Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

NSY04. Đức Thánh Trinh Nữ Sinh Ra

Chúng ta hãy hoan hỉ mừng ngày sinh của Đức Nữ Vương và Mẹ chúng ta, ngày đó làm cho Thiên đàng chan chứa niềm vui, trái đất tràn đầy hy vọng và hoả ngục run giùng khiếp sợ. Cuối cùng, chúng ta hãy nhìn xem “người nữ uy hùng”, người được tiền định làm Mẹ Đấng Messia!

Bản in Đọc tiếp 06.08.2007. 17:08

NSY03. Của Hồi Môn của Đức Maria Vô Nhiễm

I. Vào ngày Thụ Thai Vô Nhiễm, Đức Maria đã lãnh nhận một của hồi môn lộng lẫy qua việc giữ những bổn phận trác việt và phẩm chức khôn sánh: chức Mẹ Thiên Chúa. Rồi Mẹ đã lãnh nhận kho tàng ân sủng, nó làm cho Mẹ nên Đấng Đồng Công Cứu Chuộc nhân loại, nên người góp phần vào công cuộc cứu chuộc chúng ta.

Bản in Đọc tiếp 06.08.2007. 17:06

NSY02. Hoài Thai Vô Nhiễm Và Hiệp Lễ

Sự hoài thai Vô Nhiễm của Đức Maria đã được tiên báo ngay trong vườn địa đàng. Đức Thánh Trinh Nữ là người nữ đã dùng gót chân đạp dập đầu con rắn hoả ngục. Thiên Chúa, khi tạo dựng Đức Maria Vô Nhiễm, đã ghi một chiến thắng vĩ đại trên thần dữ, tái lập chủ quyền Ngài trên trái đất và trở lại với cuộc sáng tạo như chủ tể!

Bản in Đọc tiếp 06.08.2007. 17:05

NSY01. Đức Maria, Mẹ của những người Tôn Thờ Thánh Thể

I. Nếu chúng ta không ở dưới sự che chở của Mẹ, chúng ta có thể nghi ngờ sự bền đỗ và ơn cứu rỗi của chúng ta. Ơn gọi của chúng ta gắn liền cách đặc biệt với việc phục vụ Vua các vua, càng khiến chúng ta có bổn phận phải cậy nhờ Mẹ hơn. Chúa Giêsu là vua Thánh Thể và ngài chỉ muốn đào tạo những người phục dịch trong triều đình của Ngài, cho nên chính những người ấy phải qua thời gian thực tập. Người ta cần phải trải qua thời gian học phục vụ trước khi ra mắt nhà Vua! Do đó Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta Mẹ Ngài để làm Mẹ và làm mô phạm cho những người tôn thờ. Theo ý kiến chung, Ngài đã để Mẹ Ngài lại trên trần gian thêm khoảng hai mươi năm, để chúng ta có thể học được từ nơi Mẹ việc tôn thờ Ngài cách hoàn hảo. Cuộc sống ấy đẹp biết bao! – Hai mươi năm trôi đi trong việc tôn thờ! Khi suy nghĩ về tình yêu của Chúa Giêsu đối với Mẹ Ngài, chúng ta hết sức ngạc nhiên không hiểu sao Ngài lại đồng ý chia tay với Mẹ. Có phải vì Đức Thánh Trinh Nữ chưa hoàn hảo đủ không? Có phải vì Mẹ chưa chịu đau khổ đủ, trong khi Mẹ là người đã chịu đựng đau khổ trên đồi Can-vê hơn tất cả các thụ tạo hợp một? A! phải rồi, Mẹ thực sự đã chịu biết bao đau khổ! Nhưng ích lợi của phép Thánh Thể cần đến sự hiện diện của Mẹ. Chúa Giêsu đã không muốn ở lại một mình trong phép Thánh Thể, mà không có sự hiện diện của Mẹ Ngài. Ngài không muốn những giờ phút đầu tiên cho việc tôn thờ Thánh Thể lại được uỷ thác cho những người tôn thờ tầm thường, những người không biết thế nào là tôn thờ cho xứng đáng. Các Tông đồ buộc phải lo việc cứu rỗi các linh hồn, không thể có đủ thời giờ tôn thờ Thánh Thể. Mặc dù tình yêu muốn gắn bó họ với Đền Tạm, nhưng các bổn phận tông đồ của họ lại khiến họ đi khắp nơi. Đối với các Kitô hữu sơ khai giống như con trẻ vẫn còn nằm trong nôi, cần có một người mẹ để dưỡng dục, một mẫu gương để họ bắt chước, Chúa Giêsu đã để lại cho họ chính người Mẹ Thánh của Ngài.

