Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Suy Niệm Tuần Thánh

§ Lm Trần Đức Anh, OP

THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Is 52,13 – 53,12 ; Dt 4,14-16 ; 5,7-9
Ga 18,1-19,42

BÀI ĐỌC I: Is 52,13 – 53,12

52 - 13 Này đây, người tôi trung của Ta sẽ thành đạt, sẽ vươn cao, nổi bật, và được suy tôn đến tột cùng.14 Cũng như bao kẻ đã sửng sốt khi thấy tôi trung của Ta mặt mày tan nát chẳng ra người, không còn dáng vẻ người ta nữa, 15 cũng vậy, nó sẽ làm cho muôn dân phải sững sờ, vua chúa phải câm miệng, vì được thấy điều chưa ai kể lại, được hiểu điều chưa nghe nói bao giờ.

53 - 1 Điều chúng ta đã nghe, ai mà tin được? Cánh tay uy quyền của Đức Chúa đã được tỏ cho ai? 2 Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh, như khúc rễ trên đất khô cằn.
Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong đáng chúng ta ngắm nhìn, dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích. 3 Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới. 4 Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt,bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề. 5 Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành. 6 Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu, lang thang mỗi người một ngả. Nhưng Đức Chúa đã đổ trên đầu người tội lỗi của tất cả chúng ta.7 Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng. 8 Người đã bị ức hiếp, buộc tội, rồi bị thủ tiêu. Dòng dõi của người, ai nào nghĩ tới? Người đã bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh, vì tội lỗi của dân, người bị đánh phạt. 9 Người đã bị chôn cất giữa bọn ác ôn, bị mai táng với người giàu có, dù đã chẳng làm chi tàn bạo và miệng không hề nói chuyện điêu ngoa. 10 Đức Chúa đã muốn người phải bị nghiền nát vì đau khổ. Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ được thấy kẻ nối dõi, sẽ được trường tồn, và nhờ người, ý muốn của Đức Chúa sẽ thành tựu. 11 Nhờ nỗi thống khổ của mình, người sẽ nhìn thấy ánh sáng và được mãn nguyện. Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ. 12 Vì thế, Ta sẽ ban cho nó muôn người làm gia sản, và cùng với những bậc anh hùng hào kiệt, nó sẽ được chia chiến lợi phẩm, bởi vì nó đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân; nhưng thực ra, nó đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi.

ĐÁP CA: Tv 30

Đ. Lạy Cha, Con xin phó thác hồn Con trong tay Cha. (Lc 23,46)

2 Con ẩn náu bên Ngài, lạy Chúa,xin đừng để con phải tủi nhục bao giờ. Bởi vì Ngài công chính, xin giải thoát con, 6 Trong tay Ngài, con xin phó thác hồn con, Ngài đã cứu chuộc con, lạy Chúa Trời thành tín.

12 Con đã nên trò cười cho thù địch và cho cả hàng xóm láng giềng. Bạn bè thân thích đều kinh hãi, thấy con ngoài đường, ai cũng tránh xa. 13 Bị lãng quên, như kẻ chết không người tưởng nhớ, con hoá thành đồ hư vất bỏ.

15 Nhưng con đây vẫn tin tưởng nơi Ngài, lạy Chúa, dám thưa rằng: Ngài là Thượng Đế của con. 16 Số phận con ở trong tay ngài. Xin giải thoát con khỏi tay địch thủ, khỏi người bách hại con.

17 Xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên tôi tớ Ngài đây, và lấy tình thương mà cứu độ. 25 Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào!

BÀI ĐỌC II: Dt 4,14-16 ; 5,7-9

4 14 Chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời, là Đức Giê-su, Con Thiên Chúa. Vậy chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng đức tin.15 Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội.16 Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần.

5 7 Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính.8 Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục;9 và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người,10 vì Người đã được Thiên Chúa tôn xưng là Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê.

TIN MỪNG: Ga 18,1-19,42

NHỮNG ĐAU KHỔ TRIỀN MIÊN CỦA CHÚA GIÊSU

Ai mang kiếp người cũng phải đương đầu với ba thù: xác thịt, thế gian, ma quỷ. Đức Giê-su cũng phải trải qua những đau khổ này, “Ngài bị người đời khinh dể ruồng rẫy, đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không muốn nhìn, nhưng sự thật Ngài mang lấy bệnh tật của nhân loại, gánh chịu những đau khổ của chúng ta, thế mà chúng ta lại tưởng Ngài bị Thiên Chúa phạt cách nhục nhã ê chề. Bị ngược đãi, Người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca ; như chiên bị đem đi làm thịt chẳng hề mở miệng. Người bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh, Người bị chôn cất giữa bọn gian ác” (Is 52,13-15 - 53,1-10a: Bài đọc I).

Thực vậy Đức Giê-su bị “ba thù” tấn công:

I. ĐỐI THỦ SATAN. Chúng chỉ quấy rầy Đức Giê-su trong chốc lát bằng ba câu “nếu”:

- Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy truyền cho viên đá này thành bánh ?

- Nếu ông quỳ xuống lạy tôi, tôi sẽ cho ông hết thảy các nước thiên hạ, uy quyền và vinh quang của các nước ấy ?

- Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy gieo mình xuống từ trên thượng đỉnh Đền Thờ, Chúa sẽ ra lệnh cho các Thiên thần bay đến gìn giữ ông ?

Như thế, satan chỉ nêu lên những tình huống để dò ý Đức Giê-su thế nào, chứ thực tế chúng chưa dám đụng đến Ngài, vì lần tấn công nào của chúng, Ngài cũng xô nhào chúng một cách dễ dàng chỉ bằng một Lời Kinh Thánh (x Lc 4,1-12).

II. ĐỐI THỦ THẾ GIAN, là những kẻ không muốn đón nhận chân lý. Cụ thể dân thành Athen tự mãn vào nền văn hóa của họ (x Cv 17,16-33) ; hay tổng trấn Philatô sợ mất ghế ngồi béo bở (x Ga 19) ; còn các đầu mục Do-thái: hàng tư tế, Luật sĩ và Biệt phái thì tự mãn vào việc thông Luật Mô-sê, và sợ dân bỏ họ mà theo Đức Giê-su (x Ga 7,45.48-49) ; còn dân chúng chỉ đòi Đức Giê-su làm phép lạ đáp ứng nhu cầu thân xác họ (x Ga 6,22t) ; hoặc để thử thách Ngài (x Mt 27,39-44). Đây là loại người tạo nên “dịp thuận lợi cho satan” (x Lc 4,13) hợp tác để tấn công suốt đời phục vụ của Đức Giê-su, cao điểm là ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng treo Ngài trên thập giá chết cách nhục nhã ! Nhưng chỉ sau ba ngày Ngài “ngủ” trong mồ (x Mc 5,39), và chỗi dậy vinh quang đánh gục thần chết (x Mt 20,19). Một trong những kẻ hung bạo trong bọn này là viên sĩ quan Roma thi hành bản án tử trên Ngài. Cuối cùng hắn phải đấm ngực hối hận và thốt lên: “Ông này đích thực là Con Thiên Chúa” (Mc 15,39), để ai nhờ lời ấy mà tin vào Đức Giê-su, thì Ngài cho họ được sự sống đời đời (x Ga 17,3).

III. ĐỐI THỦ LÀ XÁC THỊT ĐỨC GIÊSU, được nhận từ thân thể Đức Maria, thì hoàn toàn vô tội (x Dt 4,15: Bài đọc II). Nhưng các chi thể của Ngài chính là các môn đệ Ngài tuyển chọn, và những người thân tộc của Ngài, tấn công liên tục Đức Giê-su cho tới ngày cánh chung:

1/ CÁC MÔN ĐỆ ĐỨC GIÊ-SU TUYỂN CHỌN TẤN CÔNG NGÀI.

a- Chúa Giê-su Phục Sinh vẫn còn đau khổ bởi các chủ chăn vẫn để cho giáo dân ngu dốt về giáo lý.

Thực vậy, sau khi Đức Giê-su báo Khổ Nạn lần I, Ngài mắng vị Giáo hoàng tiên khởi là satan. Bởi vì ông ngu dốt giáo lý nên cản Thầy đừng liều mạng cho kẻ ác, vì không hợp với tình yêu của Chúa Cha dành cho Thầy (x Mt 16,21t). Như thế bệnh ngu dốt của ông Phê-rô dã di căn đến nhiều thủ lãnh trong Hội Thánh cho tới ngày nay, làm cho cả giáo dân cũng mù về giáo lý, thì không cần đến sức mạnh satan phá Hội Thánh. Như Đức Giáo hoàng Pio XII nói với các chủng sinh tại trường Truyền Giáo Roma: “Kẻ thù số một của Hội Thánh không phải là bọn xì-ke, ma túy, cũng không phải là kẻ trộm cắp, đĩ điếm, và càng không phải những người vô thần, mà kẻ thù số một của Hội Thánh, phá Hội Thánh mạnh nhất chính là người Công Giáo ngu dốt về giáo lý”.

Ta cứ nhìn vào người Công Giáo liệu được bao nhiêu người tin và say mê Lời Chúa như anh em Tin Lành ? Lỗi ấy bởi ai ? Và cho đến bao giờ người Công Giáo vượt xa các anh em ly giáo về mặt giáo lý, về lòng yêu mến Lời Chúa ? Để hy vọng Hội Thánh sớm có ngày hiệp nhất, như Đức Giê-su hằng tha thiết cầu nguyện: “Vì họ, Con xin thánh hiến chính mình Con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến. Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào Con, để tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai Con” (x Ga 17,19-21).

b- Chúa Giêsu Phục Sinh vẫn còn đau khổ bởi các chủ chăn không làm gương sáng, không biết đầu tư tiền của vào việc phát triển Tin Mừng và xây dựng Hội Thánh.

