Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Vương quốc của Vua Kitô - nơi của hiệp nhất, bình đẳng, tôn trọng và đối thoại

§ Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Nhật Lễ Đức Giêsu Kitô Vua
Dn 7: 13-14; Tv: 93; Kh 1: 5-8; Ga 18: 33b-37

Chỉ những lãnh tụ loài người mới thực sự muốn được xưng làm thần và đòi được người ta thờ kính – như Caesar và những Nhật hoàng trước Thế Chiến Thứ II. Cũng có những nhà lãnh tụ tự xưng mình có “quyền thiêng thánh”. Cứ cho là họ và con cháu họ được Thượng Đế chọn để cai trị, ví dụ như các nền quân chủ Châu Âu. Cho đến hiện hay, những chế độ áp bức đã đàn áp dân của họ như thể những người lãnh đạo là công dân tốt hơn và có quyền trên sức mạnh của họ còn dân chỉ là công dân hạng hai.

Hai bài đọc sách thánh hôm nay có vẻ như xác nhận đặ quyền đó đối với quyền thống trị của đức Giêsu. Trong Tin Mừng, danh hiệu “Con Người” là do chính đức Giêsu mô tả về mình. Khi danh hiệu đó xác nhận nhân tính của Người, thì trong cái nhìn khải huyền của sách Đanien “một ai như “Con Người” tiến lại gần bên ngai của Đấng Lão Thành và được chia sẻ quyền thống trị của Thiên Chúa. Sách Khải Huyền diễn tả vinh quang của Đức Kitô cũng như quyền thống lãnh của Người. Người được gọi là “Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian.” Không gì nghi ngờ về sức mạnh, vinh quang, cũng như uy quyền tối cao của Người, và việc trở lại của Người phản chiếu quyền thủ lãnh của Người, vì Người sẽ đến “giữa đám mây.”Lúc đó, ai nấy sẽ thấy Người, “cả những kẻ đã đâm Người.”

Hai bài đọc sách thánh trước xác minh Đức Giêsu là Vua, trên tất cả những kẻ lừa phỉnh tự cho mình nhận quyền thống trị từ Thượng Đế. Hai bài đọc đã chuẩn bị, thậm chí nhấn mạnh cho chúng ta thấy việc cử hành vương quyền của Đức Kitô với bối cảnh và sự huy hoàng xứng hợp. Mang những bình bằng vàng lớn nhất và tốt nhất, mặc lễ phục đặc biệt, số ca đoàn đông gấp đôi và có kèn Trum-pét. Tôi cho rằng đó là một cách để cử hành đại lễ mừng vương quyền đích thực, Đức Kitô Vua của chúng ta. Chúng ta có thể dừng lại ở đây.

Nhưng bài Tin Mừng đã làm mất hứng bữa đại tiệc tưng bừng hôm nay và khiến chúng ta khựng lại. Đấng mà chúng ta tin chắc là Vua của thì đang đứng trước việc xét xử cuộc đời Người. Người sắp bị Philatô, người đại diện của “thần vương Ceasar”, kết tội. Một Thiên Chúa diện đối diện với một thần khác và cả hai quyền lực đó người không thể bỏ qua. Câu hỏi cho chúng ta là: Ta sẽ trung thành với ai đây? Chúng ta biết quỳ qối trước ngai nào và cúi đầu thề hứa trung thành đến chết?

Không giống phúc âm Nhất lãm, trong Tin Mừng Gioan đức Gêsu thực sự có cung cách và tư chất của một đế vương. Người nói với uy quyền và có những chuyện đáng nhớ trong suốt Tin mừng này như: cuộc gặp Nicôđêmô, khi nói với người phụ nữ Samary, chữa lành người bại liệt, … Khi Người tiến vào Giêrusalem (12:12) dân chúng tung hô: “Chúc tụng Vua của Israel.” Nên chẳng có gì lạ khi Philatô hỏi đức Giêsu, “Ông là Vua dân Dothái sao?”

