Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Ném hay Tha?

§ Lm Anmai, DCCT

Chúa Nhật Thứ 5 Mùa Chay, Năm C
Is 43, 16-21; Pl 3, 8-14; Ga 8, 1-11

Chúa Giêsu từ Cha mà xuống trần gian, không phải để tố cáo, để kết án tội nhân, nhưng để cứu rỗi họ. Nhờ đời sống, sự chết, sự sống lại của Người, Người ban tặng cho những người nhất là những người tội lỗi sự sống của Thiên Chúa. Trang Tin mừng hôm nay chúng ta nghe Thánh Gioan thuật lại gợi lên hình ảnh, tấm lòng hết sức tuyệt vời của Chúa Giêsu về sự tha thứ, về sự cứu độ mà Thiên Chúa dành cho con người.

Câu chuyện xảy ra trong Tin mừng xác thực và rõ ràng. Ngoại tình là một trọng tội ít gặp. Để được tha, cần làm việc đền tội công khai, lại chỉ được tha một lần thôi. Cách cư xử của Chúa Giêsu đối với người phụ nữ ngoại tình, với những con người vụ luật và khắc khe thì dễ dãi quá. Nhiều người trong số họ đã quên mất câu “Hãy về và đừng phạm tội nữa". Họ nghĩ rằng cách cư xử dễ dãi như thế của Chúa Giêsu sẽ đe dọa sự trung tín trong hôn nhân. Sau một ngày giảng dạy ở đền thờ, chiều xuống, theo thói quen, Chúa Giêsu lên núi Ôlivê. Sáng sớm hôm sau, Người lại vào Đền thờ giảng dạy dân chúng.

Các kinh sư và những người Pharisêu từ lâu đã bất bình với Chúa Giêsu. Không chỉ dừng lại ở thái độ bất bình nhưng họ đã thù nghịch nghĩ rằng giáo huấn của Chúa Giêsu làm đảo lộn tất cả. Với những lý do ấy họ quyết định tìm đủ mọi cách để trừ khử Người. Tuy nhiên, để đưa Người ra xét xử, cần phải có một chứng cứ đúng đắn.

Một cơ hội không mong đã đến. Một thiếu phụ "bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình". Rẽ đám đông, các kinh sư và những người Pharisêu dẫn chị vào "giữa" đám đông đang tụ họp và nói với Chúa Giêsu: "Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?"

Chúa Giêsu không còn cách nào thoát khỏi cạm bẫy đã giăng của đám người xấu. Không thể bào Chúa Giêsu thoát khỏi cạm bẫy này! Nếu tha, Chúa Giêsu sẽ chống lại luật Môsê. Ném đá, Người tự mâu thuẫn vì Người vẫn rao giảng lòng nhân từ của Thiên Chúa. Đằng sau án xử người thiếu phụ là chính án xử Chúa Giêsu.

Giờ đây, dây thòng lọng đang xiết dần cả người thiếu phụ, lẫn Chúa Giêsu. Quá tệ! Đây không còn là một vấn nạn, một câu hỏi bình thường của cuộc sống, nhưng là một câu hỏi sinh tử, đối với người nữ phạm tội tày đình cũng như đối với chính Chúa Giêsu.

Vẫn ngồi trong dáng điệu của một ông thầy đang giảng dạy, Chúa Giêsu "cúi xuống" và thay vì trả lời, Người dùng ngón tay vẽ vẽ trên đất.

Nhiều nhà chú giải Thánh Kinh rất quan tâm tìm hiểu xem Chúa Giêsu viết gì trên đất? Thánh Giêrônimô nghĩ rằng Chúa Giêsu vạch tội những kẻ tố cáo người phụ nữ ngoại tình còn nhiều tác giả khác thì cho rằng: Người viết lại một câu trong Jêrêmia 17, l3: "tất cả những ai lìa bỏ Ngài sẽ phải hổ thẹn, những kẻ quay lưng lại với Ngài sẽ phải ghi tên mình trong lòng đất". Tốt nhất chúng ta nên trung thành với cách diễn đạt của bản văn. Chúa Giêsu vạch trên đất để kéo đài thời gian thinh lặng, làm cho lời phân xử sắp thốt ra thêm trọng lượng. Người ta như không chú ý tới điều được ghi nhận tới hai lần: Chúa Giêsu "cúi xuống", rồi "ngước lên". Sao Thánh Gioan lại nhấn mạnh đến cử chỉ ấy trong một câu chuyện ngắn ngủi như vậy, rồi trả lời. Tên núi Ôlviê được nhắc đền ở đầu câu chuyện đã đặt giai thoại này trong bối cảnh cuộc khổ nạn sắp đến. Cử chỉ của Chúa Giêsu mang một ý nghĩa Kitô học: nó nhắc đền sự hạ xuống, và đưa lên cao mà qua đó, Chúa Giêsu sẽ hòa giải nhân loại bị giam hãm trong tù ngục tội lỗi với Thiên Chúa.

Họ nài nỉ. Trước khi lại chìm trong thinh lặng, Chúa Giêsu nhắc họ lời Kinh Thánh: "Ai trong các ngươi sạch tội, thì cứ lấy đá mà nén trước đi. " Đnl 13,9-10 và 11,7: "Người làm chứng sẽ ném đá kẻ phạm tội trước. Từ lúc ấy, vụ án xử bị cáo lại trở thành vụ án xử nguyên cáo.