Thực vậy sau lần Đức Giê-su loan báo Khổ Nạn lần II, người ta thắc mắc hỏi ông Phê-rô: “Thầy các ông không nộp thuế Đền Thờ hay sao?” (Mt 17,24). Vì mục đích tác giả Matthêu viết Tin Mừng là nhắm diễn tả đời sống Hội Thánh, mà Hội Thánh được xây dựng trên hai yếu tố vật chất và tinh thần, hai thực thể này không tách lìa nhau như xác hồn con người (x Hiến Chế Hội Thánh số 8). Như vậy, việc xây dựng Hội Thánh không chỉ dựa trên nguyên yếu tố tinh thần, mà mỗi Ki-tô hữu còn phải đóng góp tiền của để phát triển Tin Mừng và xây dựng Hội Thánh (x Điều răn V của Hội Thánh trong Sách Giáo Lý Roma số 2041-2043). Bổn phận này không loại trừ ai, kể cả Con Thiên Chúa khi làm người, dù Ngài đã nói với ông Phê-rô: “Không ai thu thuế vua và con cái của vua”, Ngài là Vua, các môn đệ là con cái. Thế mà Đức Giê-su vẫn bảo ông Phê-rô: “Để khỏi gây cớ vấp phạm cho người khác,con hãy thả câu bắt con cá đầu tiên lấy hai lạng bạc, nộp vào Đền Thờ phần Thầy trước, phần con sau” (Mt 17,24-27).

Trong khi đó nhiều chủ chăn nhờ chức vụ có nhiều bổng lộc, mà không biết bắt chước Chúa Giê-su trong việc này để làm gương sáng cho giáo dân ! Thật là gương mù gương xấu, có không ít các chủ chăn nhà ở như một đền vua, không thiếu gì tiện nghi cao cấp, ít ai có, trong khi lại cứ động viên giáo dân phải hết lòng quảng đại đóng góp cho nhà Chúa ?! Đó là lý do Hội Thánh không phát triển, làm Chúa Giê-su đau lòng, không biết tình trạng này bao giờ các chủ chăn mới ý thức sống giống Chúa Giê-su khi Ngài bảo ông Phê-rô “nộp thuế Đền Thờ phần Thầy trước phần con sau”. Vì có nhiều chủ chăn tiền của chỉ dành cho mình trước nhất, còn phần dành cho Chúa thì tính sau, rồi quên luôn !

c- Chúa Giêsu Phục Sinh tiếp tục đau khổ vì có nhiều vị trong Hội Thánh chạy chọt quyền bính để thống trị dân và có điều kiện làm giàu.

Thực vậy, sau khi Đức Giê-su loan báo Khổ Nạn lần III, các môn đệ tranh nhau địa vị nhất nhì khi Thầy Giê-su chiếm được vương quyền theo họ mơ tưởng (x Mt 20,17-28: Tin Mừng). Thực ra ai cũng mơ ước mình được thành đạt trong cuộc sống, để có địa vị trong xã hội, bản chất nó là tốt. Bởi đó thánh Phao-lô nói: “Ai cầu mong được chức giám sự, người ấy mong ước việc lành” (1Tm 3,1).

Đức Giê-su muốn cho các môn đệ cũng được quyền cao chức cả như Ngài, khi họ thực hành hai điểm giáo lý Ngài dạy:

- Người ta phải kết hợp với Chúa Giê-su Phục Sinh, như Chúa Giê-su kết hợp với Cha Ngài. Ngài nói: “Cha Ta dạy sao Ta nói vậy” (Ga 12,50) ; “Cha Ta truyền dạy Ta sao Ta làm như vậy” (Ga 14,31) ; “Con không thể làm gì tự ý mình, nhưng mọi sự đều vì đã trông thấy Cha làm, điều gì Người làm thì Con cũng làm như thế” (Ga 5,19). Do đó “ai thấy Ta là thấy Cha Ta” (Ga 14,9). “Ta và Cha Ta là một” (Ga 10,30).

Bởi đó trước nhất Đức Giê-su dạy các môn đệ: phải kết hợp với Ngài qua Bí tích Thánh Thể, như Ngài đã hỏi các ông: “Chúng con có uống được chén của Thầy không ?”, các ông đáp: “thưa được” (x Mt 20,22: Tin Mừng).

Các ông quả quyết như thế vì nghĩ rằng khi Thầy thành công trong sự nghiệp, chắc chắn là có tiệc mừng, ngày ấy các ông tha hồ “cụng ly”. Nhưng Đức Giê-su thì lại muốn các ông uống chén của Ngài nghĩa là: Hiệp thông với Ngài qua mầu nhiệm Thánh Thể. Như Ngài đã nói với các ông trong lúc Ngài lập Bí tích này: “Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.” (1Cr 11,25). Nhờ đó các ông được nên một với Thầy đến nỗi được đồng hóa (x Gl 2,20),các ông mới có khả năng phục vụ đồng loại nhờ, với, trong Thầy của các ông mà tôn vinh Thiên Chúa (x Rm 11,36). Đó mới là việc bác ái, việc của Thiên Chúa, có giá trị tồn tại vĩnh cửu, tích trữ vào kho Quê Trời, để được hưởng sự sống đời đời trong thế giới Phục Sinh ; Nếu ta phục vụ mà không nhờ, với, trong Chúa Giê-su, thì việc ấy chỉ là nhân bản, không phải là đức ái, nên chắc chắn sẽ tan biến thành tro bụi (x Cv 5,38-39).

- Ngoài ra muốn làm lớn, người ta còn phải phục vụ đồng loại với tinh thần như Đức Giê-su, Ngài dạy: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,25-28).

Vậy ta muốn làm lớn phải phải nhớ kết hợp với Chúa Giê-su để đi phục vụ đồng loại với tinh thần khiêm hạ như Thầy Giêsu: Con đã nên trò cười cho thù địch và cho cả hàng xóm láng giềng. Bạn bè thân thích đều kinh hãi, thấy con ngoài đường, ai cũng tránh xa. Bị lãng quên, như kẻ chết không người tưởng nhớ, con hoá thành đồ hư vất bỏ. Nhưng con đây vẫn tin tưởng nơi Ngài, lạy Chúa, dám thưa rằng: Ngài là Thượng Đế của con. Số phận con ở trong tay ngài. Xin giải thoát con khỏi tay địch thủ, khỏi người bách hại con” (Tv 31/30, 12-13.15-16: Đáp ca).

2/ NHỮNG NGƯỜI THÂN TỘC CỦA ĐỨC GIÊSU.

a - Không muốn nghe Đức Giê-su giảng dạy: Phúc Âm thánh Marco 3,20-21 ghi lại: Đức Giê-su đang mải mê tiếp đón và đáp ứng nhu cầu của đoàn lũ dân chúng kéo đến chật nhà Ngài đang ngồi giảng dạy. Thậm chí Ngài không còn thời giờ để nghỉ ngơi ăn uống ! Đúng lý ra, những người thân tộc của Ngài phải lấy làm hãnh diện vì thấy mọi người háo hức đến nghe Lời Ngài. Thế mà họ lại đến lôi Ngài đi không cho giảng và nói với mọi người: “Ông này mất trí rồi !”

Thái độ hững hờ đối với Lời Chúa như trên, liệu ngày nay hàng giáo sĩ và giáo dân được danh là đạo đức, liệu có biết thương Chúa mà quảng đại hết lòng để loan báo, để nghe, để suy gẫm, để sống Lời Chúa không ? Hay chỉ dành cho Chúa nhiều lắm tuần một lần vào ngày Chúa nhật được 15 phút nghe Lời theo nghi thức! Trái với các tín hữu thời sơ khai, “họ chuyên cần với giáo huấn của các Tông Đồ và sự hiệp thông dâng lễ và kinh nguyện” (Cv 2,42), đến nỗi có lần họ ngồi nghe ông Phao-lô giảng suốt đêm, trong đó có anh Êutykho ngủ gật dộng đầu từ lầu ba xuống đất, anh đã chết ! Thế mà mọi người vẫn bình tĩnh ngồi nghe ông Phao-lô giảng cho tới sáng (x Cv 20,7-12).

b- Không thiết ta dự tiệc Thánh Thể: Trong đời Đức Giê-su, Ngài giảng một bài quan trọng nhất về Bí tích Thánh Thể, nhưng bị mọi người chê bai: “Ông này ăn nói sống sượng quá, ai mà nghe được”, thế là họ lũ lượt kéo nhau đi hết, trong đó có nhiều môn đệ đã từng theo Đức Giê-su cũng rút lui (x Ga 6,60-66).

Ngày nay, liệu những môn đệ Đức Giê-su tuyển chọn, là những người đã lãnh Bí tích Thánh Tẩy, đặc biệt là những vị đã lãnh Bí tích Truyền Chức, được bao nhiêu người thiết tha sốt sắng cử hành mầu nhiệm Thánh Thể để tưởng nhớ đến Thầy (x 1Cr 11,25).

Trong khi đó, Đức Giê-su đã hết lòng thương mọi người, cả những kẻ từng tấn công Ngài, và khi Ngài chiến thắng, “Ngài đã trở nên Vị Thượng Tế siêu phàm,Đấng biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội. Mặc dù Ngài đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin Đấng có quyền năng cứu Ngài khỏi chết. Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, nhưng Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục, và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người” (Dt 4,14-16 ; 5,7-9: Bài đọc II ; Is 53,10b-12: Bài đọc I).

THUỘC LÒNG

Đức Giê-su nói: “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8)

THỨ NĂM TUẦN THÁNH - Thánh Lễ Tiệc Ly
Xh 12,1-8.11-14 ; 1Cr 11,23-26 ; Ga 13,1-15

BÀI ĐỌC I: Xh 12,1-8.11-14

1 Ngày ấy, Đức Chúa phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron trên đất Ai-cập:2 "Tháng này, các ngươi phải kể là tháng đứng đầu các tháng, tháng thứ nhất trong năm.3 Hãy nói với toàn thể cộng đồng Ít-ra-en: Mồng mười tháng này, ai nấy phải bắt một con chiên cho gia đình mình, mỗi nhà một con.4 Nếu nhà ít người, không ăn hết một con, thì chung với người hàng xóm gần nhà mình nhất, tuỳ theo số người. Các ngươi sẽ tuỳ theo sức mỗi người ăn được bao nhiêu mà chọn con chiên.5 Con chiên đó phải toàn vẹn, phải là con đực, không quá một tuổi. Các ngươi bắt chiên hay dê cũng được.6 Phải nhốt nó cho tới ngày mười bốn tháng này, rồi toàn thể đại hội cộng đồng Ít-ra-en đem sát tế vào lúc xế chiều,7 lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên.8 Còn thịt, sẽ ăn ngay đêm ấy, nướng lên, ăn với bánh không men và rau đắng.11 Các ngươi phải ăn thế này: lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Các ngươi phải ăn vội vã: đó là lễ Vượt Qua mừng Đức Chúa.12 Đêm ấy Ta sẽ rảo khắp đất Ai-cập, sẽ sát hại các con đầu lòng trong đất Ai-cập, từ loài người cho đến loài thú vật, và sẽ trị tội chư thần Ai-cập: vì Ta là Đức Chúa.13 Còn vết máu trên nhà các ngươi sẽ là dấu hiệu cho biết có các ngươi ở đó. Thấy máu, Ta sẽ vượt qua, và các ngươi sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Ta giáng hoạ trên đất Ai-cập.14 Các ngươi phải lấy ngày đó làm ngày tưởng niệm, ngày đại lễ mừng Đức Chúa. Qua mọi thế hệ, các ngươi phải mừng ngày lễ này: đó là luật quy định cho đến muôn đời.

