Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Nếu có ai gõ cửa nhà Chúa Giêsu, Ngài có biết người đó trước khi mở cửa hay không?

§ Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Nhật XX Thường Niên – A
Isaia 56: 6-7, Tv. 66; Rôma 11: 13-15, 29-32; Mátthêu 15: 21-28

Hôm nay bài phúc âm hơi kỳ lạ, bạn có nghĩ vậy không? Và cũng là bài phúc âm có tính rụt rè, vì diễn tả về Chúa Giêsu trong một ánh sáng lu mờ. Mô tả một phụ nữ tuyệt vọng chạy đến Chúa Giêsu để xin chửa lành cho đứa con gái bà ta bị quỷ ám. Do bà ta là người Canaan, một dân ngoại đối với người Do thái, nên Chúa Giêsu coi thường bà. Trước tiên Chúa Giêsu không để ý, nhưng sau khi nói chuyện thì Ngài lại ví người ngoài Do thái là "chó".

Nếu câu chuyện tạo được việc gì thì đó là việc khiến chúng ta ớ vào thân phận thấp hèn "của con chó". Chúng ta muốn khuyến khích người phụ nữ là "đừng bỏ cuộc, Chúa Giêsu sẽ đáp ứng". Thật lạ lùng, khi gặp một người van xin, Chúa Giêsu sẽ động lòng thương nghĩ đến người mẹ đó. Đó là việc chúng ta thường thấy thái độ của Chúa Giêsu, khi có người cần được giúp đỡ kêu nài. Vì Ngài đầy lòng nhân ái muốn giúp đỡ những ai tỏ lòng tin tưởng Ngài. Nhưng, trong câu chuyện hôm nay sự việc không xãy ra như thế. Vậy có thật là Chúa Giêsu có thái độ hờ hững chăng? Điều gì đã xãy ra trong câu chuyện này?

Điều có thể giúp chúng ta vào ngay câu chuyện là chúng ta nên nghĩ đến đức tin căn bản của chúng ta vào Chúa Giêsu. Chúng ta tin gì về nhân tính của Ngài? Tôi dám nói là, phần đông chúng ta đã được dạy dỗ về thiên tính của Chúa Giêsu. Chúng ta tin là Chúa Giêsu là Lời Hằng Sống Nhập Thể của Thiên Chúa. Trong sự huấn luyện của chúng ta không nói nhiều về bản tính con người nơi Chúa Giêsu vì Ngài cũng là con người như chúng ta. Chúng ta phải giữ hai sự thật này bằng nhau. Nhưng, thường chúng ta hay nhấn mạnh đến thiên tính và bỏ qua nhân tính của Ngài.

Vậy, các bạn nên tự hỏi mình: nếu có ai gõ cửa nhà Chúa Giêsu, Ngài có biết người đó trước khi mở cửa hay không? Thường thì chúng ta trả lời là "Chúa Giêsu biết người gõ cửa là ai, vì Ngài là Chúa và biết hết mọi sự". Dựa theo điều đó, chúng ta thử nghĩ thái độ gay gắt của Chúa Giêsu đối với người phụ nữ Canaan hôm nay là Ngài biết Ngài sẽ làm gì, và Ngài muốn thử thách đức tin của bà đó. Bà đó có đức tin, và đức tin bà ta quả là có sức mạnh.

Bà ta đã ra khỏi quê hương l Cô ấy là người Canaan và đã rời quê hương để đi vào vùng đất của người Israel chiếm đóng. Nên nhớ rằng người Canaan chình là những cư dân bản địa của vùng đất hứa và họ đã bị xua đi bởi người Do Thái, và bây giờ bà ta can đảm liều mình đi vào vùng đất của địch để tìm xin Chúa Giêsu giúp đỡ. Mâu thuẫn giữa người Do Thái và người Canaan khi xưa làm người phụ nữ này đã có nguy cơ bị hành hạ khi cô xâm nhập vào lãnh thổ của kẻ thù. Vậy mà cô đã có can đảm để rời khỏi sự an toàn nơi cộng đoàn của mình để đền một nơi đầy rủi ro để nhận được sự giúp đỡ từ Chúa Jêsus. Có thể là trong lúc đi đường bà ta biết rằng người Do thái có quyền ưu tiên hơn, vì họ được Thiên Chúa yêu thương hơn dân Canaan. Sự cố gắng và can đảm của bà ta còn thể hiện rõ hơn nữa là bà ta ra đi chỉ một mình mà không có người nam đi cùng, đó là một việc lạ lùng cho một phụ nữ thời đó.

