Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Trong hoang địa

§ Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long

Bắt đầu mùa chay, Giáo Hội trích đoạn Kinh thánh thuật về đời sống Chúa Giêsu: “Khi ấy, Đức Giê-su được đầy Thánh Thần, từ sông Gio-đan trở về, và được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu quỷ cám dỗ.” (Lc 4,1).

Nói đến cám dỗ hầu như ai cũng đã có chút kinh nghiệm không mấy tốt đẹp. Thắng vượt có mà bị thua sa lầy cũng có. Nhưng nào có ai tránh khỏi cám dỗ trong đời sống. Dẫu vậy ai cũng cố tìm cách một là xa tránh không bị vướng mắc vào vòng cơn cám dỗ, hay hai là khi đã bị vướng vào đều tìm cách đi ra tránh khỏi cho nhanh lẹ, và ba là khi đã bị ngã sa lầy vào cơn cám dỗ cố tìm cách chỗi dậy làm mới lại đời sống.

Những phương thế tự nhiên dùng lý luận, ý chí cùng tinh thần siêu nhiên như cầu nguyện suy tư phản tỉnh đều cần thiết trong mọi trường hợp, như Chúa Giêsu đã sống nêu gương chống lại cám dỗ của ma qủi đặt bày ra thử thách Ngài.

Đức Giáo hoàng Benedicto thứ 16. đã có suy tư về cơn cám dỗ của Chúa Giêsu trong hoang địa như sau:

“Thánh sử Mathêo và Luca viết thuật lại ba cơn cám dỗ của Chúa Giêsu. Những cám dỗ đó xoay quanh sứ mệnh của Ngài, nhưng cũng đồng thời liên quan đến thắc mắc về đời sống con người. Trung tâm của tất cả những cám dỗ, như nhận rõ ra ở đây, là đặt Thiên Chúa ra một bên như hàng thứ yếu trong đời sống. Một thế giới tự mình làm chủ, tự xây dựng xếp đặt trật tự không có Thiên Chúa, trong đó đời sống về chính trị cũng như của cải vật chất là thực tế được công nhận và Thiên Chúa như một ảo tưởng bên lề ngoại vi. Đây là cám dỗ luôn đang đe dọa chúng ta dưới mọi hình thức.

Trung tâm điểm của cám dỗ còn có mầm nảy sinh về luân lý: Cám dỗ không trực tiếp dẫn dụ đưa thẳng vào sự xấu sự dữ, nhưng trình bày điều tốt đẹp hấp dẫn hơn: những ảo tưởng sau cùng bị đẩy sang một bên và lôi kéo mạnh mẽ ta vào tình trạng thế giới tốt đẹp hơn.Cơn cám dỗ gợi lên điều gì là thực tế chân thực trước mắt, đó là quyền lực, và cơm bánh, đang khi những điều của Thiên Chúa được trình bày song song không có gì là thực tế, một thế giới thứ hai xa lạ không cần thiết cho nhu cầu đời sống”

Về 40 ngày Chúa Giêsu sống chay tịnh nhịn đói khát trong hoang địa, đức giáo hoàng viết:

“Con số 40 vào thời Chúa Giêsu đối với dân Israel đã là hình ảnh biểu tượng chất chứa chứa đầy nội dung lịch sử qúa khứ. Con số này nhắc nhớ đến 40 năm dân Israel sống trong hoang địa, đây là thời gian họ trải qua cơn cám dỗ như thời gian đặc biệt gần gũi bên Thiên Chúa.

Con số này cũng giúp ta nhớ lại 40 ngày đêm Thánh tiên tri Maisen sống trên núi Sinai trước khi Ông được phép nhận được Lời Thiên Chúa khắc ghi trên tấm bia.

Nó cũng nhắc nhớ đến tổ phụ Abraham 40 ngày đêm đường trường leo lên núi Horeb không ăn không uống để mang con trai là Isaak tế lễ cho Thiên Chúa, và luôn có Thiên Thần hiện đến cùng đồng hành bên cạnh.

Các Thánh Giáo Phụ đã suy diễn biểu tượng của con số 40 này như con số của vũ trụ, nó biểu trưng dấu hiệu của vũ trụ: số bốn (4) chỉ về sự trọn vẹn bốn bề của vũ trụ, và số 10 chỉ về 10 điều răn của Thiên Chúa. Con số của vũ trụ này (4) và con số 10 giới răn nhân lên trở thành hình ảnh có ý nghĩa nói về lịch sử của thế giới.

Chúa Giêsu sống trải qua xuyên suốt trong hoang địa 40 ngày đêm như dân Israel ngày xưa xuất hành trở về miền đất hứa đi xuyên qua hoang địa 40 năm với những hoang mang hồ nghi lạc lối xảy ra trong lịch sử. 40 ngày đêm nhịn đói bao gồm thảm kịch lịch sử đời Chúa Giêsu mà Ngài chấp nhận gánh chịu mang vác trong đời sống mình.”

Joseph Ratzinger, Benedikt XVI. JESUS von Nazareth I, 2. Kapitel Die Versuchung Jesu, Seite 57 und 58, Herder Verlag Freiburg i. Br. 2007.

Chúa Giêsu đã ăn chay sống nhiệm nhặt khắc khổ trong hoang địa để lấy sức lực mạnh mẽ cho tinh thần chống trả lại cám dỗ ma qủy bày ra dụ dỗ, và bình dầu xăng sức lực tinh thần đó giúp Ngài sống chịu đựng vượt trải qua những biến cố thử thách nặng nề gấp bội sau này trong đời sống.

Đó là đã tình nguyện dấn thân hy sinh vì tình yêu, mang đến niềm hy vọng ơn cứu rỗi cho con người, như thánh ý Thiên Chúa muốn.

Mùa Chay 2010

Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 23.02.2010. 15:35