ĐÁP CA: Tv 115

Đ. Khi nâng chén chúc tụng, ta được dự phần vào Máu Đức Ki-tô. (x 1Cr 10,16)

12 Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ vì mọi ơn lành Người đã ban cho? 13 Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ và kêu cầu thánh danh Đức Chúa.

15 Đối với Chúa thật là đắt giá cái chết của những ai trung hiếu với Người. 16 Vâng lạy Chúa, thân này là tôi tớ, tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài, xiềng xích trói buộc con, Ngài đã tháo cởi.

17 Con sẽ dâng lễ tế tạ ơn, và kêu cầu thánh danh Đức Chúa . 18 Lời khấn nguyền với Chúa, tôi xin giữ trọn,trước toàn thể dân Người.

BÀI ĐỌC II: 1Cr 11,23-26

23 Thưa anh em, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh,24 dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy."25 Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy."26 Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.

TUNG HÔ TIN MỪNG: Ga 13,34

Chúa nói: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy yêu thương anh em.”

TIN MỪNG: Ga 13,1-15

1 Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.

2 Ma quỷ đã gieo vào lòng Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt, ý định nộp Đức Giê-su.3 Đức Giê-su biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa,4 nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng.5 Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.

6 Vậy, Người đến chỗ ông Si-môn Phê-rô, ông liền thưa với Người: "Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao? "7 Đức Giê-su trả lời: "Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu."8 Ông Phê-rô lại thưa: "Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu! " Đức Giê-su đáp: "Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy."9 Ông Si-môn Phê-rô liền thưa: "Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa."10 Đức Giê-su bảo ông: "Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu! "11 Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói: "Không phải tất cả anh em đều sạch."

12 Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giê-su mặc áo vào, về chỗ và nói: "Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không?13 Anh em gọi Thầy là "Thầy", là "Chúa", điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa.14 Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.15 Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.

GIỚI RĂN YÊU MỚI CỦA ĐỨC GIÊSU

Môn đệ Giu-đa đang ăn tiệc Vượt Qua với Thầy Giêsu và với anh em trong Nhóm Mười Hai, ông đã bỏ bàn tiệc đi thông đồng với kẻ ác để bắt Thầy (x Ga 13,30). Sau đó Đức Giê-su mới ban Giới răn mới cho 11 môn đệ còn ngồi lại. Như vậy Giu-đa không được thông hiệp với Giới răn yêu mới của Đức Giê-su ban.

Giới răn yêu mới này Đức Giê-su ban trong lúc Ngài thiết lập Bí tích Truyền Chức và Bí tích Thánh Thể (Hy Tế mới). Đây là Giới răn nhằm diễn tả những điều mới trong Hy Tế Đức Giê-su và chức Linh mục Đức Giê-su thiết lập.

I. NHỮNG ĐIỀU MỚI TRONG HY TẾ CỦA ĐỨC GIÊSU

Để hiểu được Giao Ước Hy Tế tình yêu mới, ta hãy so sánh với Giao Ước Hy Tế cũ:

1/ Chức tư tế thời Cựu Ước trong dân Do-thái chỉ dành riêng cho dòng họ Lê-vi (Lv 1,3 ; Xh 4,14).

Trái lại khi Con Thiên Chúa làm người, Ngài thuộc dòng Giuđa, con Vua Đavid, Ngài nhận lấy chức Tư Tế, để làm trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người (x 1Tm 2,5-6), và Ngài thông ban chức này cho tất cả những ai thuộc về Ngài khởi đi từ Bí tích Thánh Tẩy.

2/ Tư tế thời Cựu Ước là người được chọn như Aharon trong dòng Lêvi, tư tế này không phải chết vì sứ vụ, dù ông giữ chức phát ngôn viên của ông Mô-sê (x Xh 4,14-17), nơi dân Israel (x Xh 4,27-31).

Trái lại, chức Tư Tế của Đức Giê-su thiết lập là phát ngôn viên của Thiên Chúa nơi mọi dân tộc, và phải chết vì sứ mệnh ngôn sứ.

3/ Lễ tế trong dân Do-thái: tư tế, lễ vật và bàn thờ khác nhau.

Trái lại, Hy Tế của Đức Giê-su thiết lập: vị tư tế, lễ vật và bàn thờ là một.

4/ Của lễ của người Do-thái dâng là con chiên bị sát tế.

Trái lại, của lễ Đức Giê-su dâng chính là Ngài tự hiến tế.

5/ Hy tế của người Do-thái chỉ là tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn Chúa đã giúp họ thực hiện cuộc Vượt Qua thoát ách nô lệ Ai-cập (x Xh 12,18.11-14: Bài đọc I).

Trái lại, Hy Tế của Đức Giê-su thiết lập và truyền cho Hội Thánh cử hành, là làm hiện tại hóa cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Ngài. Đây mới thực là cuộc Vượt Qua, Thiên Chúa giúp những kẻ tin vào Ngài vượt qua từ tội lỗi đến ân sủng, từ sự chết đến sự sống, thoát nô lệ satan trở nên con Thiên Chúa. Vì thế, thánh Phao-lô nhắc lại mệnh lệnh của Đức Giê-su đã truyền cho Hội Thánh trong lúc Ngài lập Bí tích Thánh Thể: “Chúng con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy (x 1Cr 11,23-26: Bài đọc II).

6/ Lễ Vượt Qua của người Do-thái chỉ nhằm giải thoát dân Israel khỏi ách nô lệ Ai-cập về phần xác.

Trái lại, lễ Vượt Qua của Đức Giê-su nhằm cứu muôn dân thoát tay tử thầy, thoát nô lệ satan, để được sống hạnh phúc và vinh hiển trong Chúa Giê-su Phục Sinh.

7/ Lễ vật dâng trong Hy Tế Do-thái giáo, cuối cùng dành riêng cho hàng tư tế được no bụng. Trái lại, lễ vật trong Hy Tế mới của Đức Giê-su lại làm cho tất cả những ai đã thuộc về Ngài khởi đi từ Bí tích Thánh Tẩy, được hồn an xác mạnh, vì cùng một sự sống với Thiên Chúa (x Ga 6,57).

8/ Ý nghĩa của Hy Tế Do-thái giáo chỉ là hình bóng thanh tẩy tội lỗi của dân, chứ thực ra máu con vật bị sát tế không thể tẩy xóa được tội lỗi của ai.

Trái lại, hiệu quả Hy Tế của Đức Giê-su là để thanh tẩy tâm hồn những kẻ tội lỗi có lòng sám hối, đến hiệp thông với Phụng Vụ Ngài thiết lập. Bởi vậy chỉ khi ta tham dự tiệc Vượt Qua của Đức Giê-su, ta mới được hân hoan cất lời kinh: “Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ, vì mọi ơn lành Người đã ban cho. Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ và kêu cầu Thánh Danh Đức Chúa” (Tv 116/115, 12-13: Đáp ca).

II. NHỮNG ĐIỀU MỚI TRONG CHỨC TƯ TẾ (LINH MỤC) CỦA ĐỨC GIÊSU THIẾT LẬP.

Vì chức Tư Tế và Của Lễ trong Tân Ước là một, nên những điều mới trong chức Tư Tế này khác hẳn và trổi vượt với chức tư tế thời Cựu Ước. Bởi vì bản chất của chức Tư Tế thời Tân Ước là phải cho người khác ăn, kể cả lúc mình không đủ khả năng (x Mt 14,16). Cũng chính vì vậy mà cha Sơ-vi-ê nói: “Linh mục là người bị người khác ăn”. Sau đây là những điều mới trong chức Tư Tế của Đức Giê-su:

1- Biết nhận và biết cho. Thật vậy, khi Đức Giê-su rửa chân cho các môn đệ, đến lượt ông Phê-rô, ông hoảng hốt la lên: “Không đời nào Thầy rửa chân cho con”, Đức Giê-su đáp lại: “Nếu Thầy không rửa chân cho con, con không có phần nào với Thầy” (Ga 13,8: Tin Mừng). Như vậy, chỉ riêng Thiên Chúa cho chúng ta biết bao món quà quý giá, mà Ngài không nhận lại điều gì, vì sự giàu sang vinh quang của Ngài không bao giờ vơi cạn. Loài người không ai có thể cho người khác điều gì tốt nếu không biết nhận từ nơi Thiên Chúa. Vì thế, những ân lộc Chúa ban cho, không chỉ để ta hưởng dùng, mà còn để chia sẻ diễn tả tình yêu chân thật của ta, vì thế thánh Gioan nói: “Đừng ai yêu bằng đầu lưỡi nhưng yêu bằng việc làm thực sự” (1Ga 3,18).

2- Vị Tư Tế thời Tân Ước phục vụ lật ngược bảng giá trị người đời khi họ nắm chức quyền. Đức Giê-su nhắc nhở các môn đệ: “Chúng con không được giống như các vua chúa trần gian bắt người khác phục vụ mình. Trái lại, trong chúng con ai muốn làm thủ lãnh thì phải làm tôi tớ mọi người, cũng như Con Người không đến để được người ta hầu hạ, nhưng là để hầu hạ và thí mạng sống mình làm giá chuộc thay cho nhiều người” (Mt 20,25-28).

