Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Hãy học nơi Chúa Lòng Thương Xót

Khi ta nói lòng thương xót, sự thương cảm, lòng trắc ẩn là ta muốn biểu lộ tình yêu của mình với những nỗi khổ đau cụ thể mà ta gặp trong cuộc sống. Có những lúc tự nhiên không kiềm được cảm xúc khi xem bộ phim hay đến nỗi nước mắt cứ ướt bờ mi. Có những lúc lòng không khỏi xót xa khi thấy cảnh cụ già lưng còng bán vé số giữa trời nắng chang chang. Có những lúc chạnh lòng nhớ cha mẹ gìà đang lam lũ vất vả vì con, khiến trong ta trỗi dậy lòng thảo hiếu muốn đền ơn đáp nghĩa.

Bản in Đọc tiếp 24.04.2019. 15:23

ĐTC Phanxicô: Chúa Giêsu thay luật “ăn miếng trả miếng” bằng luật yêu thương tha thứ

Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 24.04.2019 ĐTC Phanxicô đã giải thích về lời cầu nguyện thứ 5 trong Kinh Lạy Cha, đặc biệt là lời nguyện xin “Như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. ĐTC mời gọi các tín hữu hãy tha thứ và yêu thương như chúng ta đã được Thiên Chúa thương yêu và thứ tha.

Bản in Đọc tiếp 24.04.2019. 14:45

Cần truyền đạt Đức Tin vói lòng thương xót

CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH ABC – KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Cv 5,12-16 ; Kh 1,9-11a.12-13.17-19 ; Ga 20,19-31

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 20,19-31

(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. (22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ tội ai, thì người ấy bị cầm giữ”. (24) Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. (25) Các môn đệ khác nói với ông: “chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người. Nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. (26) Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em”. (27) Rồi Người bảo Ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. (28) Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” (29) Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” (30) Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ. Nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. (31) Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ Danh Người.

Bản in Đọc tiếp 23.04.2019. 17:37

Thánh Tôma và Lòng Thương Xót Chúa

CN 2 PS C

Chúa Nhật II phục sinh Giáo hội tuyên dương lòng thương xót Chúa. Thánh Gioan Phaolô II đã thiết lập lễ này đáp lại ý Chúa muốn qua thánh nữ Maria Faustina: "Ta muốn ngày lễ kính lòng thương xót là một trợ giúp và là nơi trú ẩn cho mọi linh hồn và nhất là cho những người tội lỗi đáng thương. Trong ngày ấy, lòng thương xót của Ta sẽ rộng mở, Ta sẽ tuôn đổ một đại duơng hồng ân xuống các linh hồn đến gần nguồn mạch lòng thương xót của Ta" (Tiểu nhật ký, số 699). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qua đời vào đêm cuối tuần Phục Sinh đầu tiên (ngày 2 tháng 4 năm 2005). Lòng thương xót Chúa đã chiếu một luồng ánh sáng vào cái chết của một vị thánh thời đại.

Bản in Đọc tiếp 23.04.2019. 17:12

Lòng Thương Xót Chúa Tồn Tại Đến Muôn Đời

Suy Niệm Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót(Ga 20, 19-31)

Khởi đi từ năm 1931, lòng thương xót Chúa đã mạc khải cho nữ Thánh Faustina về lòng tôn sùng lòng thương xót Chúa; mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã quyết định thiết lập lễ kính lòng thương xót Chúa vào Chúa Nhật thứ II sau Phục Sinh khi phong thánh cho nữ tu Maria Faustina Kowalska, ngày 30/4 năm 2000 và phổ biến Thông điệp đó trên toàn cầu.

Bản in Đọc tiếp 23.04.2019. 17:06

Lựa Chọn Kinh Nguyện Thánh Thể Nào Để Cử Hành?

