Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Toàn văn Sứ điệp của ĐTC nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ IV

Trong Sứ điệp nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ IV, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi quan tâm chú ý đến người nghèo, đặc biệt trong đại dịch Covid-19, và cảnh giác chống lại sự thờ ơ dửng dưng.

Bản in Đọc tiếp 13.06.2020. 13:31

Bữa ăn tình liên đới

Xã hội hôm nay nhiều gia đình đang thèm bữa cơm gia đình. Vì công việc, vì thời giờ mỗi người khác nhau nên nhiều bà mẹ chẳng muốn nấu cơm, vì có ai ăn đâu mà nấu! Nhưng từ ngày dịch bệnh xảy ra, đặc biệt trong thời gian cách ly xã hội, nhiều gia đình đã tìm lại được niềm vui bên bữa cơm gia đình. Một chị nội chợ nói rằng: từ ngày kết hôn đến nay, đây là khoảng thời gian đầu tiên gia đình chị duy trì ba bữa cơm trong một ngày có đầy đủ mọi người. Không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc vô cùng. Một anh chồng thì thú nhận: "Những bữa cơm gia đình trong thời gian chống dịch Covid-19 giúp vợ chồng tôi thấy cần phải thay đổi lại bản thân, sống có trách nhiệm hơn với bố mẹ, con cái và bạn đời của mình. Thời gian này ngồi ăn cùng với mẹ, tôi nhận ra bà không ăn được cơm mà chủ yếu ăn cháo vì răng rụng gần hết. Cái mẹ cần nhất không phải là những đồ ngon, đồ bổ mà tôi nỗ lực kiếm tiền mua về cho mẹ ăn, mà là được ngồi ăn cơm cùng với con cháu hàng ngày. Với con cái cũng vậy, ngồi ăn chung với các con, tôi nhận ra lâu nay mình thật vô tâm với chúng. Chắc chắn từ giờ về sau, tôi sẽ thay đổi để về ăn cơm với mẹ và vợ con nhiều hơn".

Bản in Đọc tiếp 11.06.2020. 06:12

ĐTC Phanxicô: Vật lộn với Thiên Chúa là một ẩn dụ của việc cầu nguyện

Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung được truyền chiếu trực tiếp tại Thư viện Dinh Tông Tòa vào sáng thứ Tư 10/06/2020, khi suy tư về cầu nguyện, Đức Thánh Cha đã giải thích về cách cầu nguyện của tổ phụ Gia-cóp khi ông “vật lộn” với Thiên Chúa cả đêm và sau đó đã thay đổi: từ con người tinh ranh, tự tin, không biết đến ân sủng và lòng thương xót, ông đã khám phá ra sự mỏng dòn yếu đuối của mình và khám phá mình được bao bọc bởi lòng thương xót của Chúa.

Bản in Đọc tiếp 10.06.2020. 12:10

Kinh Truyền Tin 7/6/2020: Thiên Chúa yêu con người bất chấp tội lỗi của họ

Trưa Chúa Nhật, 7/6/2020, Lễ Chúa Ba Ngôi, Đức Thánh Cha đã cùng đọc kinh truyền tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Số tín hữu hôm nay tại quảng trường đông hơn tuần trước, và vẫn giữ khoảng cách an toàn để tránh làm lây lan virus.

Bản in Đọc tiếp 07.06.2020. 13:55

Một Hiện Thực Ắp Đầy Ba Ngôi

Vừa kết thúc Mùa Phục Sinh và bước qua mùa Phụng Vụ Thường Niên, Hội Thánh cử hành liên tiếp 3 lễ trọng: CHÚA BA NGÔI, MÌNH MÁU THÁNH CHÚA, THÁNH T M CHÚA GIÊSU.

Qua 3 lễ trọng nầy, hình như Hội Thánh muốn nói lên rằng: dư âm của mầu nhiệm TỬ NẠN-PHỤC SINH vẫn còn vang vọng kéo dài chứ không phải kết thúc với đại lễ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG.