Đức tin của người phụ nữ còn được thể hiện mạnh mẻ hơn là bà kiên trì tiếp xúc với Chúa Giêsu. Bà ta không dễ gì đẻ bị gạt ra ngoài, ngay cả khi Chúa Giêsu nói về bỏ phần ăn của trẻ con Do thái cho "chó" là người ngoại. Trong câu nói của Chúa Giêsu, Ngài dùng tiếng "chó con" để nhẹ hơn là dùng tiếng "chó". Nên chúng ta cảm thấy là Ngài đã để ý đến người phụ nữ đó, và đã rút khỏi thái độ người Do thái thời đó khi tiếp cận với người ngoại. Bà ta nhấn mạnh là bà ta có chút quyền, mặc dù là bà ta thuộc về loài "chó", kể cho cùng, chó cũng ăn của ăn trên bàn rơi xuống. Hình như bà ta muốn nói là Thiên Chúa sẽ cho cả "trẻ con" và "chó" ăn, nghĩa là người Do thái và người ngoại.

Chúa Giêsu vừa bị người Pharisêu chỉ trích là các môn đệ và cả Chúa Giêsu không giữ lề luật sạch sẽ trước khi ăn. Chúa Giêsu nói là các lãnh đạo tôn giáo Do thái là những người giả dối, chỉ kình trọng Thiên Chúa bằng môi miệng thôi. Trái lại, Chúa Giêsu khen người phụ nữ Canaan có đức tin mạnh. Một trong những người lãnh đạo tôn giáo có thể bị chê bai vì thái độ người đó không được Chúa Giêsu khen ngợi. Vậy thì ai là người thật tình giữ lề luật tôn giáo theo nhản quan của Chúa Giêsu? Những người nhìn vào Ngài là Đấng đầy lòng xót thương,muốn chửa lành, muốn tha thứ và đón người tội lỗi đến ngồi cùng bàn với Ngài. Nơi bàn ăn đó như bàn tiệc Thánh Thể hôm nay, Thiên Chúa cho bánh ngon nhất cho những ai đói.

Các môn đệ sẵn sàng đuổi người phụ nữ Canaan. Nhưng, khi kết thúc là bà ta lại chứng tỏ có đức tin mạnh hơn là các ông, vì bà ta trông thấy Thiên Chúa qua Chúa Giêsu rao giảng; bao gồm tất cả mọi người, ngay cả những người bị những người tốt đạo và giữ lề luật xem là không xứng đáng. Thiên Chúa không kể tầng lớp xã hội, hay chủng tộc trong điều kiện để được ơn huệ của Thiên Chúa. Mà tất cả mọi người có đức tin đều được Thiên Chúa để ý đến.

Trở về câu hỏi trước của chúng ta: nếu có ai gõ cửa nhà Chúa Giêsu, Ngài có biết người đó trước khi mở cửa hay không? Với sự nhấn mạnh về thiên tính của Chúa Giêsu và nói nhẹ hơn về nhân tính của Ngài, câu trả lời là: "lẽ cố nhiên Ngài biết người gõ cửa là ai". Tuy vậy, những năm vừa qua, chúng ta nhìn nhận nhiều về nhân tính của Chúa Giêsu, sau khi chúng ta học hỏi nhiều về Kinh Thánh. Thí dụ như: thánh Phaolô nói "Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế" (Phil 2: 6-7) Trong thơ thánh Phaolô gởi cho người Do thái , chúng ta được biết Chúa Giêsu đã "chịu thử thách về mọi phương diện cũng như chúng ta, nhưng không phạm tội". (Dt4: 15) Và cũng trong thơ Do thái Chúa Giêsu "đã trãi qua thử thách và đau khổ". Sau khi cha mẹ Chúa Giêsu tìm được Ngài trong Đền Thờ, thánh Luca nói là Chúa Giêsu trở về Nadarét với cha mẹ và "hằng ngày vâng phục các ngài" và "ngày càng khôn lớn và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến". (Lc2: 51-52) Theo quan điểm về Kinh Thánh này, chúng ta thấy Chúa Giêsu cũng như mọi người. Ngài không đến thế gian này hoàn toàn khôn lớn và biết hết mọi sự.

