Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tuyên xưng đức tin bằng cuộc sống (Mt 16: 13-20)

§ Lm Jude Siciliano, OP

Anh chị em thân mến,

Khi hỏi thánh Phêrô : "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?", Chúa Giêsu không đợi ông trả bài bằng một chuỗi những tín điều. Ngài không bảo ông đọc kinh Tin Kính như chúng ta đọc trong lễ Chúa nhật. Điều tuyên xưng đức tin về Thiên Chúa trong kinh tin kính là điều mà các giáo dân thời đầu đặt ra để đối phó với những vấn nạn đã xảy ra trong các giáo hội sơ khai trong những vùng mới truyền giáo. Nên kinh tin kính cùng với các tín điều được hệ thống lại sau đó.

StPeter1.jpg

Không, Chúa Giêsu không đòi hỏi Phêrô đặt ra một công thức Kitô-học. Rõ là ngay từ đầu câu hỏi " Còn anh em..." Chúa Giêsu muốn Phêrô tuyên xưng đức tin của mình. Thánh Phêrô có tin Chúa Giêsu không ? và Phêrô tin gì về Chúa Giêsu ? Trong kinh nghiệm sống với Chúa Giêsu, và bởi ơn Chúa ban, Phêrô đã tin được rằng Chúa Giêsu là lời Thiên Chúa mặc khải cho trần gian. Phêrô đặt thành định đề những tín điều của giáo hội về Chúa Kitô. Những định đề đức tin được gom góp lại, viết ra để dạy tân tòng, nhưng trước tiên Phêrô tuyên xưng đức tin của mình, và của những giáo hữu đầu tiên.

Những người theo Chúa Kitô sau này cũng sẽ phải trả lời câu hỏi về đức tin của mình và truyền lại cho con cái và cho những người họ giảng dạy. Họ sẽ rao giảng cho những thính giả hỏi Chúa Giêsu là ai, và Ngài đã đem gì khác lạ đến cho đời sống của họ. Và bởi đó kinh Tin kính được thành hình, nhưng những lời giảng sẽ không có nghĩa gì nếu những người được nghe giảng hôm nay không tự trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Chúa Giêsu không hỏi chúng ta là con có đi lễ ngày chúa nhật không?, con có cho con cái đi học giáo lý không? hay con có đọc kinh trước khi ăn không?. Trước hết Ngài mời chúng ta nhìn nhận tin vào Ngài, làm chứng cho thế giới về tình thương và cách sống của Ngài .

Những người chúng ta thường gặp có thể đón trúng mạch ý thích của chúng ta. Nên khi chúng ta nói là thích một đội banh nào đó, mà lại không đi coi đội banh đó chơi, và không mang dấu hiệu của đội banh đó thì người ta tự hỏi sao vậy ? Nếu chúng ta nói là thích đọc sách, mà chúng ta chỉ nói về những buổi hội họp, hay những chương trình trên truyền hình, và các chuyện phim thì người ta cũng tự hỏi sao vậy? Nếu chúng ta nói là lo ngại cho môi trường sống, nhưng chúng ta không bao giờ giúp tái tạo lại các vật liệu để tránh ô nhiễm, hay chúng ta lái xe uống xăng nhiều, và trong nhà đèn thắp sáng choang mặc dù không cần đến, thì người ta sẽ tự hỏi sao vậy ?

Nếu chúng ta tự xưng là Kitô hữu, nhưng không tỏ dấu hiệu gì là Chúa Giêsu ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta thì người ta cũng tự hỏi sao vậy ? Nếu chúng ta buộc con cái phải đi nhà thờ với chúng ta, nhưng ở nhà thì chúng ta chỉ trích kỳ thị người khác, khinh bỉ người nghèo và người di cư, hay lê la đôi mách trong nhà thờ, thì con cái chúng ta sẽ tự hỏi tại sao vậy ? Chúng sẽ tự hỏi cha mẹ chúng hay ông, bà, cô cậu chúng có thật là kitô hữu không? hay chỉ đi nhà thờ thôi? Hôm nay Chúa Giêsu hỏi chúng ta "còn các con, các con nghĩ Thầy là ai ?" Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi đó như thế nào ? Hãy xem lại cách sống của chúng ta đối với những người chung quanh?

Câu hỏi của Chúa Giêsu không chỉ đặt ra cho mỗi người trong chúng ta mà còn cho cả giáo hội. Thử hỏi cộng đòan giáo dân chúng ta có hòa hợp với xã hội quanh ta hay không? chúng ta có bao giờ lên tiếng chống lại sự kỳ thị chủng tộc không? Chúng ta có bao giờ lên tiếng bênh vực những kẻ cô thế, những người không có địa vị không? Hay là chúng ta chỉ đón tiếp những người có địa vị trong cộng đòan thôi. Hay chúng ta chỉ nghĩ đến lễ lạc, hình thức bên ngoài. Hay chúng ta ít để ý đến những người mới vào cộng đoàn, và không đón tiếp họ niềm nở. Vì vậy Chúa Giêsu sẽ hỏi chúng ta "Còn các con, cộng đoàn các con nghĩ gì về Thầy?" Và sự thật câu trả lời của chúng ta sẽ là : Thầy là một người lãnh đạo tài, là một giáo sư giỏi, và là một gương mẫu. Và chỉ có bấy nhiêu thôi.

