Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Yêu thương là cách duy nhất để hiểu biết Thiên Chúa

§ Tú Nạc

Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm C
(Acts 14: 21-27; Psalm 145; Revelation 21: 1-5; John 13: 1, 31-33, 34-35)

Để giống như một môn đệ của Chúa Giê-su Ki-tô ở thế kỷ thứ nhất trong thời đại chúng ta đó là gì? Chúng ta quen là một tín đồ Ki-tô giáo dễ dãi và thoải mái để chúng ta có thể không đủ năng lực đánh giá cuộc đấu tranh, hy sinh và thiết tha đối với sự quan phòng thiêng liêng mà đã được biểu lộ ở những Ki-tô hữu đầu tiên.

Trong Tin Mừng của mình và Sách Tông đồ Công vụ, Thánh Lu-ca không ngớt nhấn mạnh đến sự cần thiết và cắt đứt mối lên kết giữa đau khổ, ngược đãi và phần thưởng hứa hẹn để được bước vào Vương quốc của Thiên Chúa. Nhưng điều này không phải là nỗi thống khổ vô cớ hoặc sự khổ dâm. Những tín hữu ban đầu này đã không có một nơi cư trú an toàn trong xã hội và lối sống của họ hoàn toàn chạy trốn chống lạ những giá trị văn hóa đương thời. Tất cả những điều này đã đặt họ vào một quá trình diễn biến xung đột với việc thành lập và khả kháng thường dẫn đến một tiến trình bạo lực và tội ác chết người.

Thánh Phao-lô và những đồng sự của mình đã làm việc không ngừng trong những điều kiện khó khăn để thiết lập những cộng đồng trên khắp Địa Trung Hải. Nhưng điều quan trọng hơn là họ đã lao động thậm chí tích cực hơn để cổ vũ, động viên những tín hữu trong các cộng đồng này đừng từ bỏ. Trong một số phương cách – không phải là tất cả - bối cảnh của chính chúng ta cũng tương tự. Có nhiều điều cản trở làm chúng ta nản chí. Cho dù những vụ xúc phạm đến luân thường đạo lý, những thảm họa kinh tế và chính trị hoặc những hậu quả đồi bại và suy thoái về đạo đức và của chủ nghĩa duy vật và những khía cạnh chống lại Thiên Chúa thuộc nền văn hóa của chúng ta. Sự đau khổ này cùng với ý nghĩa và mục đích là chịu đựng, nhất là khi nó phải chịu đau khổ cùng với những người khác. Chúng ta cần phải nghe nhiều hơn từ những nhà lãnh đạo giáo hội và trên bục giảng. Nhưng thậm chí còn hơn thế, chúng ta cần một món quà nữa với niềm hy vọng và khuyến khích hơn là sự đầu hàng để dẫn đến tiêu cực và tuyệt vọng.

Đoạn trích mô tả tổ tiên của Tân Jerusalem quen thuộc nhất trong bối cảnh nghi thức tang lễ. Nhưng trong bối cảnh nguyên thủy của nó không nói đến một cách căn bản về cuộc sống trong tương lai mà chỉ nói một phong cách hoàn toàn mới và thay đổi về sự tồn tại con người trên hành tinh Trái Đất. Nó thể hiện sự kính trọng bằng lễ kỷ niệm uy quyền của Thiên Chúa bộc lộ trong sự sáng tạo mới của Người. Những tín hữu đã tâm niệm một cách thiên khải đã đoán trước một Trái Đất biến đổi – đặc biệt xã hội loài người – mà sẽ phản chiếu qua gương công lý và lòng trắc ẩn của Thiên Chúa chứ không phải tính tham lam, sợ hãi và bạo lực của con người. Nhưng việc chuyển đổi thực sự xảy ra trong nhận thức của con người và nhận biết của Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ không ở “bên trên” hoặc “bên ngoài” trong nhận thức của chúng ta mà ở ngay tại chỗ, ở giữa chúng ta và bên trong chúng ta. Và với kiến thức và nhận thức của trạng thái thân thương và lòng từ bi của Thiên Chúa thì sự cần thiết những giọt nước mắt, đau buồn, sợ hãi và hiểm nguy sẽ dần phải phôi phai. Đó là những gì mà Thiên Chúa dự định cho chúng ta, và đó là những gì chúng ta có thể bắt đầu để kinh qua bằng sự khởi đầu cuộc hành trình tâm linh hướng nội.

Món quà cao quí hơn mà Thầy có thể ban cho các môn đệ của Mình trước lúc rời khỏi thế gian này và quay về với Đức Chúa Cha là gì? Người chuyển giao điều bí mật về tính đồng nhất và mối quan hệ với Đức Chúa Cha: tình yêu. “Giới luật” mới này không phải là mới mẻ và thật sự nó không phải là một giới răn trong ý nghĩa của sự tồn tại một quy luật để tuân hành. Tình yêu là trung tâm đối với giao ước của Israel với Thiên Chúa và mãi mãi như vậy. Nhưng đó là điều răn thứ nhất ban cho chúng ta trong thời đại mới mà Chúa Giê-su đã mở đầu như vậy trong ý thức rằng nó là mới. Tình yêu là chìa khóa không chỉ đối với sự hiểu biết về Chúa Ba Ngôi mà còn là tiềm năng tự chúng ta khóa chặt bên trong.

Trong suốt Tin Mừng của Thánh Gio-an, Chúa Giê-su đã quả quyết với các môn đệ của Người rằng nếu họ tuân thủ Người họ có thể đón chờ để được ban đặc quyền với cùng một kiểu quan hệ mà Chúa Giê-su được hưởng với Đức Chúa Cha. Không chỉ thế, họ còn có thể thực hiện thậm chí những việc vĩ đại hơn mà Chúa Giê-su đã thực hiện. Chúa Giê-su và Chúa Cha mãi hiện hữu trong trái tim và linh hồn của mỗi tín hữu. Nhưng luôn có điều khoản đầy ý nghĩa này, là họ phải yêu thương nhau như chính Chúa Giê-su đã yêu thương họ - cho thập giá.

Tình yêu là cách duy nhất để chúng ta nhận biết hoặc tiếp cận Thiên Chúa. Tình yêu cũng là cách duy nhất để chúng ta có thể thực sự trở nên giống Thiên Chúa. Và cuối cùng, tình yêu là cách duy nhất để chúng ta có thể được thừa nhận là những tông đồ của Đấng Duy Nhất là hiện thân của tình yêu.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 28.04.2010. 13:43