Dân Chúa ? | Liên Lạc | RSS Feeds
Tháng 2/2019
Bài Mới
- Tấm lòng!
- Phỏng vấn sơ Maria Đặng Thị Hoàng về trại phong Quy Hoà
- Nhà truyền giáo dòng Don Bosco, Antonio C. Fernández bị giết
- ĐTC xem xét về việc mở án phong chân phước cho cha Matteo Ricci
- Văn bằng các trường đại học giáo hoàng được công nhận ở châu Âu
- Hàn Quốc mong muốn hòa bình và thống nhất
- Đấu tranh để tôn giáo và chính trị không pha trộn
- Cựu Hồng Y McCarrick bị Tòa Thánh buộc hồi tục
- Đứng trước vấn đề lạm dụng tính dục trong Giáo hội
- ĐTC kêu gọi đừng sợ hãi người di dân và tị nạn
- Các vị lãnh đạo Tòa Thánh gặp gỡ chính quyền Italia
- Hội nghị loan báo Tin Mừng cho Tây Phi
- Đức cha Antonio Riboldi, Giám mục dấn thân đấu tranh chống mafia
- Bầu khí đe dọa đối với phe đối lập, các phương tiện truyền và Giáo hội ở Philippines
- 12 giáo phận tại Mỹ cho trẻ em chịu phép Thêm Sức trước khi rước lễ lần đầu
- Bài nói chuyện của Đức Phanxicô với Đại Hội của Bộ Phụng Thờ Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích
- Phó Chủ tịch HĐGM Venezuela: Hãy mở mắt nhìn những đau khổ của dân chúng và thoái vị
- Không thể tùy tiện chế biến Phụng Vụ theo phong thái, ý thích và xu hướng cá nhân
- Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hàn quốc thăm viếng Triều Tiên cùng với phái đoàn lãnh đạo tôn giáo và dân sự
- Tổng Giám Mục Theodore McCarrick sẽ sớm bị huyền chức trở thành một giáo dân thường
- Trong thư trả lời, Đức Thánh Cha gọi Maduro là “Ông” thay vì “Tổng thống”
- Chúa Nhật VI Thường Niên -C
- TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 14/2/2019: Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Maroc
- Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Hồng Y Nhiếp Chính
- ĐTC gặp các nhân viên IFA0D
- ĐTC gặp đại diện các dân tộc bản địa tại IFAD
- ĐTC tại buổi khai mạc Hội nghị Quỹ quốc tế về Phát triển Nông
- ĐTC kêu gọi đẩy mạnh việc huấn luyện phụng vụ
- Họp báo giới thiệu cuộc gặp gỡ về bảo vệ trẻ em trong Giáo Hội
- Thảm trạng về những cuộc hôn nhân sớm
- Công bố việc nhìn nhận các phép lạ và các nhân đức anh hùng
- Sứ điệp HĐGM Guatemala và việc bầu cử sắp tới
- Phép lạ thứ 70 được công nhận tại Lộ Đức
- Ước Gì Nghèo Một Ngày
- Quà Valentine cho “Mối Tình Dâng Hiến”!
- Lễ nhậm chức Giám mục Giáo phận Vinh
- Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 14/02/2019: Các tín hữu Kitô Bắc Hàn – Chế độ Maduro hấp hối tại Venezuela
- Hạnh phúc (CN06C)
- ĐTC Phanxicô: Trong Kinh Lạy Cha không có từ “tôi”
- Hội đồng Hồng Y cố vấn của ĐTC sắp tái nhóm
Sách Online
Lý tưởng phục vụ
§ Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
Chúa Nhật XXV Thường Niên B
Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37
Một hành vi nhân linh có thể được thúc đẩy bởi nhiều động lực khác nhau, tốt hoặc xấu. Cũng thế, việc bước theo Chúa và làm môn đệ Giêsu cũng được thúc đẩy bởi những động lực khác nhau, có khi có những động lực ngay lành, thánh thiện, nhưng có khi cũng hàm chứa những động lực rất trần tục theo kiểu thế gian. Đó là điều được phản ánh trong các bài đọc Lời Chúa hôm nay.
1- Tinh thần thế gian
Thánh Máccô cho chúng ta biết trong lúc Chúa Giêsu loan báo lần hai về việc Người sẽ bị bắt, bị giết chết và ngày thứ ba Người sẽ sống lại, thì các môn đệ chỉ nghĩ đến quyền lợi, địa vị của mình và cãi nhau xem ai là người lớn nhất trong Nước Chúa (Mc 9,30-34).
Rõ ràng các môn đệ theo Chúa nhưng vẫn còn mang trong mình những “giấc mơ trái mùa,” là ước mơ sẽ được thăng quan tiến chức, có chức vụ và quyền lực theo kiểu trần thế trong Nước Chúa. Quả thật, các ông theo Chúa nhưng vẫn còn hành xử theo tinh thần thế gian, chưa đi vào đường lối của Chúa, đó là đường tiến về Giêrusalem, đường thập giá, đường hiến thân phục vụ; các ông vẫn chưa thể hiểu hay đúng hơn là không muốn hiểu điều Chúa đang loan báo.
