Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Ngôn sứ Elia mệt mỏi và mất hết tinh thần

§ Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Nhật XIX Thường Niên - A
Đanien 9: 9-11-1; Tv. 84; Rôma 9: 1-5; Mátthêu 14: 22-33

Thật khó lòng mà quên phần thường nhắc đến trong bài đọc thứ nhất tuyệt vời hôm nay. Đó là phần nói về ngôn sứ Elia mệt mỏi và mất hết tinh thần.

Ông ta là một ngôn sứ trong thời khó khăn trong lịch sử của Israel. Vua Ahab cưới bà Jezebel là một người ngoại đạo. Bà ta đem các thần của Baal và các thầy cả theo bà ta. Vua Ahab lật đổ các đền thờ Chúa để chỗ cho các thần Baal. Ngôn sứ Elia đối phó với các thầy cả ngoại bằng cách thách đố họ về việc thờ phượng thần ngoại. Trước mắt các thầy cả ngôn sứ Elia cầu xin Thiên Chúa kêu lửa từ trời xuống để thiêu đốt không những các lễ vật thượng hiến được đặt trên các thanh củi mà ông đã nhúng nước ướt sũng. Thật là một sự tõ rạng quyền uy của Thiên Chúa. Rồi ông ta cho bắt các ngôn sừ ngoại giáo và giết chết tẩt cả.

Trước đó vua Ahab gặp ngôn sứ Elia và bảo là ông ta đã "giáng họa cho Israel". Thật là một lời nói mạnh về một ngôn sứ, một người đã quấy rầy chúng ta, đã đánh thức chúng ta tĩnh dậy và mở mắt ra. Elia kêu gọi dân chúng bỏ cử chỉ của người ngoại và bỏ thái độ bất trung với Thiên Chúa. Ông ta thật là một người "quấy rầy".

Các bạn chẵng lẽ không mong ước xin Thần Khí Chúa xuống trên những người được chọn lựa khác để "quấy rầy" trong tổ quốc chúng ta, trong Giáo Hội và trong cộng đoàn chúng ta hay sao? Nhưng đó chính là việc Thiên Chúa đã làm, và chúng ta được may mắn có những tiếng nói mạnh mẽ để bênh vực quyền lợi cho những người yếu đuối trong thế giới chúng ta. Những tiếng nói đó là những nười "quấy rầy". Tôi nghĩ đến ông Ghandi ở Ấn độ, Đức Thánh Cha Phanxicô, bà Dorothy Day cho người lao động, ông Nelson Mandela ở Nam Phi, ông Martin Luther King, 4 nữ tu tử đạo ở El Salvador, ông Oscar Romero, ông Sojourner Truth, và đó là chỉ kể một số ít thôi.

Thật là một sự khuyến khích để biết rằng thời ngôn sừ không chấm dứt với đoạn sách cuối cùng của Kinh Thánh. Chúng ta hãy thêm vào danh sách các tiếng nói của các ngôn sứ chúng ta thích và hãy ca ngợi Thiên Chúa trong phép Thánh Thể hôm nay. Họ là những người nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa vẫn ở với chúng ta và vẫn lên tiếng Ngài qua các ngôn sứ với tình thương yêu của Ngài. Mặc dù các ngôn sứ trong thời buổi hiện đại chứng tỏ sự hiện diện của Thiên Chúa qua lời nói và việc làm của họ như các ngôn sứ lớn lao trong Kinh Thánh, họ vẫn thường gặp chống đối và cả bạo động khi họ nói lên sự thật với các quyền uy.

Sứ vụ của các ngôn sứ thường rất khó khăn và mệt nhọc. Ngôn sứ Elia thắng các ngôn sứ ngoại làm hoàng hậu Jezebel nổi giận và thề là sẽ giết ông ta. Ông ta phải chạy thoát thân. Bài sách hôm nay nói về đoạn ông ta ở trong sa mạc. Ông ta chán nản quá đến cầu xin Thiên Chúa cho ông ta chết đi. Ông ta cảm thấy việc ông ta làm là một thất bại vì ông ta không đẩy được sự thờ phượng các thần ngoại ra khỏi đất nước. Không những ông ta chán nản mà ông ta còn nghi ngờ về sứ vụ của ông ta và việc Thiên Chúa dự phần vào sứ vụ đó. Ông ta nói "nay đã đủ rồi, lạy Đức Chúa! xin cất mạng tôi đi, tôi cũng không hơn gì tổ tiên tôi " (19: 4)

Thật là một việc mệt nhọc và chán nản vì phải nói lên sự thật trong một thế giới không muốn nghe và không muốn trông thấy. Bạn chẳng lẽ không phục những người vẫn trung thành với sự dấn thân của họ vào những chính quyền thách đố, vào những Giáo Hội, những tổ chức và những người vẫn nói lên tiếng nói chống lại những thái độ bỏ bê công chính cho các quốc gia , các tôn giáo, cho sự di cư, cho các người thiểu số, người nghèo và cho ngay cả phần trái đất hay sao?