Thánh Phêrô tuyên xưng đức tin của giáo hội tiên khởi đối với Chúa Giêsu. Đó là sứ điệp họ rao giảng, Chúa Giêsu là "Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Những ai đón nhận sứ điệp đó thì tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa duy nhất hiện hữu và tỏ mình ra nơi Đức Kitô. Khi tin nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống, và nhận lãnh ơn thánh Chúa ban qua đức Kitô, chúng ta chấp nhận thay đổi lối sống. Chúa Giêsu còn hơn là một gương mẫu cho người có đức tin.Thiên Chúa ban cho nhân loại ân sũng để sống trong Đức Kitô, một lối sống đầy thương yêu và phục vụ, đặc biệt là để phục vụ những ai mà Chúa Giêsu phục vụ, đó là những người thấp hèn nhất trong xã hội trần gian.

Câu hỏi đầu tiên của Chúa Giêsu: "Người ta nói Con Người là ai ?" Phêrô trả lời: "Kẻ thì nói là Gioan Tẩy Giã, kẻ thì bảo là Êlia, có người lại cho là Giêrêmia, hay một trong các vị ngôn sứ". Người ta có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng dường như họ đồng ý coi Chúa Giêsu thuộc hàng ngôn sứ. Lối sống và các lời dạy của Chúa Giêsu cho họ là giảng dạy với năng quyền của Thiên Chúa. Quả thực, họ ca ngợi Ngài! Nhưng Chúa Giêsu không để ý đến những điều người ta nói, và Ngài hỏi ngay các môn đệ. "Còn anh em, anh em nghĩ gì về Thầy?" Thánh Phêrô thưa: "Thầy là đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. "Không phải phàm nhân mạc khải cho Phêrô điều ấy. Chúng ta cũng không thể tuyên xưng đức tin của chúng ta vào bí tích Thánh Thể nếu chúng ta không được ơn Thiên Chúa ban cho chúng ta. Nhờ ơn thánh đó mà chúng ta phải cảm ơn Thiên Chúa trong bí tích Thánh Thể hôm nay.

Đức tin của Phêrô và các môn đệ tuyên xưng vào Chúa Kitô không chỉ để giữ trong lòng các ông nhằm lập một nhóm tôn giáo kín hầu tránh khỏi nhiễm độc của xã hội trần gian. Trái lại, Thánh Phêrô tuyên xưng đức tin cho giáo hội sau ngày Chúa phục sinh. Đây là đức tin mà Chúa Giêsu bảo các môn đệ đi rao giảng. Phêrô giữ chìa khóa, như trong bài đọc 1. En-gia-kim sẽ được "đặt chìa khóa nhà David trên vai". Phêrô sẽ có nhiệm vụ quán xuyến, và dẫn dắt giáo hội đầu tiên qua lời rao giảng, dạy dỗ, gương mẫu và cuối cùng là tử đạo.

Nhiều người đã chấp nhận đức tin của Thánh Phêrô, và đức tin đó sẽ triển nở ngay cả những khi gặp khốn khó, bắt bớ, họ phải sống trông đợi ngày Chúa Giêsu trở lại, họ phải trải qua những bất đồng trong nội bộ có thể gây biến chuyển quan trọng cho giáo hội qua những chống đối trong hàng giáo phẩm. Phêrô và các môn đệ đã được bảo phải làm như Chúa Giêsu đã làm cho các ông. Các ông phải là một giáo hội phục vụ, phải rữa chân cho kẻ khác. Bổn phận các ông là dẫn dắt người ngoại đến tin nhận Chúa Giêsu là đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống, và gìn giữ, phục vụ cộng đòan, và các thành phần giáo hội tiên khởi phải cố gắng sống đức tin vào Đấng mà họ tuyên xưng.

Chúa Giêsu đã nói, Ngài xây giáo hội của Ngài trên tảng đá. Đôi khi chúng ta cảm thấy hình như giáo hội không phải được xây trên tảng đá mà là trên cát. Chúng ta gặp nhiều chia rẽ làm chúng ta mất tiềm lực. Từ đó gây nên những nghi kỵ và thiếu tin tưởng lẫn nhau ? Hãy nhìn lại lịch sử giáo hội. Chúng ta thấy giáo hội đã trải qua những khó khăn mà trước đây giáo hội tiên khởi không gặp phải. Lúc xưa trong giáo hội đã có những thánh nhân và tội nhân trong hàng lãnh đạo, giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân đôi khi làm chúng ta chán nản. Trong những lúc tinh thần xuống dốc như vậy, chúng ta cảm thấy những mơ ước, những tham vọng của chúng ta bị đình trệ. Chúng ta muốn lập đi lập lại lời Chúa Giêsu đã hứa là "quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi".

Hôm nay chúng ta ngợi khen Chúa Kitô đã không bỏ chúng ta mặc dù chúng ta sống chưa xứng đáng là dân của Chúa. Hôm nay chúng ta cần phải ngợi khen Thiên Chúa vì đã có những ngôn sứ thời trước cũng như bây giờ; đó là những người đã lên tiếng chống chiến tranh, chống án tử hinh, bênh vực người vô tội và thai nhi, bảo vệ quyền lợi người di tản do nạn đói hay chiến tranh, dựng nhà cho người vô gia cư và kẻ bị áp bức v.v...Trong giáo hội chúng ta, mặc dù có những dấu chỉ cho thấy đức tin đang giao động, nhưng cũng còn những người nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Kitô luôn ở với giáo hội theo đúng lời Ngài đã hứa.

Lm Jude Siciliano, OP

FX Trọng Yên, OP chuyển ngữ

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 21.08.2008. 08:56