Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Tình yêu phải là con đường của chúng ta

§ Tú Nạc

Chúa Nhật V Phục Sinh, Năm B (Acts 9: 26-31; Psalm 22; 1 John 3: 18-24, John 15: 1-8)

Ai có thể qui lỗi cộng đồng Jerusalem vì bản chất nghi ngờ của Saul (Phaolô)? Thât ra chính ông không có cảm tình với phong trào Ki-tô giáo. Bởi sự thú nhận của chính mình, ông là người ngược đãi hăng hái nhất, quẳng nhiều tín đồ vào tù thậm chí đem cái chết đến với nhiều trường hợp. Ông là người đứng đầu ngược đãi và hành hạ họ - và giờ đây ông có cơ hội xuất hiện tại những cuộc hội họp của họ và mong muốn được chấp nhận!

Nhưng xét về nhiều phương diện người mà hiện đang đứng trước họ là nột Saul khác. Sau lần gặp bất ngờ trước việc Chúa Phục sinh trên đường tới Damascus ông đã đi đến nhân thức rõ rằng ông đã bị sai lầm về Jesus Nazareth. Chúa Jesus không bị Thiên Chúa nguyền rủa và không phải là tội nhân như nhiều người lầm tưởng. Thiên Chúa đã chứng minh điều đó bằng việc phục sinh Người từ cõi chết. Những ngày tận cùng của thế giới xa xưa đã bắt đầu với cuộc phục sinh của Người và một thế giới mới đang bước vào sự sống.

Sự hoán cải của Saul không phải là từ tôn giáo này sang một tôn giáo khác mà vì ông tự suy xét một người Do Thái trung thành và tin tưởng suốt cuộc đời của mình. Sự hoán cải của ông có phần nào về một trong những khía cạnh của thề giới quan. Đặc biệt sự hiểu biết của ông về những hoạt động của Thiên Chúa trong lịch sử loài người và những thay đổi của chúng ta trong mối quan hệ đối với bản thân chúng ta. Trong thời gian trước khi ông hoán cải, ông chân thành và vững một niềm tin rằng ông đã thẳng thắn và con đường của ông duy chỉ một niềm tin son sắt. Trong những cảm giác đó, ông rất giống nhiều người trong chúng ta. Ngay cả lúc này, là một tín đồ tin vào Chúa Jesus có dấu hiệu phong phú rằng Saul vẫn giống loài người: đa cảm, nghị lực và hăng hái, nhiệt tình cùng một xu hướng cố chấp, hẹp hòi và cuồng tín. Và ông vẫn một mực cho rằng chỉ mình là đúng.

John đã có cái nhìn sâu sắc tuyệt vời về khái niệm của tình yêu. Thứ tình yêu được biểu hiện bởi Chúa Jesus không chỉ cốt ở lời nói, cách nói và ý tưởng mà phải thể hiện bằng hành động. tình yêu chỉ là tình yêu khi hành động – và nó luôn phải được quan tâm mưu cầu hạnh phúc, phúc lợi và bình an cho tha nhân – thậm chí cho cả những ai mà chúng ta không ưa thích. Phán đoán hoặc lên án người khác không có vai trò ở đây. Đó là một nghịch lý mà khi tình yêu vắng mặt một cách hiển nhiên trước quá nhiều những tranh luận về tôn giáo và chính trị của chúng ta.

“Cửa quyền” tuyệt đối được xem như một sự ngang nhiên dẫn đến cái ác, bất lương và bạo lực.Chúng ta trải qua bên trong của sự bình yên đích thực và bình yên cùng Thiên Chúa khi và chỉ khi tình yêu trở thành con đường trong đời sống của chúng ta.

Trong Tin Mừng của John Chúa jesus thường đựa ra những hình ảnh ẩn dụ để miêu tả tính đồng nhất, bản chất và sứ mệnh của Người. Hình ảnh ẩn dụ của cây nho là hình ảnh tràn đầy ý nghĩa đối với việc vun trồng mà trong những cánh đồng nho là nền tảng của sự màu mỡ và dinh dưỡng.Ý nghĩa này là một điều gì đó đã mất đối với một thành phố hiện đại đông người cư ngụ. Ẩn dụ này mô tả mạch sống và nghị lực của chúng ta. Đối với các tín hữu đó là nguồn lực từ Chúa Jesus. Cũng như cây nho kia gửi gắm chất dinh dưỡng vào những cành nho để nó có thể sinh hoa kết trái. Nên Chúa jesus đã gửi gắm sức sống tinh thần mãnh liệt cho những ai tin tưởng nơi Người.

Nhưng có một đón nhận: để được nuôi dưỡng tâm hồn bằng cách này, người ta phải “tuân theo” hoặc mãi mãi lưu lại trong Người. tuân theo nghĩa là ở và sống trong chúa Jesus – sẵn sàng đón nhận tinh thần và tình cảm như sở hữu riêng cùa con người. Những kết quả này ở bên trong sự thay đổi bằng phương tiện của tâm hồn, những tín hữu người mà theo Chúa Jesus cũng được trao quyền trong những đường hướng mà họ không bao giờ tưởng đến.

Sớm hơn trong Tin Mừng của John, Chúa Jesus đã hứa với những người theo Người rằng họ sẽ có thể thực hiện thậm chí những việc cao cả hơn Người đã thực hiện.

Sự úa tàn của những chi nhánh và thiếu thốn sinh khí mà Ki-tô giáo đã trải qua có thể dẫn đến thiếu kiên quyết hoặc bất lực để tuân theo Chúa Jesus. Chúng ta không thể ôm ấp nhưng mô thức hủ lậu của cuộc sống, nghĩ suy và tính đồng nhất bản ngã của chúng ta và mãi hy vọng trải qua một cuộc sống mới trong tinh thần được húa hẹn bởi Chúa Jesus.

Nguồn: Regis College – The School of Theology

Jos. Tú nạc, NMS

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 08.05.2009. 00:14