Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Sự hiệp nhất nơi Ba Ngôi Thiên Chúa

§ Phanxicô Xaviê

Chúa Thánh Thần đã hiện xuống và đã “dẫn các tông đồ vào sự thật toàn vẹn”, như lời Chúa Giêsu nói trong bài Tin mừng Ga 16, 12 – 15 ngày lễ Chúa Ba Ngôi. Nhờ đó ngày nay chúng ta được hiểu biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, mà dân Cựu ước ngày xưa đã không hề hay biết. Các tông đồ khi sống với Đức Giêsu cũng chưa hiểu rõ lắm. Phải đợi đến khi Chúa Thánh Thần hiện xuống soi sáng và hướng dẫn, dần dần Giáo hội mới được đưa vào mầu nhiệm cao cả này.

Trong mạc khải của Chúa Giêsu, khi nói về Chúa Cha, cũng như Chúa Thánh Thần, Người đề cập đến những ngôi vị tách biệt nhau. Trong sự tách biệt rạch ròi giữa các ngôi vị, Chúa Giêsu lại cho thấy có sự hiệp nhất nên một giữa các Ngôi với nhau. Chúa Thánh Thần lãnh nhận từ nơi Chúa Giêsu mà loan báo cho các tông đồ, và “mọi sự Chúa Cha có đều là của Chúa Giêsu”. Như thế, mỗi Ngôi đều có cái mà hai Ngôi kia đều có, và không chiếm hữu điều gì cho riêng mình. Mạc khải của Chúa Giêsu cho thấy: Ba Ngôi vừa khác biệt, vừa đồng nhất; vừa tách rời, vừa hiệp nhất. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm cao siêu vượt xa tầm trí hiểu biết của con người, không thể lý giải được bằng lý trí, nhưng lại dễ dàng noi gương sự hiệp nhất của Ba Ngôi để xây dựng và phát triển gia đình cũng như cộng đoàn.

Nhìn vào sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa, mỗi người tự hỏi, ngày nay chúng ta đã và đang sống, đã xây dựng sự hiệp nhất trong gia đình cũng như trong Giáo hội như thế nào ? Vợ chồng, cha mẹ và con cái có sự thống nhất thuận thảo trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình hay không ? Nếu chỉ nghĩ đến cái tôi thì không bao giờ có sự hiệp nhất. Trong Giáo hội cũng thế, là thành viên của Giáo hội mỗi Kitô hữu đã sống và đi theo những giáo huấn của Giáo hội ra sao ? Không hiếm những chuyện “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” giữa người trên và người dưới, giữa giáo sĩ và giáo dân. Những điều đó không thể tạo nên sự hiệp nhất và phát triển Giáo hội.

Mầu nhiệm Ba Ngôi là nền tảng căn bản của niềm tin Kitô giáo. Chính vì thế, đời sống đức tin của mỗi Kitô hữu phải dựa trên nền tảng của Ba Ngôi. Khi mạc khải về Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Giêsu cho thấy có sự kính trọng tuyệt đối và không có sự lệ thuộc hay thống trị lẫn nhau. Đàng khác, có sự thông hiệp hoàn toàn của Ba Ngôi với nhau trong mối dây hiệp nhất. Giữa các Ngài luôn là sự thống nhất tuyệt đối. Giáo hội do Chúa Giêsu thiết lập chính là phản ảnh rõ nét về đời sống nội tại của Ba Ngôi Thiên Chúa. Mọi thành phần trong Giáo hội phải liên đới với nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm chung.

Tin vào một Thiên Chúa Duy Nhất có Ba Ngôi, thì phải sống và làm thế nào để thể hiện niềm tin ấy. Có một phương thế hay nhất là xây dựng sự hiệp nhất trong Giáo hội. Trong cuộc sống có những thử thách gian nan, chúng ta cần phải tín thác vào Chúa. Bởi vì, nhờ Bí Tích Thanh Tẩy, chúng ta đã được sống trong cung lòng Ba Ngôi Thiên Chúa, được bình an nhờ Đức Kitô, được Chúa Thánh Thần thánh hóa và ban tặng tình yêu của Thiên Chúa Cha, chúng ta thực sự trở nên con cái Chúa. Do đó, đời sống của người Kitô hữu đích thực là một đời sống của tình yêu thương hiệp nhất như Ba Ngôi Thiên Chúa vậy.

Phanxicô Xaviê

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 24.05.2010. 21:17