Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Thiên Chúa toàn năng - Vậy bạn còn sợ hãi gì?

§ Tú Nạc

Chúa Nhật VI thường Niên – Năm C (Jeremiah 1: 4-5, 17-19; Psalm 71, 1 Corinthians 12: 31-13: 13; Luke 4: 21-30)

Sợ hãi cùng một mặc cảm về sự hiểu biết hạn chế và sự bất xứng đã ám ảnh một cách triệt để Jeremiah. Ông đã phản đối rằng ông còn quá trẻ - không một ai dẫn dắt ông một cách đúng đắn – và ông không phải là người khẩu khí. Không một tiên tri nào trong Kinh Thánh sẵn lòng đáp lại một cách tự nguyện và lòng nhiệt tình của mình trước tiếng gọi từ Thiên Chúa. Hầu hết đối với mọi người, họ thiết tha mong mỏi Thiên Chúa chọn lựa một người nào khác. Và không lấy gì làm ngạc nhiên – sự mô tả công việc của một tiên tri bao gồm số lượng khổng lồ của những ngược đãi, hất hủi, sỉ nhục và nguy hiểm tính mạng.

Nhưng Thiên Chúa kiên định và không khoan nhượng. Đây không phải là trường hợp lựa chọn ngẫu nhiên hoặc là đủ điều kiện cho một công việc cụ thể. Jeremiah được tạo ra vì mục đích cao cả này. Thậm chí trong lúc vẫn là ý tưởng trong tiềm thức của Thiên Chúa thì điều này đã là định mệnh của ông. Thiên Chúa đã hình thành một cách cẩn thận từng thớ sự sống của Jeremiah cho mục đích này. Và khi Jeremiah được gửi đi vì một sứ vụ khó khăn của ông chống lại phe đối lập từ nơi cao và hùng vĩ ông sẽ không một mình mạnh bước. Có thể ông sẽ đứng ở vị trí của mình và cung cấp những thông tin không nhận được mà có tầm quan trọng sinh tồn từ Thiên Chúa.

Cuộc đời của Jeremiah chồng chất những đấu tranh, chán nản, và lập tức sự thèm muốn bỏ cuộc hết tất cả. Nhưng sức mạnh chủa Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi ông và ông đã hoàn thành nhiệm Thiên Chúa giao cho ông.

Sự sợ hãi thái quá – nhất là sợ hãi thất bại – có thể là hình thức thiếu lòng tin. Điều này đặc biệt là trường hợp khi chúng ta đáp ứng sự thôi thúc của trái tim và linh hồn chúng ta để thực hiện một điều gì đó mà được biểu hiện về những lý tưởng cao cả của chúng ta cùng mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Đó là một điều dễ dàng để đầu hàng những ý nghĩ tiêu cực và những dự đoán về những biến cố tương lai “điều gì sẽ xẩy ra.” Vì vậy, nhiều ước mơ khô héo và lịm tắt vào thời điểm này và thế giới bị bần cùng hóa.

Bí mật này sẽ tự nhắc nhở chúng ta rằng đó là dự án của Thiên Chúa – không phải của chúng ta – và chúng ta không nên bị ám ảnh bởi sự thành công hoặc thất bại. Nếu chúng ta được phúc đáp trước tiếng gọi tinh thần của Thiên Chúa, chúng ta sẽ được ban sức mạnh và ân sủng mà chúng ta thiếu thốn. Thế giới đau thương của chúng ta ít cần đến những lời bào chữa về nhiệm vụ của chúng ta và dũng cảm hơn lên, sẵn sàng lãnh nhận những rủi ro, bất trắc.

Sự mô tả tình yêu của Thánh Phao-lô là một trong những đoạn trích tạo cảm xúc sinh động nhất của Kinh Thánh nhưng nó phải liên tục được giải thoát khỏi sự ủy mị tầm thường, nhàm chán. Nó nên được đọc trong bối cảnh của toàn bộ thư gửi tín hữu Corinth. Thánh Phao-lô đã dẫn dắt cộng đồng giao nhiệm vụ vì lòng tự hào, ngạo mạn, tư tưởng bè phái và tranh chấp, và một nỗi ám ảnh sự tự đề cao. Nếu chúng ta lưu ý một cách cẩn thận sự mô tả vế tình yêu chân chính thì rõ ràng là một bản liệt kê mọi thứ mà những thành viên của cộng đồng Corinth không có được. Đối với Thánh Phao-lô, tình yêu nổi bật nhạy cảm và thực tế - tình yêu là những gì khi tình yêu thực hiện. Và đó là một người giao những công việc khó khăn vì nó liên tục níu kéo chúng ta ra khỏi chính bản thân và dẫn đưa chúng ta đến những nơi mà chúng ta không thích đến.

Những tín hữu Corinth cũng tham gia vào cuộc cạnh tranh tinh thần và viện cớ sự dụng những món quà tinh thần này để nâng mình cao hơn người khác. Đối với phao-lô, khẩu khí, lời tiên tri, sự hòa giải, … tất cả đều vượt trội và lưu loát nhưng chúng mờ nhạt trong sự so sánh với những gì ông thấy vì sự trao ban có sức mạnh và tinh thần tuyệt diệu nhất và bí ẩn trên hết tất cả: tình yêu. Đây là “cách tuyệt vời hơn” mà Thánh Phao-lô nhấn mạnh là cách duy nhất để người ta sánh bước cùng Thiên Chúa.

Hình ảnh và sự hiểu biết chúng ta về Thiên Chúa luôn luôn đòi hỏi thử thách và sự rộng mở. Khi Chúa Giê-su thông báo cho đám đông rằng người là sự hoàn thành lời tiên tri từ Isaiah, họ bất bình phẫn nộ. Sau cùng, họ biết Chúa Giê-su và gia đình của Người và không thể đem đến cho chính họ tin rằng Thiên Chúa đang nói qua lời Người. Thiên Chúa thường được bộc lộ trong sự quen thuộc và bình thường.

Nhưng có nhiều hơn – Chúa Giê-su đã rút ra hai điển hình từ lịch sử của Israel về lòng nhân từ độ lượng của Thiên Chúa đối với người ngoại và những người không phải dân Israel vào một thời điểm khi mà Israel tự nó lâm cảnh bất hạnh. Thiên Chúa vì mọi người, không chỉ cho Israel. Cơn thịnh nộ của họ có thể được dự đoán trước: nhiều người phản ứng theo cùng một cách vào thời đại của chính chúng ta khi sự hiểu biết về Thiên Chúa của họ bị thử thách. Bài học tương tự đang được giảng dạy cho các Ki-tô hữu và những ai có những niềm tin khác – không cùng tín ngưỡng.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 29.01.2010. 17:15