3- Làm Tư Tế trong Đức Giê-su, khi phục vụ đồng loại không được chọn đối tượng, mà tất cả mọi người dù bạn hay thù, đều là những đối tượng ta phục vụ cách đồng đều theo khả năng của mình có, để giống Cha trên trời “đã làm mưa, làm nắng trên kẻ công chính cũng như kẻ bất lương” (x Mt 5,45). Bởi thế, khi Đức Giê-su thiết lập chức Linh mục, Ngài đã tự trở nên như kẻ nô lệ: Trong bữa tiệc Ngài tự thắt lưng và rửa chân cho tất cả các môn đệ, không trừ kẻ phản bội là Giuđa (x Ga 13,2-11: Tin Mừng).

4- Người Linh mục của Đức Giê-su phục vụ đến gây kinh ngạc cho mọi người. Cụ thể Đức Giê-su đã làm gương cho các môn đệ, để các ông nối tiếp công việc của Ngài. Ngài nói: “Thầy là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau như Thầy đã nêu gương cho anh em, ngõ hầu Thầy đã làm cho anh em thế nào, anh em cũng làm như vậy” (Ga 13,14-15: Tin Mừng).

5- Người Linh mục của Đức Giê-su phải đoán ý muốn người khác để phục vụ. Nói cách khác, tinh thần phục vụ của Linh mục Chúa Ki-tô luôn luôn đến với người ta trước. chính Đức Giê-su đã nói với các môn đệ: “Không phải chúng con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn chúng con” (Ga 15,16). Hoặc có lần “Đức Giê-su thấy người ta đang khiêng đi chôn con trai của bà góa mới qua đời, thấy bà khóc Ngài động lòng thương và nói với bà: “Đừng khóc nữa !” Tiến lại gần ngài đụng vào quan tài và các kẻ khiêng đứng lại, rồi Ngài nói: “Thanh niên, Ta bảo ngươi: hãy chỗi dậy”, và người chết ngồi chồm dậy và lên tiếng nói. Và Ngài trao cho mẹ nó !” (x Lc 17,11-17).

Đặc biệt việc Đức Giê-su tự ý rửa chân cho các môn đệ, không phải chỉ tỏ dấu hạ mình phục vụ người khác, mà nhất là trở thành dấu chỉ Ngài thanh tẩy tâm hồn mọi người trở nên thánh thiện. đó là khát vọng thâm sâu ai của những tâm hồn thiện chí. Đức Giê-su đã thấy trước được nhu cầu thiết thực này của các môn đệ, cũng như của những người muốn có tâm hồn bình an, Ngài đã làm cho họ trước khi họ cất lời xin Ngài (x Ga 13,4-5).

6- Người Linh mục nhờ kết hợp nên một với Chúa Giêsu, để công việc phục vụ của ta mới được gọi là đức ái Ki-tô giáo có giá trị lưu tồn mãi đến cuộc sống muôn đời ; mới thực sự tôn vinh Thiên Chúa. Chính vì thế mà Lời Thánh Kinh nói:

* Chính nhờ Đức Ki-tô, với Đức Ki-tô, trong Đức Ki-tô, mọi công việc ta làm mới chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa (Rm 11,36).

* Nếu ta không kết hợp với Chúa Giê-su chính là Đức Ái, thì cho dù ta có đem hết gia tài sự nghiệp chia sẻ, bằng lòng chịu thiêu đốt, thì cũng chẳng ích lợi gì cho ta (x 1Cr 13,3).

* Nếu ta làm theo ý riêng mình mà không kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su, thì công việc đó dù có tốt cũng chỉ là nhân bản, trước sau cũng tan biến thành tro bụi ! Trái lại, nếu ta kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su để phục vụ đồng loại, thì việc đó mới thực là đức ái Ki-tô giáo, có giá trị bền vững chuyển vào kho Trời cho ta hưởng dùng và không ai cướp mất được ! (x Cv 5,38-39)

7- Ưu tiên phục vụ nhu cầu linh hồn trước nhu cầu thân xác của đồng loại. Chính vì vậy mà Đức Giê-su vốn dĩ là Đấng toàn năng, nhưng đứng trước nhu cầu thân xác mọi người đang mong đợi Ngài thương giúp, thế mà Ngài lại lo giảng dạy Lời cho họ trước (x Mc 1,21-39).

Có lần các Tông Đồ mất ý thức sống theo mẫu gương phục vụ của Đức Giê-su, nên xao nhãng việc cầu nguyện và giảng Lời, vì để hết thời giờ vào việc phục vụ nhu cầu thân xác của đồng loại. Kết quả đã gây xáo trộn trong cộng đoàn ! Nhưng nhờ các Tông Đồ sớm tỉnh ngộ, trao công việc ấy cho các Phó tế, còn các ông trở về bổn phận chính là cầu nguyện và giảng Lời, từ bấy giờ cộng đoàn được bình an và phát triển (x Cv 6,1-7).

8- Tất cả mọi sinh hoạt người Linh mục của Đức Ki-tô phải quy về ý hướng góp nên một của lễ với Chúa Giê-su. Để “dù ăn, dù uống, dù làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10,31). Cụ thể lúc Đức Giê-su ăn tiệc Vượt Qua với các môn đệ, Ngài đã tự ý trở nên nô lệ rửa chân cho các ông. Đây là ý hướng về Hy Tế của Ngài, Ngài không thanh tẩy người ta bằng nước, nhưng bằng chính Máu của Ngài đổ ra trên thập giá. Đó là Hy Lễ mới làm hoàn hảo lễ tế Do-thái giáo, hầu đem ơn cứu độ cho muôn người tin vào Đức Giê-su là Đấng cứu độ duy nhất mà đón nhận (x Cv 4,12 ; Ga 6,22t).

THUỘC LÒNG

Đức Giê-su nói: “Thầy ban cho anh em một Giới răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).

Không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu của mình (Ga 15,13).

THỨ TƯ TUẦN THÁNH
Is 50,4-9a; Mt 26,14-25

BÀI ĐỌC: Is 50,4-9a

4 Đức Chúa là Chúa Thượng đã cho tôi nói năng như một người môn đệ, để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức. Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ. 5 Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui. 6 Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. 7 Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế, tôi trơ mặt ra như đá. Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng. 8 Đấng tuyên bố rằng tôi công chính, Người ở kề bên. Ai tranh tụng với tôi? Cùng nhau ta hầu toà! Ai muốn kiện cáo tôi? Cứ thử đến đây coi! 9a Này, có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, ai còn dám kết tội?

ĐÁP CA: Tv 68

Đ. Lạy Chúa Trời, đây giờ phút thi ân, xin đáp lại, vì ơn cả nghĩa dày. (c 14bc)

8 Âu cũng vì Ngài, mà con bị người đời thoá mạ, chịu nhuốc nhơ phủ lấp mặt mày.9 Anh em nhà kể con như người dưng nước lã, hàng máu mủ xem con bằng khách lạ mà thôi. 10 Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà con phải thiệt thân. Lời kẻ thoá mạ Ngài, này chính con hứng chịu.

21bcd Nỗi sầu riêng, mong người chia sớt, uống công chờ, không được một ai; đợi người an ủi đôi lời, trông mãi trông hoài mà chẳng thấy đâu! 22 Thay vì đồ ăn, chúng trao mật đắng, con khát nước, lại cho uống giấm chua.

31 Tôi sẽ hát bài ca chúc mừng Danh Thánh, sẽ dâng lời cảm tạ tán dương Người. 33 Những ai nghèo hèn, xem đấy mà vui lên, người tìm Thiên Chúa, hãy nức lòng phấn khởi. 34 Vì Chúa nhận lời kẻ nghèo khó, chẳng coi khinh thân hữu bị giam cầm.

TUNG HÔ TIN MỪNG:

Muôn lạy Vua Ki-tô, vì vâng lời Thánh Phụ, Ngài đã chịu dẫn đi đóng đinh vào thập giá, như con chiên hiền lành bị dẫn đi làm thịt.

TIN MỪNG: Mt 26,14-25

14 Bấy giờ, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, đi gặp các thượng tế 15 mà nói: "Tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu." Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc.16 Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giê-su.

17 Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Đức Giê-su: "Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu? "18 Người bảo: "Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: "Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy."19 Các môn đệ làm y như Đức Giê-su đã truyền, và dọn tiệc Vượt Qua.

20 Chiều đến, Đức Giê-su vào bàn tiệc với mười hai môn đệ.21 Đang bữa ăn, Người nói: "Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy."22 Các môn đệ buồn rầu quá sức, lần lượt hỏi Người: "Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao? "23 Người đáp: "Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy.24 Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn! "25 Giu-đa, kẻ nộp Người cũng hỏi: "Ráp-bi, chẳng lẽ con sao? " Người trả lời: "Chính anh nói đó! "

GIU-ĐA CÓ ĐƯỢC CỨU ĐỘ KHÔNG ?

Vào Mùa Chay trên môi miệng nhiều người cứ tranh luận nhau về vấn đề Giuđa: Người thì khẳng định Giu-đa không được cứu độ; kẻ khác lại xác quyết Giuđa vẫn được cứu độ ? Nếu người Công Giáo không xác tín về vấn đề Giuđa, thì cũng không định hướng dứt khoát cho lối sống đạo của mình. Để thẩm định được chính xác vấn đề Giuđa, ta phải tìm hiểu những vấn đề sau đây:

- Bởi đâu ta được ơn cứu độ?
- Giuđa có những tội gì và bản chất của nó?
- Giuđa có giống Thầy Giêsu không ?
- Chúa có đẩy ai vào sự chết không ?
- Chúa nói gì về số phận của Giuđa ?

I. BỞI ĐÂU TA ĐƯỢC ƠN CỨU ĐỘ?

Có nhiều người lầm tưởng rằng: Nếu Giuđa không bán Thầy, Đức Giê-su không chết, thì ta không có ơn cứu độ. Suy nghĩ như thế là tự cho Giu-đa góp công với Đức Giê-su thực hiện ơn cứu độ loài người ?!

Ta biết Thiên Chúa toàn năng, kẻ nào lỳ lợm trong tội lỗi Ngài có quyền sai satan lôi nó xuống hỏa ngục, còn người công chính Ngài sai Thiên thần đón họ vào Thiên Đàng. Nhưng Chúa đã không làm như thế để thể hiện tình yêu cứu độ cả loài người, Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến trần gian dạy mọi người: Ai muốn được Ngài cứu độ phải sống như Con Thiên Chúa làm người. Chính vì vậy mà thánh Phao-lô nói: “Anh em hãy bắt chước tôi như tôi bắt chước Chúa Ki-tô” (1Cr 11,1). Đó là chương trình chung của Thiên Chúa, Ngài muốn cứu loài người theo cách thế đó.