Philatô muốn biết thực ra đức Giêsu có khai nhận quyền lực chính trị. Đức Giêsu có phải là nhà cách mạng sẽ quy tụ dân Dothái nhằm lật đổ quyền thống trị của Rôma hay không? Nhớ rằng trước đó, sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, đức Giêsu đã phải rút khỏi đám đông muốn tôn Người làm Vua cứu tinh. Philatô đặt vấn đề với đức Giêsu và ngay lúc này, tại cuộc phán xét của Người, đức Giêsu dường như chấp nhận danh hiệu Vua. Nhưng người cũng làm sáng tỏ một điều là Người không phải là vua theo như Philatô và những đồ đệ của nguòi nghĩ. Người nói với Philatô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này.” Cứ như thể đức Giêsu có một ngai vàng tại một lâu đài ở hành tinh xa xôi nào đó, hay trên một thiên hà xa thật xa trái đất. Cũng có vẻ như thể đức Giêsu đang nói đến vương quốc của Người là một vương quốc phi vật chất, không thuộc thế gian hay “thần thiêng.” Nhưng không phải thế. Vì đức Giêsu đang nói đến chính thế giới này nơi mà Người đã hạ sinh, “để làm chứng cho sự thật” (18:37).

Đức Giêsu tách chính Nguòi và quyền thống trị của Người ra khỏi thế giới của Philatô; thế giới của quyền lực, của sự chinh phục, của những cam kết chính trị, chủ nghĩa quân phiệt và tất cả những cách thức thế giới La-mã và sự hiểu biết của chúng ta thống trị. Tuy nhiên, Vương quốc của đức Kitô là thế giới luôn diễn tiến, ở đây và bây giờ. Nhưng nó không “thuộc về thế gian” nơi mà phẩm giá và quyền con người bị lãng quyên, nó cũng không phải là thế của bạo lực và áp bức mà Philatô đang quấn lấy. Vì thế, đức Giêsu đã trả lời câu hỏi của Philatô, “Ông có phải là Vua dân Dothái không?” rằng “tôi là vua, Philatô, nhưng không phải trong thế giới mà ông có quyền lực và cố gắng kiểm soát.” Nếu như vương quốc của đức Giêsu không phải bên kia vũ trụ, vậy nó ở đâu và như thế nào? Và chúng ta có phải là một phần thế giới ở đây và lúv này?

Vương quốc của đức Giêsu, thế giới của Người, thì đang ở với chúng ta ngây lúc này. Qua phép Thánh tẩy và quà tặng của Thánh Thần, chúng ta được trao tặng một đôi mắt để nhận ra sự hiện hữu của vương quốc, và khả năng trao ban sự sống của vương quốc ấy. Đó là một thế giới cùa hiệp nhất, bình đẳng, tôn trọng và đối thoại. Trong vương quốc này, dưới sự lãnh đạo của đức Giêsu, quà tặng của mỗi người được nhận biết. Người nghèo và người bị bỏ rơi được sức mạnh và không ai bị gạt ra bên lề. Sự công chính được trao cho mỗi người, không phân biệt chính trị, sắc tộc, giới tính hay sang hèn.

Vương quốc của đức Giêsu không phải là sở hữu của riêng chúng ta, cũng không phải lả tương quan của chúng ta với Vua mà chúng ta thuộc về. Chúng ta không thể tách rời khỏi người khác. Không thể là “Giêsu và tôi.” Thư thứ nhất của thánh Gioan nhắc nhở chúng ta, những người tin, về mối dây liên kết của chúng ta với cả Chúa lẫn tha nhân. “Thiên Chúa, chưa ai được thấy bao giờ; nếu chúng ta yêu mến nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người đã được nên hoàn hảo nơi chúng ta.” (1Ga 4:12). Vương quốc mà đức Giêsu cai trị không nằm tít trên chín tầng mây, hay thế giới ở nơi nào xa tít. Thiên Chúa đã hóa thành nhục thể và chúng ta, thành viên của vương quốc, được kêu gọi ngay đây và ngay lúc này để nhận ra rằng những người lân cận là nơi cư ngụ của Thiên Chúa.