Bản in Đọc tiếp 06.06.2020. 14:30

Chúa Ba Ngôi Trong Đời Sống Hội Thánh

Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là nội dung đầu tiên và mang tính nền tảng nhất trong toàn bộ hệ thống đức tin Kitô Giáo. Ấy vậy mà mầu nhiệm này lại cũng là phần khô khan khó hiểu nhất trong nghiên cứu thần học và giảng dạy giáo lý. Điều này cũng thật dễ hiểu vì để có thể diễn giải được mầu nhiệm vô cùng cao siêu này, Giáo Hội bắt buộc phải dùng ngôn ngữ và khái niệm siêu hình học nặng về lý trí và triết học. Hệ quả là mầu nhiệm quan trọng nhất trong đời sống đức tin lại trở thành mầu nhiệm xa lạ nhất đối với rất nhiều các tín hữu hôm nay. “Xa lạ” không phải là vì anh chị em giáo dân không biết công thức đức tin: Một Thiên Chúa duy nhất có ba Ngôi riêng biệt bao gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. “Xa lạ” là vì có rất nhiều tín hữu chưa hiểu đúng về mối liên hệ sâu xa giữa Thiên Chúa Ba Ngôi và đời sống đức tin của họ. Nhiều người chưa ý thức được trầm quan trọng của Thiên Chúa Ba Ngôi đối với vận mạng và sứ mạng của họ. Chính vì vậy mà kể từ Công Đồng Chung Vaticanô II, nhiều thần học gia chủ trương trình bày học thuyết Chúa Ba Ngôi bớt dựa trên các luận chứng lý trí mà thiên về các suy tư linh đạo. Nói cách khác, việc vận dụng nguyên tắc lý trí để giải trình và biện hộ cho nội dung đức tin đã được các Giáo Phụ và biết bao thế hệ thần học gia của Hội Thánh thực hiện cách xuất sắc. Ngày nay, nhiệm vụ cấp bách hơn được đặt ra đối với các giáo huấn của Hội Thánh là làm sao giúp cho các Kitô Hữu sống đức tin cách hiệu quả nhất. Nghĩa là giúp cho các Kitô Hữu ngày nay nhận ra rằng học thuyết Chúa Ba Ngôi liên hệ trực tiếp đến toàn bộ đời sống của Giáo Hội và của bản thân họ. Không phải “hiểu rồi mới tin”, nhưng là “càng tin thì càng mến Chúa và yêu người hơn.”

Bản in Đọc tiếp 06.06.2020. 14:17

Tình yêu Ba Ngôi

Lễ Chúa Ba Ngôi
Ga 3, 16-18

Mầu nhiệm Ba Ngôi được coi như một công thức mà Giáo Hội sử dụng trong tất cả mọi sinh hoạt: từ một dấu thánh giá, một phép lành cho đến một lời thề long trọng hay một bí tích. Tất cả đều bắt nguồn ở công thức duy nhất Chúa Kitô đã dùng để ban truyền mệnh lệnh rửa tội cho muôn dân trước khi Ngài lên trời.

Bản in Đọc tiếp 05.06.2020. 16:52

Sống hiệp thông theo gương Chúa Ba Ngôi

Dẫn nhập: Mầu nhiệm hiệp thông bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi.[1] Thật vậy, Thiên Chúa Ba Ngôi là nền tảng và mô mẫu cho tất cả những gì mà Kitô Giáo rao giảng về niềm tin và việc sống đạo của mình. Với Kitô Giáo, đây là mầu nhiệm cao cả nhất.[2] Đối với đại đa số các Kitô hữu qua nhiều thời đại, Thiên Chúa được hiểu là sự hiệp thông sống động của Tam vị – Nhất thể. Căn tính Kitô Giáo xoay quanh thực tại thần linh này. Đại đa số các Kitô hữu trên thế giới đã được rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần khi họ gia nhập cộng đoàn Kitô hữu, là Giáo Hội.[3]

Bản in Đọc tiếp 04.06.2020. 19:25

Chúa Ba Ngôi trong đời sống người tín hữu

Suy Niệm Lễ Chúa Ba Ngôi Năm – A
(Mt 16, 12 - 15)

Phụng vụ Giáo hội hôm nay mừng kính trọng thể Một Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, Ngôi Nhất là Cha. Ngôi Hai là Con : Ngôi Ba là Thánh Thần. Câu hỏi được đặt ra là : Làm sao chúng ta có thể hiểu được Một Đức Chúa Trời có Ba Ngôi.

Bản in Đọc tiếp 04.06.2020. 18:39

Lễ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu

Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu là một sự tôn sùng có nguồn gốc lịch sử lâu dài trong Kitô giáo, và trong thời hiện đại, đã được thiết lập như một Lễ Trọng trong Giáo hội hoàn vũ.

Lễ Trọng Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu là một lễ rơi vào 19 ngày sau ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, vào thứ Sáu. Lễ phụng vụ được cử hành lần đầu tiên tại Rennes, Pháp. Phụng vụ đã được giám mục địa phương chấp thuận theo yêu cầu của thánh Gioan Euđê, là người đã cử hành Thánh lễ tại đại chủng viện Rennes vào ngày 31 tháng 8 năm 1670. Người ta có thể thấy rằng lễ kính đầu tiên không được tổ chức vào những ngày sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Thánh Gioan Euđê đã soạn một Thánh lễ và một bộ những lời cầu nguyện để đọc ngoài Thánh lễ (được gọi là giờ kinh phụng vụ), những lời cầu nguyện này đã nhanh chóng được chấp nhận ở những nơi khác ở Pháp.

Bản in Đọc tiếp 04.06.2020. 18:33