Tuy nhiên, đối với Đức Ma-ri-a, Ngài đặc cách cho Mẹ được trở nên Đấng Vô Nhiễm, đầy ân sủng chỉ vì Chúa có ý định chọn Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, nên Đức Ma-ri-a đã trở thành tuyệt tác ơn cứu độ của Thiên Chúa ngay khi Ma-ri-a được tượng thai trong lòng bà Anna. Cho nên, ai tự cho Giu-đa có công trong công cuộc cứu chuộc loài người, thì Đức Ma-ri-a được cứu độ, thì công Giu-đa ở chỗ nào ?

Chúng ta biết Chúa Cha để cho Con Ngài phải chết bởi tay kẻ ác, chỉ vì tình thương tuyệt đỉnh của Thiên Chúa, có giá trị pháp lý cho những kẻ tội lỗi biết thức tỉnh bỏ con đường gian ác để sống như Con Thiên Chúa đã sống, có thế mới được cứu độ. Ví dụ: người cha vì thương con nên không tiếc con điều gì, chỉ vì muốn con thành công, nên người đáng kính trọng. Nhưng con lạm dụng những ơn cha ban: dùng tiền của ăn chơi trác táng, xì-ke ma túy, cờ bạc, đàng điếm, rồi kết băng kết đảng, trộm cắp giết người, cuối cùng pháp luật lên án tử cho nó ! Nếu người cha tự mãn vì đã hết lòng thương con, thì ông để mặc nó chết ! Nhưng người cha thể hiện tình yêu tuyệt vời đối với con: ông nhận án tử thay cho con. Khi ông chết, đứa con trở lại con đường cũ, thì nó vẫn không thoát được án tử, và như vậy nó làm vô hiệu hóa tình thương của người cha đã hy sinh cho nó. Người con chỉ đền ơn đáp nghĩa tình thương của cha dành cho con, khi nó hoán cải cuộc đời như người cha vẫn đòi hỏi. Nói cách khác, nó sống công chính như cha, thì nó mới thoát án tử !

II. GIUĐA CÓ NHỮNG TỘI GÌ VÀ BẢN CHẤT CỦA NÓ?

Đọc kỹ Tin Mừng ta thấy Giu-đa có nhiều tội:

1- Giu-đa bán Thầy với giá một tên nô lệ 30$ (x Mt 26,15). Đây là tội lớn nhất của hắn đối với Thầy, nhưng tội này là kết quả của nhiều tội khác

2- Tội ăn cắp. Giu-đa được các môn đệ của Đức Giê-su tín nhiệm đặt hắn làm thủ quỹ của Nhóm, nhưng hắn thường móc số tiền ấy để xài riêng (x Ga 12,6).

3- Giu-đa lỳ lợm làm theo ý riêng, không nghe lời Thầy khuyên và cũng không màng chi đến anh em đang bất mãn vì ý đồ hắn muốn bán Thầy (x Ga 13,18-21).

4- Giu-đa luôn tìm cơ hội thuận tiện khuất mặt dân để nộp Thầy (x Lc 22,6).

5- Giu-đa lợi dụng danh nghĩa người nghèo mà để khuyến khích người khác đưa tiền cho hắn, để hắn chia sẻ, nhưng thực ra là hắn thủ lợi, ai bỏ tiền vào quỹ chung, hắn phỗng mất ! (x Ga 12,5-6)

6- Giu-đa bỏ dự tiệc Thánh Thể, bởi vì lúc Thầy trò đang ăn mừng lễ Vượt Qua, trước khi Thầy lập Bí tích Thánh Thể, hắn ăn miếng bánh Thầy trao, hắn liền bỏ bàn tiệc ra đi để nộp Thầy, lúc ấy là đêm tối (x Ga 13,30). Chỉ còn 11 môn đệ ngồi lại với Thầy Giê-su trong bữa tiệc Vượt Qua, sau đó họ được dự tiệc Thánh Thể Đức Giê-su thiết lập, đó chính là “giờ phút Chúa thi ân, ơn cả nghĩa dày” (Tv 69/68, 14bc: Đáp ca), Giu-đa lại không hưởng.

7- Giu-đa lừa dối Thầy, lấy nụ hôn Thầy là dấu yêu thương để chỉ điểm cho kẻ ác bắt Thầy, dù lúc ấy Thầy vẫn gọi hắn là bạn (x Mt 26,50).

8- Tuy Giu-đa thấy Thầy bị lên án tử, hắn hối hận ném tiền vào Đền Thờ, trả lại cho các thượng tế và hàng niên trưởng. Hắn không bắt chước ông Phê-rô sám hối khóc lóc ăn năn vì đã chối Thầy (x Mt 26,69-75) , mà lại tự thắt cổ kết liễu đời mình (x Mt 27,3-5; Cv 1,18).

Như thế, trong chương 23 của Tin Mừng Mat-thêu, 8 lần Đức Giê-su chúc dữ cho những Biệt phái và Ký lục, thì Giu-đa phạm 8 tội trên, hắn làm ứng nghiệm lời chúc dữ của Đức Giê-su đối với các đầu mục Do-thái !

III. GIUĐA CÓ GIỐNG THẦY GIÊSU KHÔNG ?

Để làm Tông Đồ cho Chúa, các môn đệ Đức Giê-su chọn phải diễn tả khuôn mặt “người tôi tớ Giavê” mà ngôn sứ Isaia đã nói:

Đức Giê-su chính là Người Tôi Tớ đau khổ như ngôn sứ Isaia đã mô tả trên đây, nhưng vì Ngài nắm vững chân lý, nên phải liều mạng và gan lỳ trước những chống đối Ngài phải đương đầu. Thế mà môn đệ Giu-đa, vì hắn không muốn nghe chân lý, nên hắn đã làm liều và lỳ lợm trong ý định kiếm được 30$, hắn coi Thầy như một tên nô lệ người ta mua bán ! Kẻ được Chúa Cha ban chân lý như ông Phê-rô, nếu không liều mạng và kiên vững trong đau khổ, thì dù có được Đức Giê-su đặt làm thủ lãnh Giáo Hội, thì vẫn bị Đức Giê-su mắng là “satan lui ra đằng sau Thầy vì chỉ gây cớ vấp phạm” (x Mt 16,21-23).

IV. CHÚA CÓ ĐẨY AI VÀO SỰ CHẾT KHÔNG ?

Lời Kinh Thánh nói: “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong” (Kn 1,13).

Thần chết đến là do người ta tự chọn điều trái ý Chúa, như Lời Thánh Kinh nói: “Thiên Chúa đặt trước mặt chúng ta sự sống và sự chết” (Dnl 30,15-20); “nước và lửa” (Hc 15,16-20), ta chọn gì thì được cái nấy, vì Ngài tôn trọng tự do đã ban cho ta. Bởi đó, ta muốn giữ được mạng sống mình, hãy nghe và sống Lời Đức Giê-su dạy:

Vậy Giu-đa bị thần chết chịt cổ vì hắn không chịu nghe Lời Thầy dạy, vẫn lỳ lợm sống giả dối, tham lam tiền của, và tự thắt cổ mà chết (x Cv 1,18).

V. CHÚA NÓI GÌ VỀ SỐ PHẬN CỦA GIUĐA ?

Đức Giê-su đã nói về số phận của Giu-đa:

- Trong số 12 môn đệ, có một tên là quỷ sứ (x Ga 6,70-71).

- Giu-đa là trò mà dám giơ gót đạp mặt Thầy (x Ga 13,18).

- Đức Giê-su than phiền: Thà nó (Giu-đa) đừng sinh ra thì hơn (x Mt 26,24).

- Nhất là Đức Giê-su đã thưa với Chúa Cha: “Lạy Cha, trong những kẻ Cha ban cho Con (12 môn đệ), Con không làm mất một người nào, trừ ra con người hư đốn” (x Ga 17,12).

- Khi các môn đệ họp nhau để chọn người thay chỗ Giu-đa đã mất, họ đọc Lời Thánh Kinh: “Trại của nó hãy thành hoang vu, và đừng có ai ở lại trong đó. Chức vụ của nó kẻ khác cất lấy”.Vì Giu-đã đã sa đọa bỏ trống ngôi mà đi vào chỗ dành riêng cho nó (x Cv 1,20.25).

- Thánh Phao-lô xác quyết: “Thật là vô phương cho những kẻ một lần đã được soi sáng, được thưởng thức những ân lộc Thiên Đàng, đã thông hưởng Thánh Thần, cùng đã thưởng thức lời tốt đẹp của Thiên Chúa và những mãnh lực tương lại, rồi lại sa đọa, thì thật vô phương cho họ đổi mới hối cải một lần nữa: họ lại đóng đinh phần họ và bêu nhục Con Thiên Chúa” (Dt 6,4-6). Thánh Phao-lô nói tiếp: “Esau mất quyền trưởng nam chỉ vì tham ăn một chén cháo, (thế thì Giu-đa chỉ vì tham 30$). Mà anh em biết: sau này dẫu muốn hưởng phần cơ nghiệp chúc lành, nó đã bị loại thải, vì nó vô phương hối lại, dâ dẫu muốn hưởng phần cơ nghiệp chúc lành, nó đã bị loại thải, vì nó vô phương hối lại, dẫu đã khóc lóc cố tìm” (Dt 12,17).

- Thánh Gioan khuyên các tín hữu: Kẻ nào phạm tội phải chết, tôi không bảo phải cầu xin cho nó” (1Ga 5,16b).

- Thánh Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế Hội Thánh số 14 nói: “Người đã thuộc về Chúa Ki-tô mà không kiên trì sống đức ái, thì xác nó thuộc về Hội Thánh, linh hồn nó ở ngoài Hội Thánh! Kẻ ấy chẳng những không được Chúa cứu độ mà còn bị xét xử nghiêm khắc hơn”.