Một nhà giảng thuyết đã đề nghị rằng chúng ta có thể thay từ “hệ thống” cho từ “thế gian” trong Tin mừng Gioan. Chúng ta sống trong một thế giới mâu thuẫn và bị chia rẽ, trong một “hệ thống” của sự thống trị. (Sự áp bức đó không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nó có thể tinh vi như là một chương trình truyền hình thương mại, hay quảng cáo cho một loại điện thoại di động mới nhất.) Nhưng trái lại, “hệ thống” hay thế giới của đức Giêsu, là sự tự hiến yêu thương mà Người thể hiện qua chính cuộc đời và cái chết của Người.

Vua chúa xưa kia được xức dầu trên đầu để xác nhận chức vị và nhiệm vụ của họ. Việc phong vương của đức Giêsu được diễn ra theo cách khác. Chân của Người được Maria (Bêtania) xức dầu để chuẩn bị cho nhiệm vụ và chức vị “vương đế” của Người, cái chết sẽ đến của Người (12:1-11). Khi lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy chúng ta cũng được xức dầu thánh. Chúng ta được kết hợp nên một với Vua Kitô trong phẩm vị và được kêu mời để phục vụ. Vậy, chúng ta có tiếp tục chọn Người trong suốt cuộc đời chúng ta không? Mỗi ngày và mọi ngày? Cuộc sống luôn cho ta những chọn lựa; yêu cầu chúng ta phải chọn nghiêng về bên nào. Đó không phải là việc chối từ cuộc đời hiện tại này để ngong ngóng chờ mãi cuộc đời sau khi mà đức Kitô sẽ là vị Vua duy nhất của chúng ta. Nhưng phải là chọn lựa hàng ngày, ở đây và bây giờ cho Người và triều đại của Người.

Hôm nay, chúng ta làm mới lại lòng tin của chúng ta vào đức Giêsu và vương quốc của Người. Người sẽ đến trong vinh quang. Nhưng mỗi ngày Người cũng vẫn đến qua những người lân cận của chúng ta. Chúng ta, những chi thể của Người, trao cho Người vinh quang bằng việc chúng ta phục vụ người khác nhân danh Người.

Đây là một thí dụ về “hệ thống” của thế giới chúng ta. Cách nay 26 năm, Dewey Bozella, một phạm nhân nhỏ nhoi, đã bị buộc tội giết hại tàn nhẫn một bà già. Sau khi nghe phán quyết, nếu anh ta thú nhận đã phạm tội, anh có thể ra khỏi trại giam sau 15 năm. Nhưng ngay từ đầu anh ta đã cho rằng mình vô tội và nói “Tôi không bao giờ nhận bất cứ tội gì mà tôi không gây ra.” Vì thế, anh ta bị nhốt trong tù 26 năm! Vụ chống lại anh ta quả là xảo quyệt. Nhân chứng chính là hai người đàn ông có tiền án tiền sự, họ thay đổi hết lần này đến lần khác câu chuyện của họ và, vì lời chứng của họ, mà họ được hưởng khoan hồng. Dấu vân tay của một người khác, sau này cũng bị kết án tương tự, được tìm thấy trên thi thể người đàn bà bị hại. Chẳng có chứng cứ hiển nhiên nào cho thấy Dewey Bozella liên can đến tội ác. Nhưng chính “hệ thống” đã kìm kẹp anh ta.

Đây là cách làm thế nào mà “hệ thống” hoạt động. Dự Án Người Vô Tội, một nhóm hợp pháp điều tra những án kết tội sai, đã nhận vụ này. Họ thực hiện những điều tra riêng của họ và nhờ một công ty luật gia lớn nhận vụ Dewey vì pro bono (thiện ích chung). Và họ đã chứng minh anh ta vô tội. Dewey sau 26 năm trong nhà tù Sing Sing ở New York, giờ đây được tự do. Tôi không biết Dự Án Người Vô Tội có thuộc về một tổ chức tôn giáo nào không, nhưng “hệ thống” của họ chắc chắn là dấu chỉ của vương quốc mà đức kitô Vua chúng ta đã công bố - nơi đó kẻ vô tội được bảo vệ và kẻ tù đày được tha. Amen

Lm Jude Siciliano, OP
Hoàng Vinh, OP chuyển ngữ

Tags · ·

Đọc nhiều nhất Bản in 19.11.2009. 12:21