Sa mạc không phải chỉ là nơi trú ẩn cho ông Elia. Đó là nơi Thiên Chúa đã dẫn dân Israel thoát nô lệ ở Ai Cập, và là nơi Thiên Chúa chăm sóc dân Ngài. Nơi chốn trong đoạn sách hôm nay rất quan trọng. Ông Elia đang ở núi Horeb là núi của Thiên Chúa, là nơi Thiên Chúa nói với ông Môsê, và là nơi Thiên Chúa mặc khải Ngài cho ông Môsê, và gom góp dân Israel thành một dân tộc hiến dâng cho Thiên Chúa.

Một mặc khải mới sẽ xãy ra ở núi Horeb. Tôi tưởng tượng ông Elia biết rõ ý nghĩa của sa mạc cho dân Israel, và một cách đặc biệt ý nghĩa của núi Horeb trong lịch sử thiêng liêng của dân Israel. Có thể là ông Elia chán nản và sợ sệt hy vọng Thiên Chúa sẽ an ủi ông ta với những dấu chỉ hùng mạnh. Khi chúng ta yếu đuối, chúng ta muốn Thiên Chúa tỏ ra sự hùng mạnh của Ngài đến cứu giúp chúng ta. Có lần một giáo sư thần học nói vói tôi "lời cầu xin tuyệt nhất là khi chúng ta la to lên 'xin cứu giúp!".

Trước tiên, hình như Thiên Chúa hùng mạnh uy quyền sẽ đến với ông Elya như một dấu chỉ an ủi. Nhưng, những dấu chỉ hùng mạnh của sự hiện diện của Thiên Chúa như gió to lớn, động đất, và lửa bùng cháy không tỏ ra cho Elia. Trái lại, Thiên Chúa tỏ mình ra trong "một tiềng thì thầm êm nhẹ". Có người dịch Thánh Kinh nói là "tiếng nói của sự im lặng".

Trước tiên ông Elia có chán nản không? Đâu là những phô bày tỏ rõ oai hùng của Thiên Chúa? Có thể đó là những sự quá hùng mạnh cho một ngôn sứ đang mệt mỏi. Có thể là ông Elia không đủ sức chịu đựng sự hùng mạnh của Thiên Chúa. Đó là một sự hiện diện im lặng của Thiên Chúa làm cho ông Elia để ý. Ông ta chạy thoát một người áp bức. Ông ta chỉ muốn thoát thân và được an toàn. Ông ta đang ở trong lúc yếu đuối nhất. Tuy vậy, chính đó là lúc Thiên Chúa muốn ông Elia dấn thân vào sứ vụ của ông ta.

Thiên Chúa không bỏ bê ông Elia. Nhưng Ngài cho ông ta thấy sự hiện diện bất ngờ của Ngài. Ông Elia có thể nghĩ là ông ta chỉ còn một mình ông ta thôi. Nhưng, thật ra Thiên Chúa đang dẫn dắt ông ta như Ngài đã dẫn dắt dân Israel qua sa mạc. Câu chuyện ông Elia nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa có thể hành động qua sự sợ sệt, trong sự chán nản và cô đơn của chúng ta. Mặc dù ông Elia sợ sệt, ông ta được gọi trở lại sứ vụ của ông ta, để làm việc mà Thiên Chúa đã giao phó cho ông ta. Mỗi khi công việc của chúng ta gặp khó khăn, mỗi khi chúng ta gặp chống đối, hay gặp sự bỏ bê, hay chúng ta cảm thấy chúng ta rút lui để chăm sóc vết thương của chúng ta, chúng ta muốn buông thả công việc chúng ta phải làm, chúng ta nên nhớ sự hiện diện trước kia của Thiên Chúa ở với chúng ta, và chúng ta tiếp tục tiến đến một bước nữa trong ơn gọi của chúng ta.

Sự ông Elia gặp Thiên Chúa dạy chúng ta hãy lắng nghe cẫn thận hơn, vì Thiên Chúa có thể nói lên trong sự im lặng nếu chúng ta để ý lắng nghe.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

Lm Jude Siciliano, OP

Tags: Năm A CN19

Đọc nhiều nhất Bản in 10.08.2017 10:21