Vậy chúng ta phải nhớ rằng Thiên Chúa vừa được gọi là Tình Yêu, nhưng cũng được gọi là lửa thiêu (x 1Ga 4,8; Dt 12,29). Bởi đó không ai được lạm dụng tình thương của Thiên Chúa mà nán trong tội lỗi, vì chỉ muốn đòi Chúa thể hiện tình yêu cứu mình, mà quên mất rằng “Chúa sẽ trả lại cho mỗi người cân xứng tùy theo công việc họ đã làm, hoặc lành hoặc dữ !” (x 2Cr 5,10)

Mỗi người hãy suy gẫm những Lời Thánh Kinh trên đây và tự biết mình phải sống thế nào để bảo đảm được ơn cứu độ, chứ không phải tranh luận về Giu-đa được cứu độ hay không ?!

THUỘC LÒNG

Người đã thuộc về Chúa Ki-tô mà không kiên trì sống đức ái, thì xác nó thuộc về Hội Thánh, linh hồn nó ở ngoài Hội Thánh! Kẻ ấy chẳng những không được Chúa cứu độ mà còn bị xét xử nghiêm khắc hơn (HCHT số 14).

THỨ BA TUẦN THÁNH
Is 49,1-6; Ga 13,21-33.36-38

BÀI ĐỌC: Is 49,1-6

1 Hỡi các đảo, hãy nghe tôi đây, hỡi các dân tộc miền xa xăm, hãy chú ý: Đức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi. 2 Người đã làm cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, giấu tôi dưới bàn tay của Người. Người đã biến tôi thành mũi tên nhọn, cất tôi trong ống tên của Người. 3 Người đã phán cùng tôi: "Hỡi Ít-ra-en, ngươi là tôi trung của Ta. Ta sẽ dùng ngươi để biểu lộ vinh quang." 4 Phần tôi, tôi đã nói: Tôi vất vả luống công, phí sức mà chẳng được gì."Nhưng sự thật, đã có Đức Chúa minh xét cho tôi, Người dành sẵn cho tôi phần thưởng. 5 Giờ đây Đức Chúa lại lên tiếng. Người là Đấng nhào nặn ra tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ để tôi trở thành người tôi trung,đem nhà Gia-cóp về cho Người và quy tụ dân Ít-ra-en chung quanh Người. Thế nên tôi được Đức Chúa trân trọng, và Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi. 6 Người phán: "Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta để tái lập các chi tộc Gia-cóp, để dẫn đưa các người Ít-ra-en sống sót trở về, thì vẫn còn quá ít. Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất."

ĐÁP CA: Tv 70

Đ. Lạy Chúa, miệng con sẽ tường thuật ơn cứu độ Ngài ban. (x c 15)

1 Con ẩn náu bên Ngài, lạy Chúa, xin đừng để con phải tủi nhục bao giờ. 2 Vì Ngài công chính, xin cứu vớt và giải thoát con, ghé tai nghe và thương cứu độ.

3 Xin Ngài nên như núi đá cho con trú ẩn, như thành trì để cứu độ con, núi đá và thành trì bảo vệ con, chính là Ngài. 4a Lạy Thiên Chúa, xin giải thoát con khỏi bàn tay kẻ dữ.

6 Từ thuở sơ sinh, con nương tựa vào Ngài, Ngài đã kéo con ra khỏi lòng mẹ, con ca tụng Ngài chẳng khi ngơi.

15 Miệng con công bố Ngài chính trực, suốt ngày tường thuật ơn cứu độ Ngài ban, ơn của Ngài, nhiều khôn xiết kể !17 Từ độ thanh xuân, lạy Thiên Chúa, con đã được Ngài thương dạy dỗ. Tới giờ này, con vẫn truyền rao vĩ nghiệp của Ngài.

TUNG HÔ TIN MỪNG:

Muôn lạy Vua Ki-tô, vì vâng lời Thánh Phụ, Ngài đã chịu dẫn đi đóng đinh vào thập giá, như con chiên hiền lành bị dẫn đi làm thịt.

TIN MỪNG: Ga 13,21-33.36-38

21 Nói xong, Đức Giê-su cảm thấy tâm thần xao xuyến. Người tuyên bố: "Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy."22 Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai.23 Trong số các môn đệ, có một người được Đức Giê-su thương mến. Ông đang dùng bữa, đầu tựa vào lòng Đức Giê-su.24 Ông Si-môn Phê-rô làm hiệu cho ông ấy và bảo: "Hỏi xem Thầy muốn nói về ai? "25 Ông này liền nghiêng mình vào ngực Đức Giê-su và hỏi: "Thưa Thầy, ai vậy? "26 Đức Giê-su trả lời: "Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy." Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt.27 Y vừa ăn xong miếng bánh, Xa-tan liền nhập vào y. Đức Giê-su bảo y: "Anh làm gì thì làm mau đi! "28 Nhưng trong số các người đang dùng bữa, không ai hiểu tại sao Người nói với y như thế.29 Vì Giu-đa giữ túi tiền, nên có vài người tưởng rằng Đức Giê-su nói với y: "Hãy mua những món cần dùng trong dịp lễ", hoặc bảo y bố thí cho người nghèo.30 Sau khi ăn miếng bánh, Giu-đa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối.

31 Khi Giu-đa đi rồi, Đức Giê-su nói: "Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người.32 Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.

33 “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Anh em sẽ tìm kiếm Thầy; nhưng như Thầy đã nói với người Do-thái: "Nơi tôi đi, các người không thể đến được", bây giờ, Thầy cũng nói với anh em như vậy.”

36 Ông Si-môn Phê-rô nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy? " Đức Giê-su trả lời: "Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể theo đến được; nhưng sau này anh sẽ đi theo."37 Ông Phê-rô thưa: "Thưa Thầy, sao con lại không thể đi theo Thầy ngay bây giờ được? Con sẽ thí mạng con vì Thầy! "38 Đức Giê-su đáp: "Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.”

SỐNG ƠN THIÊN TRIỆU

Qua các Bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay, Hội Thánh dạy chúng ta muốn chu toàn ơn thiên triệu Chúa ban, ta phải ý thức sống 5 điều sau đây:

1/ ƠN GỌI CỦA TA ĐỂ LÀM VINH HIỂN CHÚA LÀ ƠN BẨM SINH.

Ngôn sứ Isaia nói: “Chúa đã gọi tôi từ trong dạ mẹ, Người nhắc đến tên tôi, Đấng nắn tôi ra từ trong dạ mẹ, nên tôi tớ của Người” (Is 49,1.5a: Bài đọc). Như vậy lý do Chúa cho tôi sinh ra đời, để tôi cùng với muôn tạo vật ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa, như Lời kinh chúng ta vẫn thường đọc: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa,không trung loan báo việc tay Người làm. Ngày qua mách bảo cho ngày tới, đêm này kể lại với đêm kia. Chẳng một lời một lẽ, chẳng nghe thấy âm thanh, mà tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển. Chúa căng lều cho thái dương tại đó” (Tv 19/18,2-5).

Thí dụ: Ta hỏi bông hoa: bởi đâu mi đẹp thế ? Hoa trả lời: Chúa cho em. Vì Ngài đẹp hơn em. Ta lại hỏi con kiến: Sao ngươi nhỏ mà bò đi được vậy ? Kiến trả lời: Chúa cho, vì Ngài là sự sống. Nói tắt: Tạo vật mang dấu vết sự hiện diện của Thiên Chúa. Vậy nếu tôi không biết nói về Thiên Chúa cho người khác, thì tôi thua tạo vật vô tri vô giác!

2/ MIỆNG LƯỠI TA THUỘC VỀ CHÚA TRỞ THÀNH VŨ KHÍ PHÁ TAN SỰ DỮ.

Ngôn sứ Isaia nói: “Chúa đã cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, dưới bóng tay Người, Người cho tôi ẩn núp, Người làm cho tôi thành mũi tên nhọn và dấu tôi trong bao tên của Người” (Is 49,2: Bài đọc).

Như vậy, miệng lưỡi tôi mỗi ngày phải được Chúa huấn luyện, như ngôn sứ Isaia nói lên lời tạ ơn: “Thiên Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói mà nâng đỡ kẻ nhọc nhằn, mỗi sáng Ngài đánh thức tôi, Ngài thức tỉnh tai tôi, để nghe Lời Ngài giáo huấn” (Is 50,4). Có thế, ta mới xứng đáng để cất lời kinh: “Miệng con công bố Ngài chính trực, suốt ngày tường thuật ơn cứu độ Ngài ban, ơn của Ngài, nhiều khôn xiết kể ! Từ độ thanh xuân, lạy Thiên Chúa, con đã được Ngài thương dạy dỗ. Tới giờ này, con vẫn truyền rao vĩ nghiệp của Ngài” (Tv 71/70,15.17: Đáp ca).

Vì thế thánh Phao-lô nhắc nhở chúng ta: “Lời lẽ của anh em hằng phải thanh nhã, mặn mà, ý nhị, biết đối đáp sao cho phải với mỗi một người” (Cl 4,6).

Lần kia, một phụ huynh biết con mình học rất dốt, điểm môn nào cũng dưới trung bình, nên ba má em dẫn em đến cô giáo và nói: “Cháu có trí khôn kém quá học không được, xin phép cô cho cháu nghỉ học để cháu về đi chăn bò”, nhưng cô giáo trả lời: “Em này tôi biết học kém nhất lớp, nhưng em lại có một nụ cười duyên dáng nhất lớp, mỗi lần em đến lớp là làm cho các bạn trong lớp rộ lên niềm vui. Nếu ông bà cho cháu nghỉ, tôi và các em trong lớp thật tiếc”. Cậu bé nghe thế, lòng thầm vui, nên em xin phép ba má: “Xin cho con tiếp tục học, con sẽ cố gắng”. Lạ thay, từ bấy giờ việc học của em có tiến bộ, làm mọi người ngạc nhiên.

3/ TA PHẢI LÀ QUÀ TẶNG CHÚA BAN CHO MUÔN DÂN ĐỂ LÀM VINH HIỂN CHÚA.

Ngôn sứ Isaia nói: “Chúa phán với tôi: ngươi là tôi tớ của Ta, Israel, hỡi ngươi, Ta muốn được vinh quang. Ngươi hãy làm cho Giacob trở lại với Người, để thu họp cho Người dân Israel. Tôi đã được tôn trọng trước mặt Chúa, và Thiên Chúa của tôi là sức mạnh. Chúa phán: Quá ít, việc ngươi làm tôi tớ của Ta, để phục hưng các chi tộc Giacob, để đem về lại chồi lộc của Israel, nên Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng các dân tộc, để ơn cứu độ của Ta đạt thấu tận cùng trái đất” (Is 49,3.5b.6: Bài đọc).

