Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Nếu chúng ta thấu hiểu ánh mắt của Thiên Chúa

§ Tú Nạc

Chúa Nhật II Thường Niên- Năm C (Isaiah 62: 1-5; Psalm 96; 1 Crinthians 12: 4-11; John 2: 1-12)

Nếu chúng ta tất cả đều hiểu tương tự như lời nói sáo rỗng “vẻ đẹp thuộc về cái nhìn của người chiêm ngưỡng.” Sáo rỗng hay không, hầu hết những lời sáo rỗng đều đưa ra những chân lý quan trọng. Trong trường hợp này, chúng ta phải khuyến cáo về việc đưa ra những xét đoán – hoặc tiêu cực hoặc tích cực – được dựa trên căn bản những giá trị xuất hiện bề ngoài hoặc những giá trị phổ quát.

Có ba cách nhận xét về bản chất: người khác đánh giá chúng ta, chúng ta tự xét bản thân và Thiên Chúa xét đoán chúng ta. Quan điểm sau cùng là quan trọng nhất. Vì chỉ Thiên Chúa mới có thể minh xác và xếp loại chúng ta với sự công bằng và từ bi tuyệt đối.

Đáng ngạc nhiên, những “nhãn hiệu” mà Thiên Chúa áp dụng cho chúng ta không có một chút gì mà chúng ta ngờ vực. Israel là mục tiêu của sự miệt thị, khinh khi hoặc ngay cả sự xót thương từ những dân tộc khác. Cuối cùng nó đã bị chinh phục và những đền thờ cùng thành phố của nó bị san bằng mặt đất. Phần lớn dân số ưu tú Israel bị giam giữ tại Babylon. Vì vậy, nhiều người đã hỏi: lạc quan hay bi quan về Israel là gì? Phải chăng dân Israel đã không phó thác vào Thiên Chúa của họ?

Phát biểu qua các tiên tri, Chúa Giê-su đã mô tả Israel bằng những thuật ngữ mỹ miều và cảm khái. Hình tượng văn chương gần gũi chứ không phải thứ ngôn ngữ khô khan, xa xôi vô vị của các nhà triết học và thần học thường dùng để mô tả mối quan hệ giữa Thiên Chúa và Israel. Những người Israel được mời gọi để tự nhìn thấy chính mình vì Thiên Chúa thực hiện cho họ mà không phải là sự hòa nhập vào những xét đoán và ý kiến của những quốc gia lân cận. Họ là sự lựa chọn của Thiên Chúa và là sự cảm khái của Thiên Chúa, và mãi mãi là: sự quan hệ mật thiết.

Nền văn hóa của chúng ta đã đo lường con người bằng sự quyến rũ, vẻ đẹp, phong cách, sự thành công và thông minh. Chúng ta xét đoán những cộng đồng, tôn giáo, chính thể, tổ chức, hội đoàn bằng những tiêu chuẩn đó. Hầu hết tất cả, họ sản sinh ra những phán đoán, chúng ta tạo nên từ chính chúng ta.

Nếu như mỗi chúng ta tự xét được bản thân – dù chỉ một chốc lát – qua ánh mắt của Thiên Chúa chứ không phải của người khác. Điều này chỉ có thể là một kinh nghiệm thay đổi và giải phóng. Nhưng thậm chí tốt hơn thế - giá như chúng ta tìm hiểu người khác thông qua ánh mắt của Thiên chúa hơn là những sợ hãi và định kiến của riêng chúng ta.

Tài năng và quà tặng này thuộc về ai? Chúng ta luôn nghĩ về họ như là sở hữu của riêng cá nhân mình. Nhưng đó là cảm giác của sự sở hữu này kích động sự cạnh tranh liên tục và giành giật giữ lợi thế đối với người khác mà hủy diệt cảm giác cộng đồng và hiệp nhất của chúng ta. Chắc chắn đó là một lực lượng phá hoại trong cộng đồng Corinth.

Sở hữu là một ảo tưởng nguy hiểm. Chỉ có một nguồn toàn bộ những món quà được ban cho bởi Thần Khí: Thiên Chúa. Và chỉ có một mục đích mà họ được trao ban: lợi ích chung. Khi họ không dùng vào mục đích đó thì họ chỉ phục vụ cho bản chất và bản ngã.

Trong tất cả mọi điều mà chúng ta phải thực hiện – nhất là những điều mà chúng ta có ý định thực hiện cho Thiên Chúa và tha nhân. Chúng ta phải tự vấn nếu tự ngã được phục vụ nhiều hơn Thiên Chúa. Chúng ta sẽ hài lòng – thậm chí vui sướng hơn – để trở thành vô danh tính chăng?

Sở hữu là một ảo tưởng nguy hiểm. Chỉ có một nguồn của roan bộ những món quà được ban cho bởi Thần Khí: Thiên Chúa. Và chỉ có một mục đích mà họ được trao ban: Lợi ích chung. Khi họ không dùng cho mục đích đó thì họ chỉ phục vụ cho bản chất và bản ngã.

Trong tất cả mọi điều mà chúng ta phải thực hiện – nhất là những điều mà chúng ta có ý định thực hiện cho Thiên Chúa và tha nhân – chúng ta phải tự vấn nếu tự ngã được phục vụ nhiều hơn Thiên Chúa. Chúng ta sẽ hài lòng – thậm chí vui sướng hơn – để trở thành vô danh tính chăng?

Tiệc cưới Cana là sự độc nhất vô nhị. Những phép lạ trong Tân Ước luôn là những đáp ứng những nhu cầu thể chất và cá nhân – bệnh tật, khuyết tật, quỷ ám và ngay cả cái chết. Phép lạ này là sự biến nước thành rượu không được lên kế hoạch và dường như chỉ diễn ra để giảm bớt sự lung túng tình huống xã hội. Nhưng đó không phải là tất cả: phép lạ này thậm chí không được ghi trong ba Tin Mừng khác. Đồng thời đó là “những dấu hiệu” đầu tiên trong Tin Mừng của Thánh Gio-an và là sự biểu lộ vinh quang của Người phát sáng đức tin trong Người giữa các môn đệ của Người.

Nhưng câu chuyện này được kể theo bố cục và phong cách biểu tượng không thể bắt chước được về ý nghĩa tinh tế. Thánh Gio-an đã dựa trên Cựu Ước những đoạn trích mà ngụ ý đến rượu mới của những ngày cuối cùng – rượu mà sẽ được ban cho vào cuối những ngày để báo hiệu sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong lịch sử thế giới. Điều này được xác nhận bởi lời bình của người quản gia về rượu thượng hạng đã được lưu giữ cho đến lúc cuối cùng. Chúa Giê-su và sự phục hồi sức sống tinh thần mà Người đã ban cho là chính họ rượu ngon ấy đã được lưu giữ cho đến khi tấn kịch nhân loại tiến triển tốt lành.

Ngôn từ tượng trưng này sẽ tiếp tục trong suốt Tin Mừng đưa ra sự tuyên bố rằng sự xuất hiện của Chúa Giê-su là những báo hiệu bước ngoặt của các thời đại và là sự bắt đầu của một sự sáng tạo mới. Chúa Giê-su tự Người là tổng hợp và viên mãn tất cả mọi hy vọng, mong mỏi, ước vọng đạt đến sự thiêng liêng thánh thiện của loài người.

(Nguồn: Regis College – the School of Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 18.01.2010. 02:01