Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Vì Người, Tôi Đành Mất Hết (PL 3, 8)

§ Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Chúng ta viết lên thế nào về chân dung người mục tử?

Chúa Giêsu trả lời với người thanh niên: “Chỉ một mình Thiên Chúa là nhân lành”. Vậy người mục tử nhân lành là người trở nên giống Chúa Giêsu.

Người linh mục của hoang mạc:

Người linh mục bước đầu theo Chúa có lẽ cũng giống như các môn đệ theo Chúa trong những này Chúa giêsu rao giảng Nước Trời. Mong kiếm cho mình một địa vị trong xã hội. Có một sự bảo đảm về kinh tế, vật chất. Được quyền phán xét khi tranh giành bên phải bên trái… Những ước mơ bị lấy mất dần đi khi vận hành của xã hội đổi thay: Nhiều người hoạt động xã hội chuyên môn hơn linh mục, nhiều người lãnh đạo tài ba hơn linh mục, nhiều người thậm chí đạo đức hơn cả linh mục. Người linh mục được Thiên Chúa gọt dũa không ngừng, bởi những hoàn cảnh tự nhiên bên ngoài phát triển sẽ tự hỏi về căn tính linh mục của mình là gì? Giữa những lúc gọt dũa như thế, người linh mục sẽ nhận biết mình ở giữa hoang mạc: “Chẳng còn gì để bám víu để được gọi Người là tất cả của tôi”. Từ đó đời sống cầu nguyện của linh mục cần thiết như hơi thở trong tĩnh lặng để sống với Chúa thân tình và thắm thiết. Hoang mạc để cho biết người linh mục cần sống với Chúa, hoang mạc để cho biết cần được nghe tiếng của Chúa, hoang mạc để cho biết cộng tác với Chúa và với anh chị em.

Người linh mục của lòng chúa thương xót.

Đấy là kinh nghiệm của đời linh mục cảm nghiệm như Thánh Phaolô cảm nghiệm: “còn về bản thân tôi, tôi chỉ tự hào về những yếu đuối của tôi” (2Cor 12, 5).

Khi tự hào về yếu đuối của mình Thánh Phaolô chỉ ra “thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Xa-tan được sai đến vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự đại” (2Cor 12, 7).

Biết mình yếu đuối để sống khiêm nhường, nhân từ với người khác, biết mình yếu đuối để trở nên nhân chứng cho tình yêu của Thiên Chúa. Biết mình yếu đuối để cộng tác với người khác.

Chúa bít mọi lối để mở ra một lối theo ‎ muốn của Thiên Chúa. Chính bởi vậy, Thánh Phaolô kinh nghiệm” “tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô” (pl3, 8). Kinh nghiệm chỉ ra căn tính của người Linh Mục, trở nên một Chúa Giêsu khác tại thế trong đời sống linh mục. Tuy con đường nên giống Chúa Giêsu tại thế còn nhiều nhiêu khê nhưng đó là một hành trình cần thiết để sống thánh trong đời linh mục. Đức cha F.x Nguyễn Văn Thuận trong tâm tình của người để lại câu hỏi trong đời sống linh mục của người: “Chúa hay là công việc của Chúa?”. Chắc chắn sẽ là câu trả lời chính Chúa chớ không ai khác làm tâm điểm quy chiếu cho cuộc đời linh mục. Nhìn dưới nhiều khía cạnh cuộc đời quy chiếu về Chúa Giêsu, người linh mục sẽ tháp nhập của lễ đời mình và của anh chị em mình trong hiến tế của Chúa Giêsu.

Người linh mục của phục vụ trong yêu thương.

Linh mục không phải cho chính mình mà cho anh chị em của mình. Tất cả là để Chúa Giêsu Kitô được rao giảng. Với lòng ngay thẳng phục vụ thiên Chúa qua anh chị em của mình, người linh mục sẽ đối diện với những thực tại của mục vụ: “Đã hẳn, có những kẻ rao giảng về Đức Ki-tô vì lòng ganh tị và tranh chấp, song những người khác lại làm công việc đó vì ý ngay lành. Những người này làm vì bác ái, bởi họ biết rằng tôi được chỉ định để lo bênh vực Tin Mừng. Còn những người kia thì loan báo Đức Ki-tô vì tính ưa tranh giành, họ không có lòng ngay, tưởng làm như thế là gây thêm khổ cho tôi, trong lúc tôi bị xiềng xích” (Pl 1, 15- 17). Không rao giảng những điều sai lầm nhưng lại muốn hạ uy tín của người rao giảng. Đấy là hoàn cảnh của Phaolô khi thi hành sứ vụ rao giảng. Nhưng, đã “xem mọi sự đều là thua thiệt để được Đức Kitô” thì người linh mục cũng ít ra sẽ được hai vấn đề: Đức kitô vẫn được rao giảng và chính mình lại được nhờ lời cầu nguyện của những anh chị em thật tâm cầu nguyện cho.

Phục vụ trong yêu thương sẽ minh chứng cho mầu nhiệm hiệp thông của Hội Thánh, đặc biệt trong cộng đoàn người linh mục được sai đến, không làm nên bè phái, ủng hộ cha xứ hoặc cha phó mà tất cả “vì Chúa Kitô”, để can đảm lãnh nhận về mình tất cả được mất trong đời sống mục vụ mà dâng của lễ đời mình lên Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô. “Con tự hiến thánh con để họ cũng được hiến thánh” (Ga 17, 18).

Linh mục là người được chọn giữa cộng đoàn để thi hành sứ mạng của Chúa Giêsu Kitô, vì những điều quan trọng đó, người linh mục cần kinh nghiệm về Thiên Chúa trong sự hiểu biết l‎‎ý trí và con tim, người sống với anh chị em của mình cách đúng nghĩa “người ở giữa mọi người”. Xin Chúa không ngừng thánh hóa các linh mục Chúa đã tuyển chọn và sai đi.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 18.06.2009. 18:42