Như vậy, lời ngôn sứ Isaia là cuộc cách mạng tư tưởng đối với Do-thái giáo. Vì người Do-thái chủ trương: Chúa chỉ cứu dân tộc họ mà thôi. Thế mà ngôn sứ Isaia lại ghi nhận Lời Chúa phán: “Ta đặt ngươi làm ánh sáng các dân tộc, để đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng trái đất”.

Vậy tôi phải có trách nhiệm làm cho mọi người nên thánh, vì càng nhiều người được Chúa Ki-tô cứu độ, vinh quang Thiên Chúa càng bao phủ trên nhiều người (theo thánh I-rê-nê).

4/ TA PHẢI Ý THỨC SỐNG CHÂN LÝ: “LÀM BỞI BAY, CHO BỞI CHÚA”.

Ngôn sứ Isaia nói: “Tôi đã lao nhọc hư luống phí sức vô ích, chỉ thấy trống rỗng, nhưng chính nghĩa của tôi đặt nơi Thiên Chúa, và phần thưởng của tôi nơi Thiên Chúa tôi thờ” (Is 49,4: Bài đọc).

Vì vậy thánh Phao-lô dạy: “Tôi trồng, anh tưới, Thiên Chúa mới làm cho mọc lên, vì thế trồng hay tưới chẳng là gì, Đấng làm cho lớn lên mới đáng kể” (1Cr 3,6-7). Nên có khi Chúa chỉ trao cho ta một trong những công tác: Trồng ? Tưới? Gặt? Ta chỉ cần cố gắng chu toàn việc đã được trao phó, kết quả là do bởi Chúa !

Cũng chính vì vậy mà Đức Giê-su dạy chúng ta: “Khi hoàn tất những việc phải làm, hãy nói: chúng tôi là đầy tớ vô dụng, không biết làm gì hơn là việc bổn phận phải làm” (Lc 17,10).

Thực vậy, chính Đức Giê-su đã phải cầu nguyện suốt đêm xin Chúa Cha giúp Ngài chọn môn đệ để cộng tác (x Lc 6,12-13), và Ngài đã vất vả huấn luyện họ suốt ba năm. Thế mà, Tông Đồ Giuda lập mưu nộp Thầy cho kẻ ác giết (x Ga 13,21: Tin Mừng); Ông Phê-rô thì được Đức Giê-su tín nhiệm đặt làm thủ lãnh Hội Thánh, Ngài còn thách thức cả đến ma quỷ cũng không phá đổ được Hội Thánh do ông lãnh đạo (x Mt 16,18). Vậy mà khi có người mới hỏi ông có quen biết gì ông Giêsu không, ông vội chối phắt ba lần ! (x Ga 13,38: Tin Mừng) Vì thế mà Đức Giê-su đã phải lên tiếng than: “Không biết ngày tôi trở lại, có còn gặp được niềm tin nào trên mặt đất này nữa không?” (Lc 18,8). Nhưng Chúa đã hứa cho ta: “Chính lúc ta yếu lại là lúc ta mạnh” (2Cr 12,10).

5/ MUỐN CHU TOÀN ƠN THIÊN TRIỆU TA PHẢI KẾT HỢP VỚI CHÚA GIÊSU PHỤC SINH.

Thực vậy, ông Phê-rô lớn tiếng thề cùng Thầy Giêsu: “Thầy đi đâu con cũng theo, dù phải chết với Thầy”, nhưng Đức Giê-su đáp lại: “Nơi Thầy đi bây giờ con không thể theo được, nhưng sau này con sẽ theo” (x Ga 13,36-37: Tin Mừng).

Đức Giê-su nói như vậy với ông Phê-rô có nghĩa là ông muốn có sức trung thành theo Thầy đến chết, chỉ khi nào ông được tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh của Ngài. Cụ thể như ông phải dự tiệc Thánh Thể (x Lc 22,14-20); ông phải được Chúa Giê-su Phục Sinh thổi hơi trao ban Thần Khí (x Ga 20,22-23).

Thực vậy, Mười Hai môn đệ của Đức Giê-su chỉ mất có một Giu-đa không trung thành với Thầy, trở nên kẻ phản bội. Khi ông biết lỗi mà hối hận, ông lại không có lòng trông cậy vào tình thương và ơn tha thứ của Thầy Giêsu, nên ông thắt cổ tự vẫn (x Cv 1,18), chỉ vì ông thua 11 môn đệ kia hai điểm: Ông không rước lễ, bởi vì trước khi Đức Giê-su lập phép Thánh Thể, ông đang dự tiệc Vượt Qua với Thầy và anh em, ông đã bỏ bàn tiệc ra đi, lúc ấy là đêm tối, tức là đi vào sự chết (x Ga 13,30: Tin Mừng), nhất là ông không được Chúa Giê-su Phục Sinh thổi hơi trao ban Thần Khí như các môn đệ kia (x Ga 20,22-23).

Vậy ta muốn trung tín theo Chúa phục vụ đồng loại trong gian truân quẫn bách, ta phải tin vào Chúa Giê-su Phục Sinh được thể hiện hằng ngày qua hai việc:

- Ta phải tùng phục quyền giáo huấn của Hội Thánh, vì ngoài Hội Thánh, ta không được đón nhận Lời Chúa cách chính xác và đầy đủ (x Mt 16,17; Gl 1,8)

- Hiệp dâng Thánh Lễ cách trọn vẹn, đó là lương thực không bao giờ hư nát, làm cho cả hồn xác ta được sống cách dồi dào (x Ga 6,22t; 10,10).

THUỘC LÒNG

Khi hoàn tất những việc phải làm, hãy nói chúng tôi là đầy tớ vô dụng không biết làm gì hơn là việc bổn phận phải làm (Lc 17,10).

Tôi trồng, anh tưới, Thiên Chúa mới làm cho mọc lên, vì thế trồng hay tưới chẳng là gì, Đấng làm cho lớn lên mới đáng kể (1Cr 3,6-7).

THỨ HAI TUẦN THÁNH
Is 42,1-7; Ga 12,1-12

BÀI ĐỌC: Is 42,1-7

1 Đức Chúa phán: “Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng, Ta cho thần khí Ta ngự trên nó; nó sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân. 2 Nó sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường. 3 Cây lau bị giập, nó không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi. Nó sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý. 4 Nó không yếu hèn, không chịu phục, cho đến khi thiết lập công lý trên địa cầu. Dân các hải đảo xa xăm đều mong được nó chỉ bảo.5 Đây là lời Thiên Chúa, lời Đức Chúa, Đấng sáng tạo và căng vòm trời, ấng trải rộng mặt đất với hoa màu tràn lan, Đấng ban hơi thở cho dân trên mặt đất, ban sinh khí cho toàn thể cư dân. 6 Người phán thế này: "Ta là Đức Chúa, Ta đã gọi ngươi, vì muốn làm sáng tỏ đức công chính của Ta. Ta đã nắm tay ngươi,đã gìn giữ ngươi và đặt làm giao ước với dân, làm ánh sáng chiếu soi muôn nước, 7 để mở mắt cho những ai mù loà, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm."

ĐÁP CA: Tv 26

Đ. Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi. (c 1a)

1 Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi,tôi còn sợ người nào? Chúa là thành luỹ bảo vệ đời tôi,tôi khiếp gì ai nữa?

2 Khi ác nhân xông vào, định nuốt sống thân tôi, ai ngờ chính đối phương, chính những thù địch ấy, lại lảo đảo té nhào.

3 Dù cả một đạo quân vây đánh, lòng tôi chẳng sợ gì. Dù có phải lâm vào chiến trận, tôi vẫn cứ cậy tin.

13 Tôi vững vàng tin tưởng sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống. 14 Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào! Hãy cậy trông vào Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG:

Muôn lạy Chúa Ki-tô, chỉ có Ngài thương đến thần dân tội lỗi.

TIN MỪNG: Ga 12,1-12

1 Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su đến làng Bê-ta-ni-a, nơi anh La-da-rô ở. Anh này đã được Người cho sống lại từ cõi chết.2 Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giê-su; cô Mác-ta lo hầu bàn, còn anh La-da-rô là một trong những kẻ cùng dự tiệc với Người.3 Cô Ma-ri-a lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giê-su, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm.4 Một trong các môn đệ của Đức Giê-su là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, kẻ sẽ nộp Người, liền nói:5 "Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo? "6 Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung.7 Đức Giê-su nói: "Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy.8 Thật vậy, người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có; còn Thầy, anh em không có mãi đâu."9 Một đám đông người Do-thái biết Đức Giê-su đang ở đó. Họ tuôn đến, không phải chỉ vì Đức Giê-su, nhưng còn để nhìn thấy anh La-da-rô, kẻ đã được Người cho sống lại từ cõi chết.10 Các thượng tế mới quyết định giết cả anh La-da-rô nữa,11 vì tại anh mà nhiều người Do-thái đã bỏ họ và tin vào Đức Giê-su.

MARIA, MẪU NGƯỜI NGHE VÀ SỐNG LỜI CHÚA

Cô Maria, em của Matta được hai thánh sử Luca và Gioan ghi lại những nét đẹp trong đời sống đức tin của cô:

1/ ÔNG LUCA GHI LẠI LỜI ĐỨC GIÊ-SU KHEN CÔ MARIA CÓ TẤM LÒNG NGHE LỜI CHÚA.

Cô đã gạt bỏ những công việc cần thiết khác như giúp chị dọn bữa thiết đãi Đức Giê-su. Lúc ấy, Matta chị cô tưởng việc đó là nhất, nên cô đã sấn lại bên Đức Giê-su mà phàn nàn: “Thưa Thầy, Thầy không màng nghĩ tới sao, em tôi để tôi một mình phục dịch ? Vậy xin Thầy bảo nó đỡ đần tôi với”. Nghe thế, Đức Giê-su lên tiếng bênh vực cô em, và đưa cô lên như con người phục vụ mẫu mực, Ngài nói: “Matta, Matta, con lo lắng xôn xao về nhiều chuyện quá, chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi, Maria em con đã chọn phần tốt nhất, và không bị ai giựt mất!” (x Lc 10,38-42).

