Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Những Người Lập Dị

§ Giuse Nguyễn Thế Bài

Tin Mừng Chúa Nhật VI TN (Năm C)

Ngày Đầu Xuân năm nay, Năm Canh Dần, rơi vào ngày Chúa Nhật và trùng hợp Ngày Valentine dành cho Hạnh Phúc lứa đôi. Phụng vụ Giáo Hội muốn qua đoạn Phúc Âm Thánh Luca để chúc tuổi chúng ta và cũng muốn chúng ta dùng những mối phúc ấy mà chúc mừng nhau, không chỉ xuân mới, năm mới, mà cả cuộc đời. Đồng thời cũng đưa ra kim chỉ nam cho đời sống hôn nhân và gia đình Công giáo.

Nhưng nghe rồi, có lẽ không mấy ai thật bụng có can đảm nghe theo Giáo Hội, noi gương Chúa Giêsu, đem những lời lạ lùng nầy mà Chúa Giêsu gọi là “phúc”, để chúc cho người khác hoặc “rước” vào mình. Người Hoa có câu : phúc là phúc, hoạ là hoạ; là phúc ắt được hưởng, là hoạ có tránh cũng không thoát. Trong truyện Tái Ông mất ngựa, thì trong cái hoạ ẩn cái phúc và trong cái phúc ẩn cái hoạ. Ta hãy xem Kitô hữu nhìn nhận về nào về phúc hoạ mà Chúa Giêsu giới thiệu và Giáo Hội gọi là Hiến Chương Nước Trời.

Ở trên nhiều tấm thiệp Xuân, nhất là của người Hoa, chữ “PHÚC” được cố tình viết (hoặc dán) ngược. Đây là một phong tục độc đáo của người Hoa, vì chữ”ĐẢO” (ngược) cũng đồng âm với chữ ”ĐÁO” (đến), cho nên khi nhìn chữ “PHÚC” ngược, mà đọc “PHÚC DÀO”, người ta sẽ hiểu là “phúc đến”.

Tục "xông đất" có ở các dân tộc Đông Á, trong đó có Việt-Nam. Người Miền Bắc gọi là "xông đất", nhưng miền Trung dùng đúng tên cổ tục này là "đạp đất". Người Việt quan niệm ngày mồng Một Tết, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợi. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm, cũng vì thế mà rất quan trọng. Cứ đến cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa người giàu sang, khá giả, có thế giá thì chọn kẻ làm quan, người có học xông đất và có tuổi hợp tuổi với chủ nhà và là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều: Người được chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận. Nếu người xông nhà là một gã cha căng chú kiết, khố rách áo ôm, hoặc mang thói hư tật xấu, những vô tình hay hữu ý nhanh chân hơn bước vào nhà “đạp đất”, thì coi như chủ nhà méo mặt khóc thầm. Hình ảnh đó sẽ ám ảnh gia chủ suốt cả năm. Nhưng nếu một dịp Tết nào đó, có người vào xông đất và chúc năm mới bằng những câu : chúc cho khó nghèo, chúc cho đau khổ, chúc cho chết chóc và gọi đó là những “Phúc”, thì phản ứng của chủ nhà sẽ như thế nào? Nặng thì sẽ kêu con cái tống khứ gã điên ấy ra khỏi nhà và đốt phong long xua trừ ám khí; nhẹ thì cũng rủa người đó là …”lập dị”. Chính vì lập dị, - lập dị từ Đấng Sáng Lập cho đến các tông đồ, môn đệ và tất cả những kẻ nhận danh nghĩa Kitô hữu; lập dị từ tuyên xưng niềm tin, yêu chuộng thánh giá, cho đến cách sống, - cho nên suốt từ khi được thành lập đến tận thế, ở đâu, thời nào, cũng bị ghét bỏ, trù dập, đánh đuổi, bắt bớ, tàn sát. Những thứ đó, với những người lập dị nầy, cũng là phúc! Khẩu hiệu lập quốc của họ, là : “phúc cho những người vô phúc”!

Bài đọc nầy, người Kitô hữu trưởng thành nghe ít lắm cũng cả năm ba chục hoặc cả trăm lần trong đời. Không ai dám nói nó dỡ,- vì đó là lời của Chúa Giêsu và chính Người đã tiên phong làm sống và làm theo Hiến Chương nầy, - nhưng nó khiến không ít Kitô hữu khi nghe, khi đọc, thấy bất an, không thoải mái. Với một số người, thì bát phúc nầy như một cơn gió lãng mạn thổi, kiểu như ‘một túp lều tranh, đôi trái tim vàng”, thiếu thực tế và không “sống giữa lòng dân tộc”, đặc biệt giữa xã hội mà những thay đổi không chỉ về công kỹ nghệ, mà cả các trào lưu tư tưởng, các phong cách sống (xì-tin) nhanh đến chóng mặt. Ai không cập nhất và thích nghi, sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đào thải, không có ngoại lệ. Không có ngoại lệ ư? - Tuyệt đối không, trừ khi chấp nhận làm người lập dị, không chỉ lỗi thời, mà là lập dị. Nôm na là : chẳng giống ai!

