Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Ngôn ngữ của tình yêu

§ ĐÔ Nguyễn Quang Sách

ROME (Zenit.org).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích những bài đọc Thánh Lễ Tin Mừng Chúa Nhật 22 Thường Niên.

Chúng ta nghe Chúa Giêsu nói: “Ai muốn đi theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.”

“Từ bỏ” mình có nghĩa gì? Và tại sao bạn phải bỏ mình? Chúng ta biết sự phẫn nộ của triết gia Friedrich Nietzshe về sự đòi hỏi này của Tin Mừng.

Tôi sẽ bắt đầu giải đáp những câu hỏi này với một ví dụ. Trong lúc bắt bớ Nazi, nhiều xe lửa chất đầy người Do Thái từ mọi phần châu Âu chạy đến những trại tập trung. Họ bị thuyết phục lên xe lửa bằng những lời hứa giả dối là được đưa tới những nơi tốt hơn cho họ, thực tế là họ được đứa tới sự hủy diệt của họ. Xảy ra tại một số nơi ngừng xe có người biết sự thật, la lên từ một nơi núp lén với những hành khách: “Nhảy xuống! Chạy đi!” Một số người đã thành công khi làm như vậy.

Ví dụ đó là một ví dụ khắc nghiệt, nhưng nó diễn tả một điều gì thuộc tình huống chúng ta. Xe lửa sự sống mà chúng ta hành trình đang đi tới sự chết. Về sự này, ít ra, không chút hồ nghi. Cái “Tôi” tự nhiên của chúng ta, bị trí định cho sự tiêu hủy. Điều mà Tin Mừng đề nghị với chúng ta khi khuyên chúng ta bỏ mình, là thoát ra khỏi xe lửa này và lên một xe khác dẫn tới sự sống. Xe lửa dẫn tới sự sống là đức tin vào Đấng đã nói: “Bất cứ ai tin vào tôi, dầu có chết, cũng sẽ sống.”

Thánh Phaolô đã hiểu sự sang xe từ một chuyến này qua một chuyến khác và ngài đã diễn tả sự ấy như sau: “Không phải là tôi sống, nhưng Chúa Kitô sống trong tôi.” Nếu tôi chấp nhận cái “tôi” của Chúa Kitô thì chúng ta trở thành bất tử bởi vì Người, đã sống lại từ cõi chết, không còn chết nữa. Điều này chỉ ý nghĩa của những lời Tin Mừng chúng ta đã nghe. Chúa Gêsu kêu mời chúng ta từ bỏ mình và sẽ được sống, không phải là một lời mời phỉnh gạt chúng ta hay là loại trừ chúng ta trong một cách quá ư đơn giản. Đó là bước khôn nhất trong những bước mạnh bạo chúng ta có thể thực hành trong những sự sống chúng ta.

Nhưng chúng ta phải làm ngay một một sự phân biệt. Chúa Giêsu không xin chúng ta từ bỏ “điều chúng ta là,” nhưng điều chúng ta đã trở nên.” Chúng ta là những hình ảnh Thiên Chúa, Như vậy, chúng là một cái gí “rất tốt,” như chính Chúa đã nói, liền sau khi tạo dựng người nam và người nữ. Điều chúng ta phải từ bỏ không phải là điều Chúa đã làm, nhưng điều mà chính chúng ta đã làm bằng cách lạm dụng quyền tự do chúng ta--những khuynh hướng xấu, tội lỗi, tất cả những sự đã bao phủ trên nguyên gốc.

Từ nhiều năm, từ bờ biển Calabria thuộc miền Nam Italy, người ta khám phá hai khối vỏ bọc cứng na ná như xác con người. Những khối đó được trục lên khỏi biển, được lau sạch và đánh bóng. Những khối đó trở thành những tượng đồng lính chiến ngày xưa. Ngày nay người ta biết những tượng đó là những Lính Chiến Riace và được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc Gia Magna Grecia Trong vùng Reggio Calabria. Những tượng đó được liệt kê trong số tác phẩm điêu khắc kỳ lạ nhất thời xưa.

Ví dụ này có thể giúp chúng ta hiểu phương diện tích cực của đề nghị Tin Mừng. Về mặt thiêng liêng, chúng ta giống điều kiện của những tượng này trước khi chúng được phục hồi. Hình ảnh tốt đẹp của Thiên Chúa mà chúng ta phải là, thì bị bao phủ bằng bảy lớp bảy mối tội đầu.

Có lẽ không phải là một ý niệm xấu nếu nhắc lại những tội ấy là gì, nếu chúng ta đã quên nó: kiêu ngạo, hà tiện, dâm dục, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét và làm biếng.. Thánh Phaolo gọi ảnh biến hình này là “ảnh dưới đất,” ngược với “ảnh trên trời,” giống như Chúa Kitô.

Do đó “từ bỏ chính chúng ta,” không phải là một việc làm chết, nhưng làm sống, làm đẹp và làm vui sướng. Đó cũng là một bài học về ngôn ngữ của tình yêu chân thật. Hình ảnh, triết gia vĩ đại Danish là Kierkegaard nói, một tình huống thuần túy nhân loại. Hai người trẻ yêu nhau. Nhưng thuộc hai quốc gia khác nhau và nói những ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Muốn cho tình yêu của họ sống còn và lớn mạnh, một trong hai người phải học tiếng nói của người kia. Bằng không, họ không có khả năng truyền đạt và tình yêu của họ không bền.

Kierkegaard nói, điều này chỉ xảy ra làm sao giữa chúng ta và Chúa. Chúng ta nói ngôn ngữ xác thịt, Chúa nói ngôn ngữ thần khí; chúng ta nói ngôn ngữ tính ích kỷ, Chúa nói ngôn ngữ tình yêu.

Từ bỏ chính mình bạn là học ngôn ngữ của Chúa ngõ hầu chúng ta có thể thông truyền với Người, nhưng cũng học ngôn ngữ cho phép chúng ta thông truyền với nhau. Chúng ta sẽ không có khả năng nói “vâng” với kẻ khác-- bắt đầu với vợ hay chồng chúng ta--nếu chúng ta trước hết không khả năng nói “không” với chúng ta.

Áp dụng trong bối cảnh hôn nhân, nhiều vấn đề và nhiều thất bại giữa đôi vợ chồng đến từ sự kiện người nam không bao giờ học diễn tả tình yêu cho người nữ, người nữ cũng không cho người nam. Cả khi Tin Mưng nói phải bỏ mình, chúng ta thấy Tin Mừng rất ít xa sự sống hơn là thỉnh thoảng được tưởng như vậy.

- The Language of Love [2008-08-29]
Gospel Commentary for 22nd Sunday in Ordinary Time

ĐÔ Nguyễn Quang Sách

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 30.08.2008. 07:23