Ta lưu ý Đức Giê-su khen người có tấm lòng nghe Lời Chúa như cô Maria, thì “không bị giựt mất”, đó là đã “chọn phần tốt nhất”, vì

  1. Được Chúa Cha và Chúa Con gìn giữ người ấy, không để sự dữ nào giựt họ khỏi tay quyền năng và yêu thương của Thiên Chúa được (x Ga 10,27-30).
  2. Được Đức Giê-su yêu thương họ bằng mối tình phu-thê, như ngôn sứ Hô-sê thổ lộ lòng trung tín và yêu thương của ông đối với cô vợ đàng điếm. Ông nói: “Phen này ta sẽ lột trần cái đĩ già của vợ ta trước mặt các gã tình lang, để không ai giựt vợ khỏi tay ta” (Hs 2,12: Bản dịch NTT).

2/ ÔNG GIOAN GHI LẠI BÀN TAY PHỤC VỤ CỦA CÔ MARIA ĐÚNG LÚC VÀ PHẢI THỜI.

a. Cô Maria phục vụ đúng lúc. Đan cử:

* Đức Giê-su vào nhà hai chị em Matta và Maria, đối với Ngài, lương thực Ngài ưa thích không phải là của vật chất, mà là làm theo ý Chúa Cha sai (x Ga 4,31-34). Thế mà cô Matta chỉ chú ý dọn bàn nhiều món để mời Thầy Giêsu, làm sao được Đức Giê-su hài lòng bằng Maria em cô cứ ngồi dưới chân Ngài để nghe giảng dạy, vì Ngài muốn chu toàn sứ mệnh ngôn sứ, là đặt Lời Chúa vào lòng người, như ngôn sứ Isaia đã nói trước về sứ mệnh của Ngài: “Suốt thời Người lập phán quyết trên trần gian và các hải đảo trông đợi huấn chỉ của Người” (x Is 42,4: Bài đọc).

* Sau khi Đức Giê-su cho Ladaro, em của Matta và Maria sống lại, cô Matta lại dọn tiệc mừng, mà cô không biết rằng vì Thầy Giêsu cho Ladaro em cô sống lại, nên những kẻ thù ghét Đức Giê-su đang rình rập chung quanh nhà, để bắt được Đức Giê-su và còn muốn giết luôn cả Ladaro. Lúc ấy, chỉ có cô Maria đọc được tâm tư đau khổ của Đức Giê-su: Thầy sẽ bị giết chết vì cho anh cô sống lại. Theo phong tục Do-thái, để tỏ lòng thương mến người qua đời, thì người ta đưa dầu thơm ra mộ xức xác người quá cố. Nhưng lúc ấy, người chết đâu có cảm nhận được tình thương của người sống dành cho. Do đó cô Maria đã mua dầu thơm đổ vào chân Thầy Giêsu ngay lúc Thầy còn sống, để tỏ ý tẩm liệm xác Thầy. Vậy cô Maria nhờ có tấm lòng nghe Lời Chúa, biết phục vụ đúng lúc Thầy Giêsu biết mình sẽ phải chết vì cứu sống em cô. Hành động này đã dạy cho chúng ta bài học hiếu thảo: Muốn tỏ lòng hiếu thảo biết ơn ai, ta hãy tỏ ra lúc họ còn sống, chứ đừng theo thói đời “sống không cho ăn, chết làm văn tế ruồi”.

b- Phục vụ phải thời.

Thời Ngôi Hai làm người, Ngài chỉ muốn làm tròn sứ mệnh ngôn sứ như Isaia đã nói: “Ta đã ban Thần Khí của Ta trên Người, Người sẽ làm rạng phán quyết ra cho các nước, bởi vì nhờ Lời Chúa đã tác tạo vạn vật trong hoàn vũ làm quà tặng cho con người, và ban hơi thở cho dân trên trần gian, và nhờ Lời Chúa đã dẫn dắt mọi người làm ánh sáng cho các nước. Để mở mắt cho kẻ mù lòa, để đưa tù nhân ra khỏi cảnh lao tù, những người ngồi trong bóng tối sự chết” (Is 42,1-7: Bài đọc). Bởi thế cô Maria lấy dầu thơm đổ vào chân Đức Giê-su, dưới cái nhìn của những kẻ mê tiền như Giuda, thì hắn lên tiếng phản đối: “Phí quá, bán bình dầu ấy được 300 đồng quan cho kẻ nghèo có lý hơn!” Thực ra, không phải hắn có ý lo cho người nghèo, nhưng vì hắn là tên ăn cắp, lại được giữ túi tiền của Nhóm, nên có gì bỏ vào thì hắn phỗng mất ! Đức Giê-su lên tiếng bênh vực: “Để mặc chị ấy, ngõ hầu chị còn giữ lại cho ngày liệm táng Ta, vì kẻ nghèo khó các ngươi vẫn có luôn bên các ngươi; còn Ta, không phải bao giờ các ngươi cũng có” (Ga 12,3-8: Tin Mừng).

Lời này Đức Giê-su có ý nói: Cho dù người ta có đưa hết tiền của chia sẻ cho người nghèo, thì người nghèo vẫn có bên cạnh, vì sinh lười biếng, chỉ đợi người khác cho ! Bởi đó càng nhiều người nghèo đến quấy rầy chúng ta hơn! Cho nên chẳng có cách nào giải quyết được hết người nghèo, trừ khi nào ai cũng đầy Chúa, ai cũng giàu có về Thiên Chúa, như các tín hữu thời Giáo Hội sơ khai.

Chúng ta để ý câu nói của Đức Giê-su: ‘Cô Ma-ri-a đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy !” (Ga 12,7: Tin Mừng)

Thực tế, cô Ma-ri-a nào có giữ dầu thơm dành cho ngày mai táng Đức Giê-su đâu? Bằng chứng là khi Đức Giê-su đã được an táng trong mồ, cô Ma-ri-a, em của Mát-ta đâu có đưa dầu thơm ra mộ xức xác Đức Giê-su, mà là bà Ma-ri-a Mác-đa-la. (x Mc 16,1)

Thế thì chúng ta phải hiểu lời Đức Giê-su nói: “Cô Ma-ri-a giữ dầu thơm dành cho ngày mai táng Thầy”, là Ngài muốn chúng ta phải biết dùng tiền của “mai táng” Chúa Giê-su vào lòng tha nhân.

Vậy chúng ta đã hao tốn bao nhiêu tiền để phát triển Tin Mừng, để xây dựng Hội Thánh ? Đó là cách mai táng Chúa vào lòng tha nhân !

Nếu chúng ta đã xác định: Tiền của chia sẻ cho đồng loại là cách cụ thể tôn trọng nhau, tại sao chúng ta lại xử bất công với Chúa, không tôn trọng Thiên Chúa ? Khi chúng ta không biết dùng tiền của mai táng Chúa vào tâm hồn đồng loại!? Đó là lý do Đức Giê-su đã nói “dành dầu cho ngày mai táng Thầy”. Trước khi Ngài nói “người nghèo các ngươi vẫn có bên cạnh” (x Ga 12,7-8). Như vậy, rõ ràng Đức Giê-su muốn chúng ta làm cho Ngài trước, sau đó mới làm cho tha nhân. Đó mới là thực hành Giới răn quan trọng nhất: Mến Chúa (trước), Yêu người (sau) !

Thánh Kinh dạy: “Ta được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa” (St 1,26), không phải giống Chúa vô hình ở trên trời, mà là giống Con Thiên Chúa làm người, và như trên chúng ta đã biết: khi làm người, Con Thiên Chúa chỉ muốn đặt Lời Chúa vào lòng mọi người, thì ta cũng phải giống Chúa ở điểm này, là ta tiếp tục “mai táng Lời Chúa vào lòng tha nhân” như Đức Giê-su đã nói về ý nghĩa việc làm của cô Maria, để mọi người trở nên Đền Thờ đích thực của Thiên Chúa (x 1Cr 3,16-17), mà Đền Thờ nguyên thủy Chúa chỉ cho vua Salomon xây, nhằm mục đích đặt hai bia đá ghi Lời mà Chúa đã trao ông Mô-sê để ban lại cho dân. Bởi đó, ai được Lời Chúa ở cùng, thì hân hoan nói như ngôn sứ Giêrêmia: “Vừa gặp Lời Chúa tôi nuốt chửng, Lời Chúa làm hoan lạc đời tôi, vì trên tôi danh Ngài được kêu khấn” (Gr 15,16).

Nuốt chửng Lời Chúa” vì lý do quá ngon, quá bổ nhưng cũng quá đắng vì là thuốc dã tật (x Kn 16,12; Kh 10,10); “Trên tôi danh Chúa được kêu khấn” tức là Lời Chúa không còn ghi trên hai tấm bia đá như xưa, mà bởi quyền năng Thánh Thần, Hội Thánh ghi Lời trên tấm linh hồn và thân xác ta (x 2Cr 3,3), và như thế ta là “hương thơm của Đức Giê-su, xông ra giữa những người được cứu độ và những kẻ bị hư đi” (2Cr 2,15), cũng như ta làm ứng nghiệm Lời Chúa chúc phúc cho dòng giống tổ phụ Abraham: “Mọi dân thiên hạ sẽ lấy dòng giống ngươi mà cầu phúc cho nhau,bởi vì ngươi đã vâng nghe Lời Ta” (St 22,18).

Ta còn nhớ lời Thánh Kinh ta vẫn đọc “Lời Chúa là ánh sáng, là đèn soi cho con bước” (Tv 119/118,105). Cũng như “Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào. Chúa là thành lũy bảo vệ đời tôi, tôi khiếp gì ai nữa” (Tv 27/26,1: Đáp ca).

THUỘC LÒNG

Tôi cầm lấy cuốn sách nhỏ từ tay thiên thần và nuốt đi. Trong miệng tôi nó ngọt ngào như mật ong, nhưng khi tôi nuốt rồi, thì bụng dạ tôi cay đắng(Kh 10,10).

Vừa gặp Lời Chúa tôi nuốt chửng, Lời Chúa làm hoan lạc đời tôi, vì trên tôi danh Ngài được kêu khấn (Gr 15,16).

Lm Đinh Quang Thịnh

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 04.04.2010. 12:27