Bản in Đọc tiếp 06.08.2007. 17:03

Người say yêu Thánh Thể

Pierre-Julien_Eymard.jpg

Tác giả: Thánh Pierre-Julien Eymard
Người dịch: Đức Phương & Đức Nguyên SSS

Người say yêu Thánh Thể
31 Bài suy niệm về Đức Mẹ Thánh Thể

31 Bài suy niệm về Đức Mẹ Thánh Thể

Ngày 30.12.1905, Đức Thánh Cha Piô X đã tự tay viết lời nguyện: “Domina nostra Sanctissimi Sacramenti, ora pro nobis” (Lạy Đức Mẹ Thánh Thể, xin cầu cho chúng con), và đã ban ân xá 300 ngày cho tín hữu nào đọc lời nguyện đó.

Bản in Đọc tiếp 06.08.2007. 16:49

Hướng dẫn đọc tông huấn Sacramentum Caritatis (Bí tích Tình yêu)

Ngay trong phần nhập đề của Tông huấn Sacramentum Caritatis (Bí tích Tình yêu), ĐGH Bênêđictô XVI mời gọi chúng ta đi vào trọng tâm của Mầu nhiệm. Tông huấn này cho chúng ta một nội quan mới về Bí tích Thánh Thể để chúng ta có thể sống bí tích này như Chúa Kitô và Giáo Hội mong muốn.

Bản in Đọc tiếp 08.07.2007. 12:01

Tông Huấn Sacramentum Caritatis (5)

KẾT LUẬN

94. Anh chị em thân mến, Thánh Thể là cội rễ của mọi hình thức thánh thiện, và mỗi người chúng ta được kêu gọi đến đời sống viên mãn trong Thánh Thần. Biết bao nhiêu vị thánh đã thăng tiến trên con đường thánh thiện nhờ vào lòng sùng kính Thánh Thể ! Từ thánh Inhaxiô thành Antiôkia đến thánh Augustinô, từ thánh Antôn Tu viện trưởng đến thánh Bênê-đíctô, từ thánh Phanxicô thành Assisi đến thánh Tôma Aquinô, từ thánh Clara thành Assisi đến thánh Catarina thành Siena, từ thánh Paschal Baylon đến thánh Peter Julian Eymard, từ thánh Anphongsô Ligori đến chân phước Charles de Foucauld, từ thánh Gioan Maria Vianê đến thánh Têrêsa thành Lisieux, từ thánh Piô Pietrelcina đến chân phước Têrêsa thành Calcutta, từ chân phước Piergiorgio Frassati đến chân phước Ivan Mertz, trưng dẫn một số ít trong vô số danh tánh để thấy rằng trung tâm của sự thánh thiện luôn luôn được tìm thấy nơi Bí tích Thánh Thể.

Bản in Đọc tiếp 24.05.2007. 10:28

Tông Huấn Sacramentum Caritatis (4)

PHẦN THỨ BA
THÁNH THỂ, MẦU NHIỆM ĐỂ SỐNG

Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi,
và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào,
thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy
” (Ga 6,57).

