Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Sống trong niềm tin vượt qua sự chết của tội lỗi

§ Lm Jude Siciliano, OP

Lễ Vọng Phục Sinh – C
St. 1: 1-2:2; St. 22: 1-8; Xh.14:15- 15:1; Is. 54: 5-14; Is. 55: 1-11; Br 3; 9-15, 32 -4:4; Ed. 36: 16-17a, 18-28; Rm 6:3-11; Lc 24: 1-12

Bài Phúc Âm đêm vọng lễ Phục Sinh rất lạ, vì chúng ta thường nghĩ đi lễ để mừng sự sống lại. Nhưng thật ra bài Phúc âm lại không nói gì về sự sống lại cả. Đây là một bài nói về sự mất mát, sự bối rối, do lời của hai người mặc quần áo chói lòa, do lời nói của vài phụ nữ với 11 môn đệ, sự ngạc nhiên của 11 môn đệ và của Phêrô khi nhìn vào mộ trống.

Trong giáo xứ chúng tôi, phải mất nhiều thì giờ và công sức đón mừng đêm vọng lễ Phục Sinh. Trong các giáo xứ tôi đã đi giảng tỉnh tâm mùa chay năm nay, các ban phụng vụ và nhạc đoàn đã sẵn sàng đâu vào đấy cho đêm vọng Phục Sinh. Nếu bạn hỏi nhỏ đã soạn những gì, họ sẽ trả lời là họ soạn một đêm vui mừng Chúa sống lại. Việc sửa soạn cẩn thận của họ chắc sẽ làm cho cộng đoàn giáo dân hăng hái cầu nguyện sốt sắng hơn.

Vậy sao bài phúc âm không trình bày câu chuyện cho rõ ràng hơn, và hợp với tất cả các sửa soạn nói trên. Anh chị em nghĩ sao? Có lẽ do các phụ nữ, 11 môn đệ và Phêrô làm chúng ta nghĩ đến đêm hôm nay khi chúng ta cùng với các phụ nữ và Phêrô nhìn vào ngôi mộ trống. Chúng ta nghe lời khuyên của hai người mặc áo trắng nói với các phụ nữ ở mộ “hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà”. Hai người đó nhắc đến lời Chúa Giêsu nói trước về sự thương khó và sự sống lại của Ngài. Chúa Giêsu đã đến với chúng ta trong sự chết của chúng ta; Ngài đã đi đến tận nấm mồ với chúng ta.

Nhưng, hai người mặc áo trắng sáng còn muốn các phụ nữ và các ông nhớ lại nhiều hơn. Họ phải nhớ lại và đặt niềm tin vào lời hứa của Chúa Giêsu là Ngài sẽ sống lại. Sự sống lại sẽ kế tiếp theo những đau khổ của sự thương khó… và sự chết. Sau khi các môn đệ thấy sự đau khổ tột cùng của Chúa Giêsu và sự chết của ngài, thật khó mà nhớ đến lời hứa về sự sống lại. Chúng ta cũng vậy. Sau những đau khổ và những ngôi mộ trống mà chúng ta nhìn thấy, thật là khó cho chúng ta để nhớ đến sự sống lại.

Cách đây vài năm, trong Tuần Thánh, lúc nữa đêm, tôi được một cú điện thoại của một người bạn. Do khoản 25 năm về trước tôi có gặp bà ta khi người chồng bà ta 52 tuổi ở bệnh viện vào lúc người ta đã tắt các máy trợ sinh. Bà ta nuôi 3 đứa con một mình. Và bà gọi tôi lúc đó để báo tin người con 48 tuổi đột tử trong lúc đang nói chuyện với vợ. Tôi vội đến nhà bà ta để thăm và tôi ngồi bên cạnh Bà đang nức nở khóc. Bà ta nói “Thật là quá đáng cho con, con có thể chịu đựng sự chết của chồng con, nhưng giờ đây thì thật là quá đáng cho con!” Bà ta than vãn rất đau đớn và trách móc Chúa. Trong những trường hợp đau khổ lớn như thế, bà ta cảm thấy đức tin đang bị thử thách. Bà nắm trong tay một cây thánh giá bằng lá dừa con bà cho bà ngày lễ lá trước đó. Ai có thể nói gì với bà được? Rồi bà nắm tay người khác, mân mê cây thánh giá bằng lá, và nhìn xuống đất trước mặt chúng tôi. Bà cố gắng nhớ lại đức tin của mình, cố gắng đặt niềm hy vọng vào lời Chúa hứa sẽ cho con bà sống lại với Chúa Kitô. Chúng tôi cũng như hai người ở mồ chúa Giêsu cố gắng “nhớ lại”. Tôi có cảm tưởng như chúng tôi đang nhìn vào ngôi mộ trống mà không cảm thấy chút nào bớt nỗi đau đớn. Tôi chắc đó là cảm tưởng của các môn đệ ngay sau khi Chúa Giêsu vừa chịu chết thãm và chịu mai táng. Nói gì bây giờ? Làm gì bây giờ? Chúng ta vẫn thấy bị thất bại nặng nề vì kẻ thù.