Rất nhiều Kitô hữu không muốn mình lập dị, chẳng giống ai. Họ cho rằng phải hoà đồng và đồng hoá giống như mọi người, thì mới cảm thông, thấu hiểu và làm cho men và ánh sáng Phúc Âm thấm nhập vào xã hội. Họ là những Kitô hữu thấy những việc đạo đức như đi nhà thờ, lần hạt Mai Khôi, đeo ảnh tượng, làm dấu thánh giá khi làm việc,ăn uống, khi thức dậy và khi đi ngủ, nhất là ở những nơi công cộng, là vụ hình thức, có khi còn mang tính khiêu khích. Tóm lại trong hai từ : lập dị. Nhiều linh mục, tu sĩ cũng không muốn làm những người lập dị, suy nghĩ, hành động và biểu hiện khác người. Chiếc áo dòng không làm nên thầy tu mà! Hình ảnh các tu sĩ, linh mục thuở xa xưa ấy, đầu tóc “ca-rê”, áo thâm chùng lết bết bất kỳ ở đâu, tay cầm hoặc lưng lận tràng hạt không khi nào rời, tránh né người khác phái như tránh tà, sợ sách báo lãng mạn như sợ hủi, đi đâu làm gì cũng bị ám ảnh bởi “ba thù”. Thoạt nhìn đã thấy khắc khổ, biểu tượng cho một giáo lý khắc khổ. Có thể diễn tả theo một cách nói ngày nay : những người ngoài hành tinh!

“Họ không thuộc về hành tinh nầy cũng như Con đây không thuộc về hành tinh nầy” (x. 17,11 b – 19). Sảng khoái, hào hùng và cảm động biết mấy, khi thấy “ân huệ trần gian” cuối cùng mà Thánh Tử Vì Đạo Việt Nam Micae Hồ-Đình-Hy yêu cầu và được đáng đáp ứng, trước khi bị vua Tự Đức xử trảm, là hút một hơi thuốc lào, vừa là hình ảnh dân tộc giản dị thân thương, vừa muốn cho thấy cuộc sống thế gian chẳng khác nào làn khói thuốc, phù du và mong manh. Dưới mắt vua quan và nhiều người, Ngài thật lập dị hết chỗ nói. Dưới mắt thế gian, giáo dân hoặc linh mục và tu sĩ, nếu không thời thượng, thì chí ít cũng phải hợp với thời đại sống, làm những người đương thời (contemporary) đích thực : học tập, ăn nghỉ, sinh hoạt, giải trí,..như mọi người, miễn là không làm điều gì xấu xa, sai trái. Linh mục, tu sĩ thì phải trí thức, thanh lịch, hoà đồng, thân thiện, dám cụng ly lai rai với giới trẻ, tổ chức phụng vụ cởi mở, rộng rãi, thoải mái, “vì nhân dân”. Một cuộc đua mà Giáo Hội ngày càng bị bỏ xa, trong khi giáo lý ngày càng bị bóp méo để đẹp lòng thế gian. Chẳng phải có chuyện hoàng tử bạch mã, thậm chí là vua chuá – như chuyện tình hoàng đế Anh Edward VIII năm 1936 - từ bỏ ngai vàng để chọn người đẹp thứ dân, đó sao? Người ta không muốn bị chế là “người ngoài hành tinh”. Người ta không còn phân biệt nỗi “ở trong hành tinh” và “thuộc về hành tinh”, và cái giá của “vàng thau lẫn lộn” ấy, thì tam đoạn luận đơn giản nhất cũng cho ra kết quả : OR (mà vì) chính Chúa Giêsu nói Người không thuộc về hành tinh nầy, VÌ THẾ, Tin Mừng của Người đã lỗi thời, nếu không muốn nói là hết thời!

