Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Thiên Chúa bí ẩn mầu nhiệm

§ Lm Đaminh Nguyễn ngọc Long

"Tôi sẽ từ chối tin vào một Thiên Chúa, mà tôi có thể hiểu biết được". (Nhà văn Graham Greene)

Chúng ta tin Thiên Chúa. Nhưng với tâm trí con người, trước sau Ngài vẫn là một Thiên Chúa bí ẩn mầu nhiệm. Đức tin vào Một Thiên Chúa có Ba ngôi vị là một mầu nhiệm to lớn vượt khỏi tầm suy hiểu giới hạn của trí khôn con người.

Tin mà không hiểu biết điều mình tin là một thiếu xót, và thắc mắc cứ mãi xoay vần quanh đó. Nhưng hiểu biết được điều mình tin, không chỉ khó mà còn vô tình muốn biến điều tin thành vật thể tầm thường!

Lòng tin trong tôn giáo vào Thiên Chúa không nảy sinh từ trí óc suy tưởng hay chứng minh bằng công thức toán học. Nhưng từ trái tim lòng yêu mến. Và dần dần trong đời sống tâm trí có thể khám phá cảm nhận ra hương vị của đức tin lòng yêu mến thế nào cho đời sống qua những biến chuyển giai đoạn cuộc đời.

Ngay từ thuở bam đầu lúc mới mở mắt chào đời, ông bà cha mẹ đã cầm bàn tay bé nhỏ của con em mình làm dấu Thánh Gía nhân danh Cha và Con và Thánh Thần trên khuôn mặt thân thể em.

Ngày em bé lãnh nhận làn Nước Bí tích rửa tội, không chỉ trong làn nước em được tắm gội rửa tội, nhưng trong Ba ngôi Thiên Chúa: là Cha và Con và Thánh Thần.

Rồi hằng ngày mỗi khi làm dấu Thánh gía lúc đi ngủ, khi thức dậy, lúc dùng bữa ăn, khi cầu nguyện, khi đọc kinh Tin Kính, lúc đọc kinh Sáng danh, lúc Đức Gíao Hòang, đức Gíam mục. Linh mục ban phép lành… đều đọc công thức thành tiếng thành lời nói lên đức tin xây dựng trên nền tảng Một Thiên Chúa có Ba ngôi vị: là Cha và Con và Thánh Thần.

Vậy bằng cách nào chúng ta có thể tìm ra chút ánh sáng về điều mầu nhiệm bí ẩn này đối với tâm trí con người?

Nếu nêu câu hỏi, người ta có thể mường tượng ra Thiên Chúa như thế nào, chắc chắn họ sẽ trả lời: Thiên Chúa phải là Đấng to lớn cao cả. Ngài phải có dư đầy quyền uy sức mạnh mới có thể giang tay bao bọc che chở cả hoàn vũ. Trứơc một Thiên Chúa to lớn cao cả không sao diễn tả nổi được như thế, con người chúng tôi chỉ còn biết qùy gối xuống bái phục tôn kính thờ lạy, cùng đặt hết niềm tin tưởng vào thôi. Ngài là đấng ban cho đời sống con người nơi chốn nương tựa và sự an toàn.

Nhưng Thiên Chúa như thế ở qúa xa con người. Chúng tôi mong muốn cho mình một Thiên Chúa, Đấng ở giữa con người như con người chúng ta. Với Ngài chúng ta có thể nói chuyện được. Trước mặt ngài chúng ta được phép cười hay khóc lóc than thở được. Chúng ta mong muốn một Thiên Chúa gần gũi với con người, quan tâm chú ý đến đời sống người nghèo khổ, người bệnh tật, người bị bỏ rơi khinh miệt.

Một Thiên Chúa ở xa bên kia cuộc đời, qúa xa vời với chúng ta. Một Thiên Chúa ở ngay bờ bên này đời sống nhìn thấy cùng chia sẻ số phận đời sống với con người chúng tôi. “ Và Ngôi Lời đã thành người” (Ga 1,14). Đức Chúa Cha đã sai Con một của người xuống trần gian như nhịp cầu bắc nối lại khoảng cách giữa trời và đất. Nhờ thế con người có một Thiên Chúa nối liền hai bên bờ bên kia với bờ bên này, bờ bên này với bờ bên kia lại với nhau. Ngài không chỉ cao cả uy quyền trên đời sống con người, trên vũ trụ, nhưng Ngài sát gần với đời sống con người.

Chúa Giêsu xuống trần gian làm người không phải là một giai đoạn chuyển tiếp như giữa hai màn kịch. Nếu điều này xảy ra, con người chúng ta bị chìm đắm trong khoảng không gian tâm lý bị bỏ rơi. Chính vì thế, Chúa Giêsu trước khi trở về trời nói cùng các Môn đệ và mọi người: Thầy đi về cùng Thiên Chúa Cha trên trời, nhưng không bỏ các con mồ côi một mình” (Ga 14,18)

Sự gần gũi của Thiên Chúa phải được duy trì có luôn mãi; công việc của Chúa Giêsu phải được tiếp tục thực hiện; con người cần cần sự bao bọc an ủi của tình yêu người mẹ; vũ trụ cần người ban phát sự sống. Đấng đó là đức Chúa Thánh Thần.

Đức Chúa Thánh Thần – theo nguyên ngữ Do Thái là Ruach. Từ ngữ chỉ về Đức Chúa Thánh Thần (Ruach) được nhắc viết trong Kinh Thánh cựu ước tới 400 lần, mang tính giống cái, cùng có ý nghĩa là làn gió, cơn giông bão, sức mạnh sự sống, hơi thở của Thiên Chúa. Đức Chúa Thánh Thần (Ruach) như một con chim mẹ to lớn bao che sức sống thế giới và gìn giữ đời sống cho có trật tự.

Thần linh giống cái này là mẹ sinh sản ra sức mạnh. Không có sức mạnh này, vũ trụ cùng con người không có thể sống đứng vững được.

Dẫu vậy, phải chân nhận rằng, tất cả những suy tư cắt nghĩa về Thiên Chúa Ba Ngôi như trên đây, cũng chỉ là những mảnh vụn thử tìm cách diễn tả cắt nghĩa về Thiên Chúa to lớn gấp bao nhiều lần trí khôn của con người. Con người chỉ có thể nhận ra Ngài bằng trái tim tình yêu.

Một Thiên Chúa mà con người có thể lý giải diễn tả cắt nghĩa được bằng công thức chữ nghĩa, đó không phải là Thiên Chúa.

Lm Đaminh Nguyễn ngọc Long

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 07.06.2009. 13:12