Trong ngôi mộ tối đen. Và có ai chưa nhìn vào cõi u tối với nhiều đớn đau đâu? Ngay cả khi một người lớn tuổi qua đời cũng làm cho chúng ta đặt nhiều dấu hỏi khi nhìn vào ngôi mộ. Chúng ta cũng biết nhiều ngôi mộ khác như: ngôi mộ của sự tan vỡ hôn phối; ngôi mộ của sự bội phản của bạn thân; ngôi mộ của sự thất bại trong một chương trình; ngôi mộ của những mơ ước bị thất bại; ngôi mộ của bệnh hoạn lâu dài v.v… Và khi nhìn vào những mộ đó, chúng ta khóc, và tự hỏi trong ước vọng: Có cách nào để kéo lại thời gian của những ngày vui trước đây chăng.

Các phụ nữ đến ngôi mộ để ướp xác Chúa Giêsu theo thủ tục địa phương, và đó là dịp chia tay cuối cùng. Đó là việc thường làm đối với người họ thân thương. Họ còn làm gì nữa được? Bà Maria Magdala cũng có đó. Câu chuyện kể trong phúc âm cho biết là Chúa Giêsu đã thay đổi đời bà. Bà ta không phải là người đàn điếm mà người ta gán cho bà. Nhưng bà đã gặp khó khăn và Chúa Giêsu đã thay đổi đời bà. Thánh Luca nói khi bà và các phụ nữ khác đến thấy ngôi mộ trống không họ “phân vân”. Luca là một nhà thơ, nên Luca viết lúc đó trời vừa rạng sáng ngày đầu tiên trong tuần. Có chuyện gì sẽ xảy đến với các bà này. Có ai sẽ thay đổi đời sống họ. Nhưng không xảy ra ngay đâu. Cũng như chúng ta, họ sẽ phải đợi, và lúc chờ đợi đó mới là lúc khó khăn vô cùng.

Ngôi mộ trống chẳng có ý nghĩa gì. Chỉ là sự trống không. Hãy nhìn vào ngôi mồ đó với các phụ nữ, với bà bạn tôi kể trên có người con vừa bị đột tử. Chúng ta hãy mang đến ngôi mộ trống không ấy tất cả những gì chúng ta đã mất đi trong đời sống chúng ta. Chúng ta không nhìn thấy Chúa Kitô sống lại. Chúng ta không thấy người chết đang sung sướng hưởng đời sống sau với các người thân thương của chúng ta. Ngôi mộ trống không chứng tỏ gì cho các phụ nữ và bà Maria. Nhưng ngôi mộ trống có ý nghĩa mà chỉ có đức tin mới cho chúng ta biết. Hai người đàn ông ở mộ không chứng tỏ về sự sống lại của Chúa Giêsu. Nhưng họ nói “hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà”. Chúa Giêsu có ý nghĩa gì đối với chúng ta. Ngài đã thay đổi đời sống chúng ta, và đứng bên cạnh những ngôi mộ của chúng ta, chúng ta “nhớ” Chúa Giêsu.

Chúng ta “nhớ” đức tin chúng ta đặt vào Chúa Kitô sống lại bởi sự chết, làm chúng ta thêm can đảm thắng những sự dữ trong đời chúng ta, giúp chúng ta tiếp tục cố gắng làm những gì để sự sống nước trời được thực hiện trong đời sống chúng ta, và giúp chúng ta không chán nản vì sự thay đổi chậm trễ trong đời sống chúng ta và đời sống kẻ khác. Chúng ta nhớ lời Chúa Giêsu khi chúng ta được tin buồn, và khi chúng ta nhìn ngôi mộ của sự chán nản và thất bại: “Tất cả, những ai gánh vác nặng nề, và mang gánh nặng, hãy đến với Ta, và Ta sẽ cho các ngươi nghỉ mệt”. “Đây là mình Ta đã bẻ ra cho các người” “Phúc cho những ai có lòng khó khăn, vì nước trời là của họ”. Chúng ta nhìn vào ngôi mộ trống không với các phụ nữ, và chúng ta nghe lời khuyên bảo của hai người đàn ông mặc áo chói lóa ở đó. Chúng ta nhớ lời Chúa Giêsu nói. Lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể là lương thực hàng ngày, là của ăn đường giúp chúng ta sống như lời nói trong phụng vụ ngày hôm nay “chúng ta vui mừng chờ đợi ngày Đức Giêsu Kitô đến”.

Lm Jude Siciliano, OP
FX Trọng Yên, OP chuyễn ngữ

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 01.04.2010. 07:29