Sách lễ Rôma hiện nay có tới 13 Kinh nguyện Thánh Thể (=KNTT). Đó là: 1] Kinh nguyện Thánh Thể I; 2] Kinh nguyện Thánh Thể II; 3] Kinh nguyện Thánh Thể III; 4] Kinh nguyện Thánh Thể IV; 5] Kinh nguyện Thánh Thể Giao Hoà I; 6] Kinh nguyện Thánh Thể Giao Hoà II; 7] Kinh nguyện Thánh Thể - Cầu cho những nhu cầu khác nhau I; 8] Kinh nguyện Thánh Thể - Cầu cho những nhu cầu khác nhau II; 9] Kinh nguyện Thánh Thể - Cầu cho những nhu cầu khác nhau III; 10] Kinh nguyện Thánh Thể - Cầu cho những nhu cầu khác nhau IV; 11] Kinh nguyện Thánh Thể - Thánh lễ dành cho trẻ em I; 12] Kinh nguyện Thánh Thể - Thánh lễ dành ho trẻ em II; 13] Kinh nguyện Thánh Thể - Thánh lễ dành cho trẻ em III.

Bản in Đọc tiếp 23.04.2019. 15:43

Giải đáp phụng vụ: Khi linh mục đọc sai lời truyền phép, thì sao?

Hỏi: Có lần cha xứ của con đã đọc lời truyền phép bánh hai lần: lần đầu trên bánh và lần sau trên rượu. Hình như ngài không nhận ra điều này - mặc dù một số giáo dân đã nhận ra. Chắc chắn ngài không quay lại và đọc lời truyền phép đúng. Như thế liệu việc truyền phép rượu có thành sự không? Thánh lễ có hợp lệ không? Có một thầy phó tế trong Thánh lễ đó, nhưng thầy không can thiệp. Thầy cũng giật mình như bất kỳ ai trong chúng con, và trước khi chúng con nhận ra điều gì đã xảy ra, linh mục vẫn tiếp tục với phần còn lại của Kinh Nguyện Thánh Thể. Liệu thầy phó tế nên can thiệp ngay lập tức chăng, thậm chí đến mức làm gián đoạn Kinh nguyện Thánh Thể? Liệu có ai đó nên can thiệp ngay lập tức chăng, ngay cả khi nói lớn tiếng từ ghế tín hữu? - F. T., Anh Quốc.

Bản in Đọc tiếp 23.04.2019. 15:12

Yêu thường mà vắng bóng thì...

Khi yêu thương vắng bóng, con người ta trở nên tàn nhẫn. Ai cũng cần tình yêu, ai cũng mong muốn được yêu. Ai cũng biết rằng, không có người nào sống mà đứng ngoài yêu thương, lại có thể sống được...

Bản in Đọc tiếp 22.04.2019. 15:34

Niềm vui của Chúa là thành trì của chúng ta

Sách Nơ-khê-mi-a kể rằng sau khi dân lưu đầy được trở về Giê-ru-sa-lem, ngày ông Nơ-khê-mi-a và kinh sư Ét-ra tổ chức long trọng công bố lại Luật Giao Ước, toàn dân nghe đọc và giải thích Luật thì khóc lóc.

Bản in Đọc tiếp 22.04.2019. 15:23

Chủ Tế Rửa Tay Hay Rửa Ngón Tay Trong Phần Chuẩn Bị Lễ Vật?

Ngay từ năm 1971, trong cương vị là Chủ tịch Uỷ ban Phụng vụ Địa phận Kotum, Lm. Phan Thanh Văn đã biên soạn bài Mục vụ Lễ tế Tạ ơn qua bản “Trình bày Tổng quát về Sách lễ” (Institutio Generalis Missalis Romani)vàtrình bày bài này trong khoá tu nghiệp của các linh muc trẻ thuộc 6 giáo phận miền Trung (tháng Giêng 1971). Ngài viết: “Một chi tiết được bàn cãi nhiều là LAVABO. Ritus servandus dạy rửa rửa hai đầu ngón tay, lavat manus, id est extremitates digitorum pollicis et indicis, rửa đầu hai ngón tay thật ra không tiêu biểu được gì cả. Mặc dù, Bản Trình bày Tổng quát [tức “Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma”= QCSL] còn dạy rửa tay, nhưng ít ra không còn cắt nghĩa là rửa đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ” nữa (x. Tạp chí Phụng Vụ,số 2, tháng 02/1971).

Bản in Đọc tiếp 22.04.2019. 14:54