Đó là Tin Mừng của SỰ NGHÈO KHÓ: chỉ với nghèo khó làm vũ khí – nghèo khó thật sự, chứ không chỉ là “tinh thần” – thì Giáo Hội, Kitô hữu mới có thể chiến thắng trong cuộc chiến giữa Thiện và Ác, giữa Chân Lý và Gian Tà, giữa con cái Sự Sáng và Satan cùng con cái bóng tối theo y. Không có trận chiến giữa Thiên Chúa và ma qủy, vì làm gì có chuyện Đấng Tạo Hoá lại bị đem đánh đồng với loài thụ tạo xấu xa biến thế. Chỉ có chúng ta, nều muốn nên con cái Chúa và Hội Thánh, thì phải đứng về ‘phe’ của Chúa, của Chân Lý, của Sự Thiện chống lại ma qủy và những gì xấu xa đem tới diệt vong muôn đời của chúng. Và KHÓ NGHÈO là vũ khí mạnh nhất để đi đến chiến thắng. Khó nghèo mà tiền đề, là điều kiện, là cơ hội cho việc thực thi mọi nhân đức đối thần và nhân bản, đạo đức khác. Không thể nào sống bảy phúc còn lại, mà không với khó nghèo, không khởi sự bắng khó nghèo. Vì thế hoàn toàn không phải tình cờ hay thuận miệng, mà Chúa Giêsu đã đặt khó nghèo làm số một của Hiến Chương Nước Trời, là cánh cửa để đi vào Vười Bát Phúc, là Êđen mới thay thế cho Ê-đen đã bị nguyên tổ Adam-Eva bôi bẩn, phá hủy. Không qua cửa, làm sao vào được nhà: không sống Phúc Thật Nghèo Khó, thì chỉ miễn cưỡng chấp nhận, chứ không thể sống thật Phúc Âm.

Nhưng sống nghèo khó phải như Thánh Phanxicô Atxidi : say mê ôm ấp “Chị Nghèo”, sống nghèo nhưng ước mong mọi người no đủ. Khổng Tử nói nghèo khổ quá dễ sinh lòng tà trộm đạo (quân tử bần tiện bất năng ni). Khác với những người, những nhóm người, những chủ thuyết luôn miệng bi bô, hô hào đấu tranh cho người nghèo, nhưng lại vơ vét hết cho bản thân và chà đạp quyền,phẩm giá và cả tài sản của tha nhân, che dấu chính sách bần cùng hoá. Cuối cùng, nghèo khó là cái bàn để cân Nước Trời và Thế gian (được hiểu là những người chối bỏ nghèo khó): Bớt chút danh lợi nào, cán cân sẽ nghiêng về Nước Trời; xem trọng và gắn bó chút nào với danh lợi, thì cán cân thế gian sẽ trĩu dần xuống. Không thể có và cũng đừng mong có thoả hiệp nào giữa Nước Trời và Thế Gian. Lời khẳng định của Chúa Giêsu: “Các con không thể vừa làm tôi Thiên Chúa lẫn tiền của” (Lc 16,13).

Bài Tin Mừng hôm nay cũng là hàng trang bước vào Mùa Chay Thánh. Đúng hơn, đó là điều thứ nhất, mối phúc thật thứ nhất, điều kiện tiên quyết, trong Hiến Chương Nước trời : ĐỨC KHÓ NGHÈO.

Hãy Hát Lời Tình Yêu - Thánh Vịnh 36:

“Đừng lấy làm chướng tai gai mắt vì bọn ác nhân”: câu đầu tiên thánh vịnh nầy đã nói lên tất cả ý nghĩa của thánh vịnh. Muốn không hay biết gì thì có gì hay chứ? Bịt mặt bịt tai thì có gì hay hao chứ? Những kẻ không muốn ánh sáng từ trời cao và nhìn trái đất với duy nhất những ánh sáng của chúng, nếu họ dũng cảm thẳng thắn, thì sẽ chẳng bao lâu mà, như những biết bao kẻ chung quanh chúng ta, chỉ nói về những điều ngớ ngẫn và lóng lọc sự thất vọng. Phải đón nhận từ Thiên Chúa chìa khoá cuộc sống nầy, nơi sự triung tín không được lợi lộc ngay tức khắc, nơi chân lý các sự việc, nếu có tỏ hiện, thì cũng chỉ lâu dài về sau. Thiên Chúa muốn chúng ta tin nơi Lời Người, rằng chân lý đứng về phía ‘người nghèo” và những người ‘hiền đức”, và ‘những người yêu mến Công Bình”, ngay cả nếu “ngày nay họ phải than khóc”: họ là những người được ‘hạnh phúc” (Mt 5, 3 – 12). Chiến thắng của sự dữ cũng lâu dài như cuộc đời của những kẻ chiến thắng vậy. Phải đọc thánh vịnh nầy dưới ánh sáng Tám Mối Phúc Thật, vốn cho nó mượn một trong những công thức của chúng. Tất cả điều đó là đúng thật, dưới mắt Chúa Giêsu Kitô, mà với Người “ngàn năm chỉ như một ngày”, với đôi mắt của Thiên Chúq, vì “Thiên Chúa nhẫn nại”, không muốn cho ai bị diệt vong và muốn mọi người thành tâm sám hối”, ”nhưng sẽ đến lượt mình” (2 Pet 3,8-10)

Giuse Nguyễn Thế Bài

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 15.02.2010. 15:51