Dân Chúa ? | Liên Lạc | [Valid RSS] RSS Feeds


Tháng 10/2020

Bài Mới

Sách Online

Mục Lục Sách »

pierre-julien_eymard_pk1.jpg
Người say yêu Thánh Thể
imitation3.jpg
Gương Chúa Giêsu
eucharist.jpg
Suy niệm trước Thánh Thể

Mùa Vọng nhắc nhở chúng ta sự cứu rỗi đang đến gần

§ Tú Nạc

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C (Jeremiah 33: 14-16; Psalm 25; 1 Thessalonians 3: 12-4: 2; Luke 21: 25-28, 34-36)

Để rao giảng hy vọng và sự cứu rỗi trong giữa những bất trắc và khổ đau điều đó đòi hỏi lòng can đảm thực sự và kết tội nơi pháp đình. Bất kỳ chính trị gia nào thực hiện như vậy sẽ gặp nguy hiểm nghiêm trọng và bị ném ra khỏi chức vụ sau khi bị buộc tội của sự lãnh cảm, khước từ, chủ nghĩa cơ hội chính trị và một loạt các hành vi chính trị và xã hội.

Và điều này vẫn hoàn toàn chính xác với những gì mà tiên tri Jeremiah đã thực hiện. Ông đã dành trọn vẹn “nghiệp vụ” tiên tri thuyết giảng và làm tan biến trong một nỗ lực thức tỉnh tinh thần dân chúng của mình – nhất là đối với những ai ở vùng cao. Đáng tiếc là họ thích ngoảnh tai mình để nghe một nhóm những tiên tri tranh thủ tình cảm “ru ngủ” êm ái ngọt ngào, những người đã tạo ra những người lãnh đạo có hiệu quả sự sống của họ những gì họ muốn nghe.

Jeremiah đã không hài lòng thông điệp ấy và ông đã phát biểu – những lời ông cảm thấy bắt buộc phải rao giảng mà tan nát tim mình. Vì rằng những thảm họa đã vượt qua những quốc gia không có cái nhìn thèm muốn hoặc “tôi đã bảo các bạn như vậy” với thái độ về phần mình. Ông chỉ tự mình hòa hợp với phần khác về thông điệp của Thiên Chúa: hy vọng và cứu chuộc. Những đau khổ và hủy diệt chỉ là nhất thời. Kế hoạch của Thiên Chúa có thể đánh lạc hướng trong hiện tại nhưng trong thời gian dài thần thánh sẽ chiếm ưu thế. Thiên Chúa hứa với một người cầm quyền từ ngôi nhà của David để cai trị phục hồi đất nước – không phải là một Đấng Cứu Thế trong ý nghĩa của thuật ngữ chúng ta sử dụng mà hiển nhiên là một con người với sứ vụ thiêng liêng cao cả. Dân Israel có một tương lai; dân chúng không nên tuyệt vọng ngay cả khi họ trải qua những đau khổ của sự sống bị nhổ rễ và lưu đày nơi vùng đất xứ lạ quê người. Trong những cuộc chiến văn hóa và tranh luận đạo đức của thời đại chính chúng ta, chúng ta không được phép lãng quên cả hai lòng thương cảm và ý nghĩa của sự hy vọng và cứu chuộc. Nếu không có hai từ tố này – thậm chí những ngôn từ chân thực – sự thoái hóa độc hại cá nhân tấn công những lời tiên đoán về sự chết bị giảm sút.

Và chúng ta phải thực hiện những gì trong thời gian chờ đợi? Thánh Phao-lô đã có câu trả lời: sống một cách làm đẹp lòng Chúa và cho phép tình yêu của chúng ta đối với nhau tha thiết mặn mà. Nghe nó có vẻ đơn giản – và nó tương đối đơn giản trong khả năng nhận thức về sự sống không gì phức tạp – nhưng nó cung cấp câu trả lời cho khả năng nhận thức về sự suy yếu và thất vọng mà vượt qua rất nhiều người. Những nỗ lực của chúng ta để tu bổ và thay đổi thế giới là quan trọng. Thiên Chúa sẽ không cứu vớt chúng ta khỏi những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội hoặc môi trường, Thiên Chúa cũng không tác động đến công lý và hòa bình trên một đặc tính nhân loại không tự nguyện. Những điều này là trách nhiệm của chúng ta nhưng ý nghĩa của nó sẽ bị giảm sút nghiêm trọng không có một sự nhấn mạnh về việc tăng cường những mối quan hệ cá nhân với nhau và đời sống cộng đồng. Có lẽ sự đóng góp lớn lao nhất của chúng ta đối với những vấn đề và những mối quan tâm mà chúng ta duy trì thân ái là tạo ra các cộng đồng tương thân tương ái để đưa ra bằng chứng trước mối giao hòa với Thiên Chúa.

Sự miêu tả này ở cuối đoạn trích của Thánh Lu-ca rất phù hợp với một cuốn phim thiên tai – nhất là đối với điều gì đó mang tầm vóc tôn giáo hay biến cố tiên đoán. Bộ phim mà đã khắc họa những sự cố thiên tai vào năm 2000 và cuốn phim hiện đang trình chiếu về sự kết liễu của trái đất dự đoán vào năm 2012 là những điển hình nghiệt ngã về thể loại thời gian tiên đoán này. Thật không may, chúng cỏ thể gây hoảng sợ cho nhiều người và để lại trong họ một cảm giác thất vọng về bất kỳ điều gì đã được thực hiện và dựng xây trên thế giới. Mối quan yếu là bảo tồn sự sống của chính con người. Những miêu tả trong đoạn trích của Thánh Lu-ca là bố cục những biến cố dự đoán – có lẽ không bắt nguồn từ Chúa Giê-su – và được dự kiến trước dấu hiệu về bản tính quan trọng sự trở lại của Chúa Ki-tô và thực tế mà thế giới sẽ được thay đổi một cách triệt để. Những hiểm họa thực sự đang được chú ý tất cả tự bản chất, bị áp chế trong tiêu cực hoặc bị vướng vào mối quan tâm hàng ngày mà chúng ta không nhận ra trước những dấu hiệu về bản tính quan trọng sự trở lại của Chúa Trời. thiên Chúa có một lịch sử lâu dài về sự hoạt động trong những đường lối tinh tế và đáng ngạc nhiên. Điều gì nếu sự trở lại của Người là khá êm đềm được chú ý bởi chỉ những ai thức tỉnh và cảnh giác? Sự hiện diện của Thiên Chúa được báo hiệu bằng những dấu hiệu nhạy cảm nhưng không thể nhần lẫn: ngôn từ và hành động phản ánh tính duy nhất của nhân loại, công bình, bác ái, bất bạo động, chia sẻ và thứ tha. Đọc những dấu hiệu này sẽ cho phép chúng ta nhận biết sự hiện diện của Đức Ki-tô bằng thần trí thậm chí những hiệu ứng đặc biệt ấn tượng.

Nhưng qua Tin Mừng, đoạn trích bổ sung thêm một điều gì đó quan trọng. Ngay cả giữa đau khổ và đấu tranh, chúng ta hãy đứng cao và ngẩng đầu: sự cứu chuộc của chúng ta đang đến gần nên chúng ta hãy hành động với tất cả lòng can đảm và nhân phẩm. Mùa vọng bắt đầu với bóng tối và một sự trông chờ ơn cứu độ cùng một thế giới lành mạnh. Nó sẽ được phúc đáp bằng ánh sáng của vì sao Bethlehem. Nhưng chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS

Tags ·

Đọc nhiều nhất Bản in 03.12.2009. 10:46