Theo quan điểm thứ hai này, chúng ta có thể nói là Chúa Giêsu gặp người phụ nữ Canaan và nghe lời bà ta cầu xin, Chúa Giêsu diễn tả ý nghĩ đầu tiên của Ngài là Ngài đến để rao giảng Tin Mừng cho "những con chiên lạc lối của nhà Israel". Nhưng khi Ngài thấy người phụ nữ đó tỏ đức tin mạnh, nhất là sau khi Ngài bị các lãnh đạo tôn giáo, là những người phải hiểu biết nhiều hơn, chống đối Ngài, thì Ngài thay đổi thái độ trong sứ vụ của Ngài.

Người phụ nữ đó là dấu chỉ rõ ràng cho Chúa Giêsu là cả sự cứu độ của Thiên Chúa là cho tất cả mọi người và mọi dân tộc, không chỉ riêng cho người Do thái mà thôi. Hôm nay sự gặp gỡ với người phụ nữ Canaan chứng tỏ sự thay đổi trong nhân tính của Chúa Giêsu, và sự hiểu biết trong nhân tính của Ngài và chương trình cứu độ của Thiên Chúa cho tất cả loài người. Sự thay đổi đó xãy ra như thế nào? Qua sự kiên nhẫn của người phụ nữ, và thái độ bà ta không chịu nhượng bộ trước một thái độ hẹp hòi của Thiên Chúa. Bà ta nhận xét sự sinh trưởng và tôn giáo không thể chận đứng tình thương yêu của Thiên Chúa đối vói tất cả mọi người. Nếu chúng ta nghĩ Thiên Chúa nhỏ hẹp thì chúng ta đã không hiểu phúc âm.

Bởi thể, chúng ta có hai cách để vào câu chuyện này: một cách, là nhấn mạnh thiên tính của Chúa Giêsu trông thấy thái độ của Ngài như một Thiên Chúa biết hết mọi sự, biết một người ngoại cũng có đức tin rao giảng "đến tận cùng trái đất". Đường lối kia, nhìn vào nhân tính của Chúa Giêsu trong việc trao đổi làm cho Ngài khôn lớn hơn trong sứ vụ của Ngài cho khắp mọi dân tộc.

Giáo Hội tiên khởi, và ngay cả Giáo Hội hiện nay có thể cố gắng với Tin Mừng hẹp hòi trinh bày trong bài phúc âm hôm nay. Ngay cả sau khi Chúa Phục Sinh, có Giáo Hội nghĩ là Tin Mừng Chúa Giêsu chỉ dành riêng cho dân Israel, mặc dù phúc âm thánh Matthêu kết thúc với lời Chúa Giêsu dặn dò các môn đệ ra đi rao giảng Tin Mừng phúc âm cho muôn dân.

Thiên Chúa đã bao gồm chúng ta trong Tin Mừng của Chúa Giêsu về lòng tha thứ và hòa giải của Ngài. Chúng ta đã không làm gì để được hưởng ơn huệ đó. Chúng ta được hưởng qua đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Và chúng ta đã chấp nhận lời mời gọi đó đến bàn tiệc thánh . Chúng ta nghe Chúa Giêsu sống lại bảo rao giảng Tin Mừng cho tất cả mọi người.

Có ai hay nhóm người nào được tự nhiên bao gồm trong khuôn khổ bạn bè và Giáo Hội chúng ta không? Có ai bị bỏ quên không? Chúng ta cho ai là người quan trọng nhất? hay thấp bé, hay không xứng đáng trong thời gian này của chúng ta không? Nói cách khác, ai là người Canaan trong đời sống chúng ta đã bị bỏ quên, hay bị loại ra một bên? Chúa Giêsu nghe lời người phụ nữ Canaan, và chấp nhận bà ta. Vậy tôi có lắng nghe lời của những người kêu gọi chúng ta giúp đỡ hằng ngày hay không? Chúng ta cố gắng đáp lại phúc âm chúng ta đã lãnh nhận bằng cách làm cho kẻ khác điều gì đã làm cho chúng ta. Cũng như Thiên Chúa chúng ta đã nghe và đã đáp lại cho chúng ta, thì chúng ta cũng lắng nghe và đáp lại những ai kêu gọi chúng ta giúp đỡ.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

LmJude Siciliano, OP

Đọc nhiều nhất Bản in 14.08.2017 17:58