Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Ngày phán xét cuối cùng trước mặt Thiên Chúa

§ Tú Nạc

Chúa Nhật V Mùa Chay – Năm C (Isaiah 43: 16-21; Psalm 126; Philippians 3: 8-14; John 8: 1-11)

Thiên Chúa của Sách Xuất Hành là Thiên Chúa của những dấu chỉ hùng vĩ và kỳ diệu. Nhựng Thiên Chúa của Isaiah được thiết đặt tự Người thực hiện như Người đã mô tả những ý định của Người về việc giải phóng và khôi phục dân Israel. Họ phải quên đi tất cả những điều mà Thiên Chúa đã hoàn thành trong quá khứ vì họ sẽ phôi phai so với những gì mà Thiên Chúa mang trong tâm trí cho tương lai ấy.

Một trong những dấu chỉ xác nhận tiêu chuẩn quyền năng cứu chuộc của Thiên Chúa là cuộc sống nơi mà không có một bóng người và sự sinh hoa kết trái. Nơi mà duy nhất chỉ có đất cằn cỗi hoang vu. Đây là những bằng chứng không chỉ trong những đời sống cá nhân mà còn đối với những quốc gia và dân tộc. Phép lạ của Thiên Chúa sẽ không bao giờ bị loại bỏ đối với quá khứ xa xôi trong tâm trí vì Thiên Chúa không bao giờ thay đổi. Đứng trước biết bao đau khổ và sự tàn phá trên thế giới nó quan trọng hơn không chỉ để nhớ mà còn tin vào nó với tất cả tâm hồn của chúng ta. Mặc dù những gì mà chúng ta có thể thấy Thiên Chúa chắc chắn quan tâm đến để thực hiện một điều mới mẻ nếu chúng ta sẵn sàng chấp nhận nó.

Nhiều người làm việc cật lực để vươn tới đỉnh cao hoặc để đạt được những mục tiêu của họ chỉ phát hiện ra rằng nó để lại trong họ những trống vắng, bất ổn và tìm kiếm cái gì đó nhiều hơn nữa. Cái không muốn sau cùng thực sự họ đã muốn. Thánh Phao-lô đã có một trạng nghiệm về trạng thái này. Ông là một ngươi rất hoàn hảo, được đào tạo uyên thâm cà hai thế giới Hy Lạp và Do Thái. Ông được vô vàn tôn kính trong lãnh vực tôn giáo và có uy tín đối với sự tồn tại cả hai lòng tôn sùng tuyệt đối cũng như sự hăng hái nhiệt thành về đường lối của Thiên Chúa. Ông dường như không đấu tranh với sự thiếu tự tin hoặc với một ý thức rằng ông đang rơi vào tình trạng thiếu khôn ngoan những tiêu chuẩn của Thiên Chúa – trong thực tế, ông hoàn toàn tự hào về những thành tựu tôn giáo mà ông đã thực hiện. Nhưng cuộc gặp gỡ bất ngờ trước sự việc Chúa phục sinh “đã tan biến” tất cả! Bất thình lình, tất cả những thành quả của ông hoàn toàn vô giá trị. Chúng vô giá trị mà chúng lại có vẻ như vậy trong sự so sánh đối vơi sự liên kết với Đức Ki-tô và vinh quang cùng quyền lực về sự phục sinh của Người.

Thánh Phao-lô vẫn là người lèo lái nhưng đó là tình yêu của Chúa Giê-su Ki-tô đẩy ông về phía trước. Vì chúng ta đào sâu thêm mối liên kết của chúng ta với Thiên Chúa rất nhiều trong những điều mà chúng ta đã một lần đánh giá cao có thể tàn phai và đánh mất đi sự lộng lẫy của chúng. Sau cùng, một điều gì đó quan trọng hơn nhiều có thể là của chúng ta.

Đánh giá và lên án người khác là lỗi phổ biến thuộc con người. Người ta có thể trở nên xấu xa, cố chấp và khắc nghiệt với người khác trong khi vẫn không nhận ra những nhược điểm của chính bản thân mình một cách điềm nhiên. Chúng ta thấy điều đó trên các phương tiện truyền thông: những người bị rêu rao trước công chúng và bị bôi nhọ vì những thiếu sót của họ - nó hầu như là một trò bắn giết thú vật. Người ta có thể quy kết những xấu xa, nham hiểm của họ cho người khác và cảm thấy thoải mái đối với bản thân. Thật không may, đây cũng là một điều rất phổ biến trong số những người tự coi mình như một tôn giáo. Những cuộc tranh luận xoay quanh những tôn giáo và những vấn đề đạo đức khác nhau của chính thời đại chúng ta đã tạo ra cấp độ chấn động của sự hiểm ác, hận thù và không quyết tâm để nhận thấy để thấy dung mạo của Thiên Chúa trong những đối thủ của mình.

Thuyết cơ giới được vận hành trong một câu chuyện nổi tiếng về một phụ nữ bị cáo buộc tội ngoại tình. Đám đông muốn kích động và tất cả mọi lăng mạ và sự cuồng nộ của chính họ quy kết cho người phụ nữ rủi ro này, người mà đã trở thành giơ đầu chịu báo. Chúa Giê-su không chấp nhận những lôi cuốn cuồng thú của đám đông. Người không lên án phụ nữ này, người cũng không đưa ra những vấn đề với những luật lệ và truyền thống. Những đám đông hành hình luôn chờ đợi một người nào đó thực hiện hành động bạo lực trước vì điều đó cho người khác “được phép” làm theo.

Chúa Giê-su không thực hiện một điều gì theo kiểu cách đó – thực tế, sự im lặng và dửng dưng xét đoán của Người có lẽ làm nản lòng họ. Người chỉ nhấn mạnh một điều duy nhất ai là người vô tội ở vào trí ấy để thực hiện sự kết án này. Điều này cùng việc viết hoặc vẽ những điều vô nghĩa trên cát của Người đã hiển nhiên tạo ra nhiều tự vấn. Từng người, từng người một bỏ rơi những cục đá trên mặt đất và lén lút ra đi.

Trong cuộc hội thoại với người phụ nữ ấy Chúa Giê-su khước từ thực hành lên án hoặc một bản án mà thay vào đó người truyền đạt những lời khuyên tinh thần sâu lắng. Câu chuyện này không hàm ý về việc Chúa Giê-su tha thứ cho người phụ nữ ấy mà là một lời khuyến cáo cho tất cả rằng sự phẫn nộ và cáu giận đạo đức để lên án và trừng phạt thì thường là một sự che giấu cho tội lỗi và nham hiểm tiềm ẩn của chính chúng ta. Đó là lời nhắc nhở mạnh mẽ mà chúng ta ai nấy đề thiếu thốn sự ngợi khen của Thiên Chúa và tất cả đều cần đến sự thương xót và tha thứ.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 19.03.2010. 18:40