Khuôn mẫu Thánh Thể của đời sống kitô hữu

Việc phượng tự thiêng liêng – logiké latreía (Rm 12,1)

Bản in Đọc tiếp 24.05.2007. 10:28

Tông Huấn Sacramentum Caritatis (3)

PHẦN THỨ HAI
THÁNH THỂ, MẦU NHIỆM ĐƯỢC CỬ HÀNH

"Thật, tôi bảo thật các ông :
không phải ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu;
mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời,
bánh đích thực
" (Ga 6,32)

Luật cầu nguyện (lex orandi) và luật đức tin (lex credendi)

34. Thượng Hội Đồng Giám Mục đã suy tư thấu đáo mối liên hệ nội tại giữa đức tin Thánh Thể và cử hành Thánh Thể, làm nổi bật sự nối kết giữa qui luật cầu nguyện (lex orandi) và qui luật đức tin (lex credendi), và nhấn mạnh vị trí hàng đầu của hành động phụng vụ (actionis liturgicae). Thánh Thể cần được cảm nghiệm như một mầu nhiệm đức tin, được cử hành một cách chân thực và với một ý thức rõ ràng rằng “sự hiểu biết của đức tin (intellectus fidei) liên hệ chặt chẽ với hành động phụng vụ của Hội Thánh”[1]. Trong lãnh vực này, suy tư thần học không bao giờ có thể bỏ qua trật tự bí tích do chính Chúa Giêsu thiết lập. Mặt khác, không quan tâm đến mầu nhiệm đức tin thì hành động phụng vụ cũng không thể có được cái nhìn bao quát. Đức tin của chúng ta và phụng vụ Thánh Thể, cả hai đều bắt nguồn từ cùng một biến cố : đó là Đức Kitô tự hiến chính mình trong Mầu nhiệm vượt qua.

Bản in Đọc tiếp 24.05.2007. 10:28

Tông Huấn Sacramentum Caritatis (2)

PHẦN THỨ NHẤT
BÍ TÍCH THÁNH THỂ, MẦU NHIỆM MÀ CHÚNG TA TIN

“Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Ngài đã sai đến” (Ga 6,29).

Niềm tin vào Bí tích Thánh Thể của Hội Thánh

6. “Cao cả thay mầu nhiệm đức tin !”. Với lời kêu gọi ngay sau những lời truyền phép, vị chủ tế công bố mầu nhiệm được cử hành và biểu lộ sự kinh ngạc của mình trước sự biến thể từ bánh rượu thành Mình và Máu Đức Kitô – một thực tại vượt quá trí hiểu của con người. Thực vậy, Bí tích Thánh Thể là “Mầu nhiệm đức tin” trong nghĩa tuyệt đối : “là tóm tắt và tổng hợp của đức tin chúng ta”[1]. Đức tin của Hội Thánh trong bản chất là niềm tin Thánh Thể và được nuôi dưỡng cách đặc biệt nơi bàn tiệc Thánh Thể. Đức tin và các bí tích là hai phương diện bổ túc cho nhau của đời sống Hội Thánh. Qua việc công bố Lời Chúa, đức tin được nuôi dưỡng và lớn lên nhờ việc gặp gỡ đầy ân sủng với Chúa Phục Sinh, việc gặp gỡ này được thực hiện trong các bí tích. “Đức tin biểu lộ qua nghi thức và nghi thức củng cố đức tin cách vững chắc”[2]. Vì thế, bí tích Bàn Thờ luôn là trung tâm của đời sống Hội Thánh ; “nhờ Bí tích Thánh Thể, Hội Thánh luôn được tái sinh cách mới mẻ”[3]. Niềm tin vào Bí tích Thánh Thể càng sống động trong Dân Chúa, thì sự tham dự của họ vào đời sống Hội Thánh càng sâu xa nhờ gắn bó cách kiên vững vào sứ vụ do chính Đức Kitô trao phó cho các môn đệ của Người. Điều này đã được lịch sử Hội Thánh minh chứng. Mọi cuộc canh tân, một cách nào đó, đều liên kết với sự tái khám phá đức tin vào sự hiện diện của Chúa giữa Dân Người trong Bí tích Thánh Thể.

Bản in Đọc tiếp 24.05.2007. 10:28