Về điểm này, Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta nhìn lại bản thân. Cũng như các môn đệ xưa, chúng ta có thể bị cám dỗ coi việc bước theo Chúa chỉ là để thăng tiến bản thân với những động lực bên trong rất trần tục. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thanh lọc động lực theo Chúa để có thể bước theo và phụng sự Chúa với ý hướng ngay lành và động lực trong sáng.
Cũng như các môn đệ xưa, tinh thần thế gian có thể xâm nhập vào trong chúng ta, nên nhiều lúc chúng ta giảm thiểu các chức vụ trong Giáo Hội như là một thứ địa vị, chức tước, hay một thứ nghề nghiệp để tìm kiếm và xây dựng sự nghiệp riêng hơn là để phục vụ tha nhân. Vì thế, trong cộng đoàn đã xảy ra những chuyện ganh tỵ, thủ đoạn, chiến tranh và hạ bệ lẫn nhau. Đó là điều mà thánh Giacôbê nói rất chí lý ở bài đọc II: “Ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa… Anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau” (Gc 3,16.4,2). Chúng ta đang sống theo tinh thần thế gian.
Cũng như các môn đệ xưa, chúng ta có thể bước theo Chúa nhưng lại khước từ bước vào đường lối của Chúa, thích giữ một nền “linh đạo thoải mái,” không có hy sinh và tận hiến, thích một Chúa Kitô không có thập giá.
2- Tinh thần Chúa Giêsu
Nhân dịp này, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ và cả chúng ta bước vào con đường mới, con đường hiến thân phục vụ. Người nói: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9,35). Thật vậy, câu nói này tóm tắt đạo lý của Chúa Giêsu về lý tưởng phục vụ. Theo Chúa không phải để tìm kiếm địa vị, chức tước hay để xây dựng sự nghiệp riêng, nhưng là để trở thành người loan báo Tin Mừng và phục vụ tha nhân. Người làm lớn phải trở thành người tôi tớ phục vụ người khác. Trong Giáo Hội, các chức vụ và địa vị chỉ là phương tiện để phục vụ, để xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô, chứ không phải là mục đích, hay để thống trị và bắt người khác phục vụ mình. Như thế, Đức Giêsu đã khai mở một con đường lãnh đạo mới bằng sự khiêm hạ và phục vụ mà sau này Robert Greenleaf gọi đó là “servent leadership - lãnh đạo phục vụ.”
Nếu trong một quốc gia, những người lãnh đạo là những người phục vụ người dân thì đất nước đó sẽ phát triển và sẽ tiến nhanh, tiến mạnh. Trong một xã hội, nếu mọi người biết phục vụ nhau, thì xã hội đó sẽ bình an và thịnh vượng. Trong một cộng đoàn, ai cũng có tinh thần phục vụ, thì cộng đoàn đó sẽ sống động và đầy niềm vui. Cũng thế trong một gia đình, vợ chồng, con cái biết phục vụ lẫn nhau, thì gia đình đó sẽ có sự chia sẻ, yêu thương và hạnh phúc.
3- Tinh thần Giáo Hội
Giáo Hội chọn lý tưởng phục vụ do Chúa Giêsu đề ra làm con đường phải đi. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quả quyết rằng: “Con người là con đường của Giáo Hội.” Điều này có nghĩa là Giáo Hội được thiết lập là để phục vụ con người. Vì con người là trung tâm điểm của sứ mạng Giáo Hội. Giáo Hội được mời gọi bước theo mẫu gương phục vụ của Chúa Kitô. Bởi lẽ, chính Người là mẫu gương tuyệt hảo về lý tưởng phục vụ: Người là Thiên Chúa nhưng đã trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên người phàm hèn và bằng lòng chịu chết, chết trên thập tự để cứu độ chúng ta (x. Pl 2,6-8). Người đến để phục vụ như Người đã nói: “Con người đến không phải để được phục vụ mà đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc nhiều người” (Mt 20,28).
Như thế, Đức Giêsu hôm nay mời gọi chúng ta bước vào con đường của Chúa, đó là con đường khiêm hạ, hy sinh và phục vụ người khác. Đây là con đường giúp chúng ta trở thành môn đệ đích thực của Chúa Kitô và cũng là con đường giúp chúng ta tìm lại chính mình cũng như hạnh phúc cho bản thân. Đó cũng là điều mà đại thi hào Tagor nói đến trong bài thơ Phục Vụ:
“Khi tôi ngủ, tôi mơ thấy niềm vui,
Khi tôi thức, tôi thấy đời phục vụ,
Khi tôi phục vụ, tôi gặp được niềm vui.”
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết đi vào con đường của Chúa, đó là con đường yêu thương và phục vụ. Vì chỉ con đường đó dẫn chúng con tới niềm vui, bình an và hoan lạc trong tâm hồn. Amen!
Tags: Năm B CN25
Đọc nhiều nhất
Bản in 22.09.2018 16:52