Các kinh sư và những người Pharisêu đinh minh mình công chính. Họ đứng đằng sau mặt chữ, đằng sau lề luật để tố cáo người phụ nữ. Ở đây, Chúa Giêsu đưa chính họ ra xét xử dưới ánh sáng của Luật. Người buộc những quan tòa phải tự xét xử chính mình, trước hết, phải trở lại với lương tâm mình, nhìn nhận mình cũng là tội nhân, cùng một thân phận như "người phụ nữ kia", người mà họ đã lôi ra giữa đám đông và giam hãm chị trong quá khứ tội lỗi của mình.

Trong vòng vây của những nguyên cáo hung hăng, sự lưỡng lự biến thành cuộc lui binh như thánh sử ghi nhận cách hài hước: "Họ rút lui từng người một, bắt đầu từ người già nhất ".

Khi Chúa Giêsu ngẩng đầu lên "lần thứ hai thì chỉ còn mình Người đối diện với người phụ nữ". Thánh Augustinô chú giải: "Chỉ còn hai. Lòng thương xót và người được xót thương”. Nếu trước đó, những người tố cáo gọi chị là "hạng đàn bà đó” một cách khinh bỉ, coi chị như đồ vật, thì giờ đây, chị thấy một ánh mắt khác nhìn chị, nghe một giọng khác gọi chị như gọi một con người: "Này chị ". Hơn bất cứ ai khác, Chúa Giêsu là người đo lường chính xác nhất mức nặng nhẹ của tội lỗi; và thay vì giam hãm chị trong quá khứ tội lỗi như các kinh sư và những người Pharisêu đã làm, Người thúc đẩy chị bước vào con đường hối cải, và mở cho chị một tương lai một "Không ai kết án chị sao ? Tôi cũng vậy. Hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa ".

Sau đó thì sao? Câu chuyện để ngỏ đó giống như dụ ngôn Chúa nhật trước bỏ ngỏ thái độ người anh. Một khi đã gặp Chúa Giêsu Đấng không lên án mà kêu gọi sống đời sống thánh thiện, người nghe thấy mình được kêu gọi để đừng khép mình vào cái khuôn dĩ vãng chết chóc nhưng là bước đi trong tự do của con cái Thiên Chúa.

Câu chuyện người đàn bà ngoại tình đã đi vào huyền thoại hơn 2000 năm rồi nhưng nhiều và nhiều câu chuyện người đàn bà ngoại tình khác vẫn còn diễn ra trước mắt mỗi người chúng ta, diễn ra mỗi ngày trong đời sống thường nhật. Và, với cái lý, cái lẽ hết sức bình thường của con người, người ta vẫn giơ tay ra và hùng hùng hổ hổ ném đá và ném thật mạnh vào người tội lỗi. Và, chắc có lẽ cái cảnh từng người bỏ đi cũng sẽ tái hiện bởi lẽ nhìn lại mình mình cũng quá nhiều tội như nhiều người ngày hôm ấy nên đã từ từ rút lui.

Thật sự ra mà nói những người rút lui hôm nay xem chừng không hay, không đạt được ý nguyện nhưng được một chuyện là lương tâm và sự thật đã thức tỉnh lòng dạ đen tối của họ. Chỉ sợ rằng vấn đề rõ ràng nơi đó mà họ còn cố tình chối tội, họ cố tình lấp liếm tấm lòng nham hiểm của họ.

Đứng trước những lầm lỗi, những khiếm khuyết của người khác, nên chăng con người cần phải khiêm tốn để nhìn nhận lại chính bản thân của mình. Nếu nhìn nhận chính bản thân mình thì con người sẽ thay đổi lối nhìn cũng như lối hành xử.

Thánh Phaolô, trong thư gửi tín hữu Philip mà chúng ta vừa nghe cho ta bài học về sự khiêm tốn. Với Ngài, tất cả Ngài coi mọi sự đều là rơm rác. Ngay cả sự công chính của Ngài, Ngài cũng nại vào ơn Thiên Chúa ban cho Ngài chứ không phải do tự bản thân của Ngài. Ngài, dẫu đã trở thành môn đệ chân chính của Chúa Giêsu nhưng Ngài vẫn còn phải chạy và Ngài không nghĩ là Ngài thành toàn. Có lẽ nhờ vào lối sống, lối suy nghĩ của Ngài nên Ngài hành xử một cách khác người đó là Ngài không bao giờ lên án ai. Ngài vẫn tự nhận mình là môn đệ rốt hết, Ngài vẫn tự nhận Ngài là con người thấp hèn để rồi Ngài không bao giờ hạ nhục người khác.

Thường, con người vẫn và vẫn tìm cách để hạ nhục người khác dẫu chưa tìm ra chứng cứ. Nếu có chứng cứ như người phụ nữ ngoại tình hôm nay thì lại thêm phần bảo đảm, phần chắc chắn cho sự kết án của họ. Thế nhưng, dù thế nào đi chăng nữa, dù có chứng cứ, dù có bằng chứng nhưng chắc gì những người đưa ra chứng cứ lại là những người vô tội.

Một lần nữa, sự kết án, sự kết tội, sự ném đá với tội nhân vẫn mở ngõ ra cho con người. Con người hoàn toàn tự do sử dụng sự tự do của Thiên Chúa ban cho họ. Hoặc là họ ném đá, hoặc là họ kết án anh chị em đồng loại.

Vấn đề đặt ra là liệu rằng khi ném đá, họ - những người kết án - có thấy mình sạch tội để ném đá, để kết án anh chị em đồng loại hay không mà thôi.

Lm Anmai, DCCT

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 18.03.2010. 16:40