Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta công bằng và bác ái

§ Tú Nạc

Chúa Nhật III Mùa Vọng – Năm C (Zephaniah 3: 14-18; Philippians 4: 4-7; Luke 3: 10-18)

Những tiên tri hiếm khi tạo sự đối tác thoải mái, và những lời tiên tri của Zephaniah hầu hết các phần không làm cho việc lĩnh hội được thú vị. Viết trong thời cai trị của Josiah vào thế kỷ thứ bảy trước Công nguyên, Zephaniah đã rao giảng chống lại việc sùng bái tượng thần và những hình thức khác của sự lũng đoạn tôn giáo. Bằng nỗ lực của mình đã khuấy động đối với sự tái tạo tinh thần và đạo đức. Ông tiên đoán cái chết và sự đau khổ đối với Jerusalem như sự trừng phạt. Thậm chí ông còn diễn đạt chi tiết lời tiên tri của mình bao gồm phần còn lại của thế giới trong sự phán xét đang đến được gọi là “Ngày của Chúa Trời.” Trong mắt họ, những lời tiên tri và khuyến cáo này được thực hiện với sự tàn phá ngôi đền thờ đầu tiên vào năm 586 trước Chúa giáng sinh bởi dân Babylon.

Dường như không xuất hiện nhiều lý do để vui mừng. Nhưng một tầm nhìn của sự hy vọng được chu cấp: thời gian sẽ đến khi kẻ thù của Israel bị chế ngự và một di tích trung thành và tinh khiết sẽ trị vì trong sự hòa bình với Thiên Chúa ở giữa họ. Sự tàn phá và đau khổ không phải là sự kết thúc ý định bởi Thiên Chúa. Chúng ta có thể trải qua nó đề dẩn đến một tương lai sán lạn. Tầm nhìn này có ý định để dần thấm nhuần những hy vọng và niềm vui được dân chúng vượt lên trên tính tiêu cực của sự trải nghiệm hiện thời của họ.

Bóng ma “Ngày của Chúa Trời” này vẫn hiện diện trong Tân Ước nơi mà nó được gắn liền với sự trở lại của Chúa Giê-su và sự phán xét cuối cùng xảy ra sau đó vào khoảnh khắc cuối cùng. Một lần nữa, nó được dùng để gây hoảng sợ, và chúng ta không bị sai sót trong sự chất vấn không biết thứ hình ảnh này có sẽ được nối kết với Chúa Giê-su hay không. Không thể có niền vui tràn trề trong những lúc đau khổ chống chất như vậy hoặc bị lấy mất đi.

Niềm hân hoan và lòng tri ân là những phương tiện đắc lực của sự canh tân và hòa giải. Thánh Phao-lô hô hào cộng đồng của mình luôn hân hoan trong trong Chúa. Khi lời cầu của họ được tham gia với một cảm giác hân hoan và thành kính tri ân họ mạnh mẽ hơn bao giờ hết – có khả năng xảy ra bởi lẽ hoan hỉ và tri ân là những chỉ dấu mà họ đã gần gũi với Thiên Chúa rồi. Lòng tri ân hơn gấp bội vài lời thì thầm cảm ơn – đó là sự tiếp cận hoàn toàn tới cuộc sống và tính chất tâm linh sâu sắc. Điều đó thật khó ngoại trừ không vị kỷ, sợ hãi và tức giận trong lúc đang sống trong một trạng thái vui vẻ và biết ơn. Không gì ngạc nhiên vì nó mang đến cho chúng ta sự bình an để vượt lên trên tất cả mọi hiểu biết.

Đám đông bị kích động. Thánh Gio-an Tẩy Giả kêu gọi một Lễ Rửa ăn năn sám hối và gợi ý nhẹ nhàng tế nhị trước những mời gọi nồng nhiệt từ Thiên Chúa. Nên một số trong họ đã đưa ra một số câu hỏi một cách thẳng thắn: thiên Chúa muốn chúng tôi làm gì trong lúc chúng tôi chờ đợi? Và những ai đưa ra câu hỏi ấy là đã có sự suy lý hoàn hảo để ăn năn thống hối. Những người thu thuế và những người linh đã không đề cao danh sách những người được quí mến vì cả hai đều bị tiền bạc và bạo lực mua chuộc. Câu trả lời của Thánh Gio-an là một sự ngạc nhiên. Ông đã khẳng định rằng họ đã không tìm thấy cho mình một lối đi hoàn toàn mới trong cuộc sống – họ có thể tiếp tục là người thu thuế và là những người lính. Nhưng họ phải thực hiện công việc như vậy trong một cách thức công bằng và chính trực. Không tống tiền, không bạo lực, không lừa gạt. Chỉ cần đối xử với mọi người một cách đúng đắn. Không quá rắc rối phiền toái, phải không? Vì đối với tha nhân, họ phải chia sẻ những gì mà họ có với tha nhân. Nếu họ có nhiều hơn họ cần thiết một cách thực sự, thì họ nên thi ân những người khác. Một lần nữa, nó có vẻ như hiển nhiên và đơn giản một cách đáng hoài nghi. Nhưng đó là điểm trọng yếu. Không phải Thiên Chúa yêu cầu chúng ta điều gì đó phức tạp và nan giải – duy nhất là chúng ta hãy cư xử với người khác với một phong cách mà chúng ta muốn người khác cư xử.

Có lẽ chúng ta cần phải suy nghĩ lại những hình ảnh nóng bỏng và sự trừng phạt – những điều này tiêu biểu cách suy nghĩ đường mòn của thế giới cổ đại. Chúa Giê-su đã gây bối rối và bực mình tới những người cùng thời một cách đúng đắn bởi vì Người không biểu lộ sự gay gắt căng thẳng và bạo lực thiết tưởng. Nhưng những lời cảnh cáo của Thánh Gio-an đối với ngày nay nghiêm khắc và cương quyết như đối với họ ngày ấy. Làm những gì có thể được chấp nhận và đẹp lòng Thiên Chúa bao gồm những giao dịch kinh doanh, việc làm, những quan hệ gia đình, tình bằng hữu và sự nhận thức của chúng ta trước những nhu cầu của người khác. Chúng ta có thể yêu cầu nếu phong cách sống, giá tri và thái độ của chúng ta có sự va chạm tiêu cực với những người xa cách hoặc những ai chúng ta không bao giờ gặp gỡ. Khi chúng ta tiên liệu sự sắp đến của Chúa Trời, điều đó cần một thời gian để kiểm tra những giá trị của chúng ta và tư cách đạo đức của chúng ta để bảo đảm rằng sự độc ác, bạo lực, tham lam hay vô cảm trước sự đau khổ của người khác không tìm được chỗ đứng trong tâm hồn của chúng ta. Thiên Chúa không yêu cầu chúng ta phải hoàn hảo hay siêu phàm, mà duy nhất mọi người công bằng và bác ái.

(Nguồn: Regis College – the School of Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 10.12.2009. 16:59