to listen to our beloved Pope Benedict XVI:

“In particular, I assure you that the Spirit of Jesus today is inviting you young people to be bearers of the good news of Jesus to your contemporaries. The difficulty that adults undoubtedly find in approaching the sphere of youth in a comprehensible and convincing way could be a sign with which the Spirit is urging you young people to take this task upon yourselves. You know the ideals, the language, and also the wounds, the expectations, and at the same time the desire for goodness felt by your contemporaries. This opens up the vast world of young people’s emotions, work, education, expectations, and suffering... Each one of you must have the courage to promise the Holy Spirit that you will bring one young person to Jesus Christ in the way you consider best, knowing how to “give an explanation to anyone who asks you for a reason for your hope, but do it with gentleness and reverence” (cf. 1 Pet 3:15).

In order to achieve this goal, my dear friends, you must be holy and you must be missionaries since we can never separate holiness from mission (cf. Redemptoris Missio, 90). Do not be afraid to become holy missionaries like Saint Francis Xavier who travelled through the Far East proclaiming the Good News until every ounce of his strength was used up, or like Saint Thérèse of the Child Jesus who was a missionary even though she never left the Carmelite convent. Both of these are “Patrons of the Missions”. Be prepared to put your life on the line in order to enlighten the world with the truth of Christ; to respond with love to hatred and disregard for life; to proclaim the hope of the risen Christ in every corner of the earth.” (Message for the World Youth Day 2008).

We invoke the Holy Spirit that God will gift each one of us, especially the young ones, “a new Pentecost” in our hearts, so that when we return to our daily duties, we bring with us a fire of the Holy Spirit in our heart, an enthusiasm to contribute to the local Church, to the society we are living with union, love, and God’s grace.

May you be new missionaries who proclaim our Lord’s Holy Name with full of enthusiasm, faith, love and the service of Vietnamese youths in each section of lives in the spirit described

in the VCCB’s pastoral letter in year 2000 “In the joyfulness of being loved and saved, let we reach out eagerly to the world to be witnesses of God’s love: Let us bring the Good News to the poor, hope to the hopeless, faith to the unbelieved, happiness to the unhappy, love to the excluded, reconciliation to the hatred, liberation to those with inferiority complex, respect to the unrespected, and the salvation to all people.”

May the Holy Spirit be with you always. May He be the strength, the love, the faith, the energy in the mission of youth today. Thanks for your listening.

+ Bishop Joseph Đặng Đức Ngân

(Translated in to English by VietCatholic Network)

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 17.07.2008. 17:43